Chuyên đề

Gặp gỡ văn chương Việt - Hàn

Câu chuyện văn hoá
07:02 | 17/07/2023
Ngày 16-7, Hội Nhà văn TPHCM phối hợp với Viện dịch thuật Văn học Hàn Quốc, Trường Đại học Văn Lang và Công ty sách Nhã Nam tổ chức buổi giao lưu “Gặp gỡ văn chương Việt - Hàn”.
aa

Ngày 16-7, Hội Nhà văn TPHCM phối hợp với Viện dịch thuật Văn học Hàn Quốc, Trường Đại học Văn Lang và Công ty sách Nhã Nam tổ chức buổi giao lưu “Gặp gỡ văn chương Việt - Hàn”.
Các nhà văn tham dự buổi giao lưu
Đây không chỉ là cuộc gặp gỡ giữa nhà văn của hai quốc gia, mà còn là dịp giao lưu với người viết, người dịch, người nghiên cứu văn học, người đọc và người quảng bá văn học trong nước và thế giới.

Tham dự chương trình là ba nhà văn đều có những thành tựu nhất định trong sáng tác văn học Việt Nam - Hàn Quốc: nhà văn Pyun Hye-Young, nhà thơ Lê Thiếu Nhơn và nhà văn Bùi Tiểu Quyên, cùng đông đảo những người yêu văn chương.

Sự kiện “Gặp gỡ văn chương Việt - Hàn” nằm trong khuôn khổ của Workshop Biên dịch Văn học Hàn Quốc 2023 do Viện dịch thuật Văn học Hàn Quốc tài trợ. Năm nay, Trường ĐH Văn Lang tiếp tục là đại diện Việt Nam được Viện dịch thuật Văn học Hàn Quốc lựa chọn để tổ chức chương trình nuôi dưỡng các dịch giả văn học tương lai.

Nhà văn Pyun Hye-young, sinh năm 1972 tại Seoul. Tính đến nay, cô đã có hơn 10 tiểu thuyết và tập truyện ngắn được xuất bản, chủ yếu đi sâu khai thác những góc tối kỳ dị ở con người, được xem là một trong những nữ nhà văn trinh thám, kinh dị nổi bật tại Hàn Quốc. Tại Việt Nam, Pyun Hye-young được biết đến qua hai tác phẩm do Nhã Nam phát hành: Hố đen sâu thẳm và Tro tàn sắc đỏ.

Về mối quan hệ văn học giữa hai nước, nhà văn Pyun Hye-young cho biết, tại Việt Nam, văn học Hàn Quốc vẫn còn rất khiêm tốn và ngược lại, ở Hàn Quốc cũng rất ít người biết đến nền văn học Việt Nam. Chính vì vậy, nhà văn Pyun Hye-young kỳ vọng buổi giao lưu ngày hôm nay sẽ là bước khởi đầu để sau này sẽ có nhiều cuộc giao lưu nữa thông qua gặp gỡ tác giả, thông qua biên dịch…của hai đất nước.

Cũng tại buổi giao lưu, nhà văn Bùi Tiểu Quyên, Lê Thiếu Nhơn cũng có những chia sẻ về sự quan tâm và tầm ảnh hưởng của văn chương giữa hai đất nước.

Thảo Vy


Chuông chùa - Thơ Nguyễn Hữu Quý

Chuông chùa - Thơ Nguyễn Hữu Quý

Baovannghe.vn- Bóng chiều đổ xuống lặng thinh/ Tiếng chuông chùa bỗng rung rinh giữa dòng
“Cứ đọc loạn xạ lên!”

“Cứ đọc loạn xạ lên!”

Baovannghe.vn- LTS: Những ngày tháng 4 này, khắp nơi trên cả nước đều diễn ra các hoạt động cổ vũ đọc sách. Từ năm 2021, ngày 21/4 hàng năm được chọn là Ngày Sách và Văn hóa đọc để khẳng định tầm quan trọng của việc đọc sách và phát triển phong trào đọc trong cộng đồng. Với văn nhân, thi sĩ, đọc sách không chỉ là một đòi hỏi mà còn là nhu cầu tự thân. Văn Nghệ trân trọng giới thiệu bài viết của nhà văn Hiền Trang về việc đọc sách của nhà văn.
Đêm 30-4-1975 - Thơ Bằng Việt

Đêm 30-4-1975 - Thơ Bằng Việt

Baovannghe.vn - Vẫn màu đất hôm qua, mà nay bước bàng hoàng/ Nghe cả dải núi sông đang nối liên trở lại/ Nghe thấm mát tự Cà Mau xa ngái/ Hơi rừng yên tí tách dưới cơn mưa
Chi hội Nhà báo Báo Văn nghệ nhận Bằng khen của Hội Nhà báo Việt Nam

Chi hội Nhà báo Báo Văn nghệ nhận Bằng khen của Hội Nhà báo Việt Nam

Baovannghe.vn - Chiều 21/4, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Hội nghị Tổng kết thi đua khen thưởng năm 2024. Hội nghị nằm trong chuỗi sự kiện kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập Hội Nhà báo Việt Nam.
Tháng Tư Kinh Bắc - Thơ Mai Hoàng Hanh

Tháng Tư Kinh Bắc - Thơ Mai Hoàng Hanh

Baovannghe.vn- Mây kéo tháng Tư về Kinh Bắc/ Gió sông Cầu phương ấy giận hờn chăng?