Chuyên đề

Giáo sư Phong Lê ra mắt sách "90 chân dung văn hóa, văn chương Việt"

Câu chuyện văn hoá 10:17 | 03/07/2021
Ở vào tuổi xưa nay hiếm, nhưng Giáo sư Phong Lê vẫn lao động viết văn miệt mài và mới cho ta mắt tuyển tập "90 chân dung văn hóa, văn chương Việt". Sách do Nhà xuất bản Trẻ phát hành.
aa

Ở vào tuổi xưa nay hiếm, nhưng Giáo sư Phong Lê vẫn lao động viết văn miệt mài và mới cho ta mắt tuyển tập "90 chân dung văn hóa, văn chương Việt". Sách do Nhà xuất bản Trẻ phát hành

Theo đó, "90 chân dung văn hóa, văn chương Việt", dày hơn 800 trang, tác giả điểm lại những nhân vật ông nghiên cứu suốt hành trình nghề nghiệp gần 60 năm. 90 chân dung được xếp theo thứ tự năm sinh, từ những tên tuổi của văn học trung đại như Chu Văn An, Lê Thánh Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Cao Bát Quát... đến các gương mặt của văn hóa, văn chương Việt Nam thế kỷ 20. Tác giả kỳ vọng cuốn sách mang lại cái nhìn thấu suốt hành trình văn hóa của dân tộc.

Đặc biệt, hai danh nhân văn hóa thế giới - Nguyễn Du và Hồ Chí Minh - được tác giả dành riêng mỗi người hai bài, với dung lượng như một tiểu luận. Ông còn dồn tâm huyết với các nhân vật ông theo đuổi, nghiên cứu suốt một đời làm nghề như Nam Cao, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Quang Dũng, Đoàn Phú Tứ..
Theo đại diện Nhà xuất bản Trẻ - đơn vị phát hành, Giáo sư Phong Lê có thể được xem là chân dung thứ 91, ẩn mình sau những trang viết với bút pháp uyển chuyển, giàu tính văn chương. Nhà văn Ma Văn Kháng đánh giá: "Tác giả chưa bao giờ lảng tránh việc thổ lộ chính kiến ngay thẳng, và ông đã hoàn thành xuất sắc việc đó bằng một tình yêu thật sự với các nhân vật của mình...".

Giáo sư Phong Lê được biết đến là một nhà nghiên cứu, phê bình văn học Việt Nam hiện đại. Ông nguyên là Viện trưởng Viện Văn học thuộc Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia (nay là Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam), hội viên Hội nhà văn Việt Nam. Ông được phong học hàm Phó giáo sư năm 1984 và Giáo sư năm 1991. Ông từng làm Tổng biên tập Tạp chí Văn học (1988-1995). Các tác phẩm gây chú ý của ông là Văn học Việt Nam hiện đại - Lịch sử và lý luận (1980 - 1987, bảy tập), Chủ tịch Hồ Chí Minh và văn học Việt Nam hiện đại (1986), Văn học và công cuộc đổi mới (1994), Nam Cao - Phác thảo sự nghiệp và chân dung (1997), Văn học trên hành trình của thế kỷ 20 (1997)...

NP


Đọc truyện: Giấc mơ đi lạc - Truyện ngắn của Nguyễn Thị Loan

Đọc truyện: Giấc mơ đi lạc - Truyện ngắn của Nguyễn Thị Loan

Baovannghe.vn - Giọng đọc: Hà Phương; Đồ họa: Thùy Dương
Những vị thần trong vườn

Những vị thần trong vườn

Baovannghe.vn - Khu vườn nhà ngoại đón Thành bằng những cơn gió mát lồng lộng mùi lá cây. Hình như có mùi lá xoài non thoang thoảng chua. Mùi ổi chín thơm nhè nhẹ. Mùi những loài hoa dại không tên. Những mùi hương dìu dịu theo gió xua đi bực bội trong lòng Thành.
Em dâu - Thơ Nguyễn Thị Thúy Ngoan

Em dâu - Thơ Nguyễn Thị Thúy Ngoan

Baovannghe.vn- Nhớ ngày em về làm dâu/ Trăng tròn mười sáu lưng cầu gió đưa
Tiếng gọi ở Trường Sa - Thơ Hoài Khánh

Tiếng gọi ở Trường Sa - Thơ Hoài Khánh

Baovannghe.vn- Giọng hò kéo chài của năm mươi người con trai theo cha Lạc Long Quân/ Gọi ta về nơi cội nguồn xa thẳm
Nửa thế kỷ chuyển động của mỹ thuật Việt Nam

Nửa thế kỷ chuyển động của mỹ thuật Việt Nam

Baovannghe.vn - ..Sau nhiều năm chiến tranh, được sự quan tâm đầu tư bài bản, mỹ thuật về đề tài LLVT, chiến tranh cách mạng đã khởi sắc, song công bằng nhận xét thì vẫn chưa nhiều tác phẩm lớn thuyết phục, có sức lan tỏa mạnh mẽ.