Sự kiện & Bình luận

Hà Nội - Giao lộ sáng tạo

Bảo Hà
Đời sống
07:33 | 15/11/2024
Baovannghe.vn - Hơn 4 năm từ khi được ghi danh vào UCCN, Hà Nội đã cụ thể hóa chủ trương Định vị thương hiệu “Thành phố sáng tạo” bằng Nghị quyết 09-NQ về Phát triển công nghiệp văn hóa.
aa

Vươn mình cùng thời gian, Hà Nội không ngừng phát triển, được định vị bởi những thương hiệu xứng tầm như Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người, Thủ đô Anh hùng, Thành phố vì hoà bình. Đặc biệt, việc Hà Nội được ghi danh vào Mạng lưới Thành phố sáng tạo mới (UCCN) của UNESCO trong lĩnh vực thiết kế năm 2019, sánh vai với 300 thành phố từ 100 quốc gia trên khắp hành tinh đã đưa Thủ đô Việt Nam tới một cam kết dài lâu: Luôn luôn kiến thiết, sáng tạo.

Hà Nội - Giao lộ sáng tạo
Lễ hội Thiết kế sáng tạo 2024 có chủ đề Giao lộ Sáng tạo diễn ra từ ngày 9-17/11/2024. Ảnh: BTC

Định vị thương hiệu Hà Nội mới

Không minh chứng nào sống động hơn cho tên gọi Thành phố vì hoà bình của Hà Nội. Song, không chỉ yêu chuộng hoà bình, Hà Nội và những người đang sống trên mảnh đất ngàn năm văn hiến này còn không ngừng phát triển và sáng tạo. Vào năm 2019, ông Michael Croft, Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam nhận định “việc trở thành Thành phố sáng tạo là một sự bổ sung quý giá cho vị thế của Hà Nội, bên cạnh danh hiệu Thành phố vì hoà bình”. Hà Nội là thành phố đầu tiên của Việt Nam trở thành thành viên của mạng lưới này trên toàn thế giới. Sự kiện này cũng đóng vai trò thành phố “nhạc trưởng” sáng tạo, khẳng định vị thế của Hà Nội đã lan tỏa đến nhiều địa phương trong nước và khu vực.

Trước đó, trong đơn đệ trình ghi danh Hà Nội trở thành thành viên của UCCN, chính quyền Hà Nội nhấn mạnh khát vọng vị thế thành phố sáng tạo về thiết kế. Những điều này đã được Hà Nội chứng minh mình có thực lực khi tiềm lực khoa học công nghệ dẫn đầu với 82% trường đại học, phòng nghiên cứu trọng điểm đặt trụ sở. 2/5 khu công nghiệp cao của cả nước nằm tại Thủ đô. Cùng với đó là 65% đội ngũ trí thức, khoa học với 13.000 giáo sư, phó giáo sư đang sống và làm việc tại thành phố.

Hơn 4 năm từ khi được ghi danh vào UCCN, Hà Nội đã cụ thể hoá chủ trương Định vị thương hiệu “Thành phố sáng tạo” bằng Nghị quyết 09-NQ về Phát triển công nghiệp văn hoá trên địa bàn thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Kế hoạch số 102 về triển khai các sáng kiến tham gia Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO đến năm 2025.

Tham vọng của Hà Nội là trở thành “kinh đô” sáng tạo của khu vực, điểm đến của tri thức và sáng tạo của thế giới. Tham vọng này có nhiều điểm tựa. Hiện nay Hà Nội dẫn đầu cả nước về số lượng không gian sáng tạo, tiêu biểu như: Không gian đi bộ hồ Gươm, phố đi bộ Trịnh Công Sơn,… Hơn nữa, năm 2022, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 15, mục tiêu đến năm 2030 Thủ đô Hà Nội là thành phố “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”. Tầm nhìn đến năm 2045, Thủ đô Hà Nội là thành phố kết nối toàn cầu, có mức sống và chất lượng cuộc sống cao; kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển toàn diện, đặc sắc và hài hòa; tiêu biểu cho cả nước; có trình độ phát triển ngang tầm Thủ đô các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới.

Lời cam kết bền lâu của Hà Nội

Vào năm trở thành thành viên UCCN cũng là mốc thời gian tròn 20 năm Hà Nội được UNESCO vinh danh là Thành phố vì hoà bình. Từ đó, Hà Nội đứng trước cơ hội lớn trong việc định vị thương hiệu, quảng bá hình ảnh. Thành phố đã tổ chức nhiều cuộc thi, lễ hội gắn kết với thiết kế sáng tạo: Thiết kế không gian sáng tạo Hà Nội, Thiết kế Km số 0, Thiết kế nghệ thuật công cộng Hà Nội, đẩy mạnh hoạt động của những không gian văn hoá sáng tạo như Trung tâm Nghệ thuật 22 Hàng Buồm, tuyến phố đi bộ Hoàn Kiếm, Trịnh Công Sơn, Sơn Tây…

Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội đã được thành phố tổ chức 3 năm liên tiếp từ 2021. Năm 2023, lễ hội có sự tham gia của 200 đơn vị, nhà sáng tạo và nghệ sĩ. Nhiều hoạt động diễn ra tại các di sản công nghiệp cũ: Nhà máy xe lửa Gia Lâm, Tháp nước Hàng Đậu… Duy trì cam kết bền lâu, Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 là một hoạt động tiếp tục định vị thương hiệu Hà Nội - Thành phố sáng tạo với chủ đề Giao lộ Sáng tạo diễn ra trong gần 20 ngày, 9-17/11 quy tụ gần 500 nhà sáng tạo, nhà thiết kế, kiến trúc sư, nghệ sĩ đương đại, nghệ sĩ biểu diễn, chuyên gia, những nhà nghiên cứu văn hoá - nghệ thuật…

3 trụ cột chính của Lễ hội tiếp tục được làm đậm: Thiết kế, Cộng đồng và Sáng tạo. Lần đầu tiên, Giao lộ Sáng tạo được thí điểm hình thành dọc theo 7 công trình di sản lịch sử tiêu biểu của Hà Nội với hơn 100 hoạt động sáng tạo thuộc 12 lĩnh vực công nghiệp văn hoá, tiêu biểu như kiến trúc, thiết kế, mĩ thuật, trình diễn, điện ảnh, quảng cáo…

Lễ hội năm nay gồm 3 công trình biểu tượng: “Hành lang thơ ngây” tại Cung Thiếu nhi Hà Nội, “Dòng” ở Vườn hoa Diên Hồng và Bắc Bộ Phủ, “Rồng rắn lên mây” tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia. Các công trình biểu tượng được sắp đặt ở vị trí tương tác với di sản, thay vì đứng độc lập, tạo ra cuộc đối thoại với di sản và tạo sức sống cho chính các di sản đó. Cung Thiếu nhi Hà Nội được ví trái tim của tuyến Lễ hội sẽ diễn ra hơn 30 hoạt động trưng bày, giới thiệu, chiếu phim, sắp đặt kiến trúc, nghệ thuật biểu diễn… Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Tổng hợp cũ) trưng bày Tổ hợp triển lãm nghệ thuật tương tác “Cảm thức Đông Dương”, với hơn 20 tác phẩm nghệ thuật.

Điểm khởi đầu của Trục Kinh tế Sáng tạo Tràng Tiền trong khuôn khổ Lễ hội là Triển lãm Ý tưởng thiết kế Sáng tạo sẽ được tổ chức tại Trung tâm Triển lãm 93 Đinh Tiên Hoàng, quận Hoàn Kiếm. Các hoạt động đường phố như: biểu diễn xiếc, nghệ thuật, âm nhạc, thời trang, trưng bày sắp đặt một số tác phẩm nghệ thuật, các không gian vui chơi của trẻ em…

Công chúng Thủ đô và cả nước cũng có thể tham gia các hoạt động thú vị trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội từ 8h30 - 17h các ngày từ 9 - 17/11/2024. Riêng khu vực Cung thiếu nhi Hà Nội, tuyến phố Tràng Tiền, trong các ngày 9,10,16,17/11/2024 sẽ kéo dài thời gian mở cửa từ 8h30 đến 21h. Cùng với đó, một số hoạt động khác trong khuôn khổ Lễ hội sẽ được thông tin cụ thể trên trang thông tin chính thức https://www.lehoithietkesangtao.vn/.

Những vấn đề lý luận thực tiễn về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam

Những vấn đề lý luận thực tiễn về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam

Baovannghe. vn - “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn” là hội thảo khoa học cấp quốc gia đầu tiên về kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.
8% dân số gặp khó khăn khi tăng giá Dịch vụ Y tế theo lương

8% dân số gặp khó khăn khi tăng giá Dịch vụ Y tế theo lương

Baovannghe.vn - Bộ Y tế cho biết, khoảng 8% dân số không có thẻ BHYT chịu tác động thanh toán theo giá dịch vụ khám chữa bệnh từ mức 1,8 triệu lên 2,34 triệu.
Cây bút cuộc đời

Cây bút cuộc đời

Baovannghe.vn - Nguyễn Văn Bổng là một nhà văn hàng đầu của văn xuôi Việt Nam hiện đại... một nhà văn chiến sĩ vào Nam ra Bắc, xông pha nơi đầu sóng ngọn gió, sống một cuộc đời đầy biến động và thử thách khắc nghiệt, đi cùng lịch sử đất nước
BSR chung tay thực hiện nhiệm vụ An sinh xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi

BSR chung tay thực hiện nhiệm vụ An sinh xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi

Baovannghe.vn - BSR đã thực hiện chương trình ASXH trên cả nước với tổng kinh phí trên 870 tỷ đồng, gồm xây dựng trường học, trạm y tế, nhà đại đoàn kết
Mật mã lạc quan. Truyện ngắn dự thi của Nguyễn Tiến Hóa

Mật mã lạc quan. Truyện ngắn dự thi của Nguyễn Tiến Hóa

Baovannghe.vn - Tôi không ưa sự ồn ào, huyên náo phố chợ, vì thế cái nhà bố mẹ để lại, tôi nhượng cho chú em ruột. Cái nhà mà bao kẻ ước