Diễn đàn lý luận

Hội thảo khoa học quốc tế “Viết về đề tài chiến tranh cách mạng và hình tượng Bộ đội Cụ Hồ”

Minh Trung
Lý luận phê bình
11:08 | 05/10/2024
Baovannghe,vn - Sáng 4/10, tại Hà Nội, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội phối hợp với Tạp chí Văn nghệ Quân đội tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế với tên gọi “Viết về đề tài chiến tranh cách mạng và hình tượng Bộ đội Cụ Hồ”
aa

Đây là sự kiện nằm trong khuôn khổ các sự kiện chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 80 năm ngày truyền thống Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam; 73 năm ngày thành lập Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và hướng tới kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Khoa Việt Nam học; 67 năm ngày Tạp chí Văn nghệ Quân đội ra số đầu tiên.

Quảng cảnh hội thảo. Ảnh: T. Huyền
Đại biểu dự hội thảo. Ảnh: T. Huyền

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Đại tá, nhà văn Nguyễn Bình Phương - Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí Văn nghệ Quân đội cho biết: Chúng ta đã có được kho tàng văn học nghệ thuật về đề tài chiến tranh cách mạng khá đồ sộ, với hình tượng anh Bộ đội Cụ Hồ là trung tâm… Chúng ta cần phân tích, mổ xẻ, đánh giá kho tàng ấy bằng nhiều góc nhìn, từ lịch sử, văn hóa, ngôn ngữ, du lịch, nhân chủng học…

Bước vào địa hạt này là bước vào địa hình khá phức tạp và bề bộn, không chỉ đòi hỏi người nghiên cứu cần phải có kiến thức, nhiệt tình, tài năng, mà nó còn đòi hỏi cả lòng quả cảm. Phải có lòng quả cảm, chúng ta mới đủ sức nhìn ở những khía cạnh khác, tôn trọng sự khác biệt với chúng ta.

Đại tá, nhà văn Nguyễn Bình Phương phát biểu tại hội thảo. Ảnh: T. Huyền
Đại tá, nhà văn Nguyễn Bình Phương phát biểu tại hội thảo. Ảnh: T. Huyền

Hội thảo “Viết về đề tài chiến tranh cách mạng và hình tượng bộ đội Cụ Hồ” không chỉ thu hút giới nghiên cứu, phê bình văn chương khắp mọi miền đất nước, mà còn nhận được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu quốc tế.

Hội thảo đã nhận được 168 báo cáo tóm tắt, 114 báo cáo toàn văn từ 162 học giả. Trong đó 10 báo cáo tóm tắt của các học giả quốc tế, 4 báo cáo toàn văn của 4 học giả đến từ các quốc gia: Nhật Bản, Brunei, Philippines, Hàn Quốc. - GS.TS Lê Huy Bắc, Trưởng khoa Việt Nam học, Đại học Sư phạm Hà Nội cho biết.

Tại Hội thảo, các tham luận tập trung vào ba nhóm chủ đề chính.

Nhóm chủ đề thứ nhất: Từ lịch sử đấu tranh vì độc lập dân tộc đến chiến lược phát triển đất nước trong bối cảnh hiện nay, bao gồm 26 báo cáo, tập trung vào các vấn đề: truyền thống đấu tranh kiên cường bất khuất của dân tộc Việt Nam trong chiều dài thời gian lịch sử; sự biến đổi của ý thức và tư tưởng xã hội trong nước và quốc tế về cuộc chiến tranh giữ nước của Việt Nam; bài học lịch sử và địa - di sản thời chiến đối với công cuộc xây dựng, phát triển đất nước hiện nay trên các lĩnh vực đối ngoại, văn hóa, ngôn ngữ, giáo dục, du lịch…

Nhóm chủ đề thứ hai: Những biểu đạt văn học về đề tài chiến tranh cách mạng và hình tượng Bộ đội Cụ Hồ, bao gồm 77 báo cáo với những nghiên cứu khái quát và nghiên cứu trường hợp, tập trung vào vấn đề thể loại, các hiện tượng tiêu biểu của văn học về đề tài chiến tranh cách mạng và hình tượng Bộ đội Cụ Hồ. Ở nhóm chủ đề này, nhiều bài viết đã tiếp cận những hướng nghiên cứu mới khi luận giải các trường hợp văn học Việt Nam và nước ngoài về chủ đề chiến tranh cách mạng và người lính như lí thuyết hệ hình, phê bình nữ quyền, phê bình sinh thái, phê bình cảnh quan, lí thuyết chấn thương...

Nhóm chủ đề thứ ba: Diễn giải điện ảnh - hội họa - nhiếp ảnh - âm nhạc về đề tài chiến tranh cách mạng và hình tượng Bộ đội Cụ Hồ, bao gồm 11 báo cáo, tập trung vào các vấn đề: so sánh sự tương tác giữa các loại hình nghệ thuật như văn học - điện ảnh, văn học - nhiếp ảnh; phân tích các diễn ngôn điện ảnh, hội họa, âm nhạc… về chủ đề chiến tranh cách mạng và hình tượng Bộ đội Cụ Hồ.

Các báo cáo tại hội thảo tiếp cận chủ đề chiến tranh cách mạng và bộ đội Cụ Hồ từ nhiều khía cạnh khoa học và lĩnh vực chuyên môn khác nhau, vừa toàn diện, vừa chuyên sâu, đem lại những nhận thức mới cả về lí luận lẫn thực tiễn. Ngày hôm nay, khi các học giả cùng chia sẻ một mối quan tâm chung về nghiên cứu vấn đề chiến tranh cách mạng và hình tượng bộ đội Cụ Hồ, cùng tham gia trao đổi về những cách tiếp cận các lĩnh vực lịch sử, văn hóa, ngôn ngữ, văn học, nghệ thuật… trong sự quy chiếu với các vấn đề về dân tộc, văn hóa, xã hội, lịch sử Việt Nam, chúng tôi hi vọng rằng hội thảo đã mang lại cho tất cả chúng ta một không gian học thuật gợi mở, khách quan và giàu ý nghĩa, Thượng tá, nhà phê bình Hoàng Đăng Khoa, Trưởng Ban Lý luận Phê bình, Tạp chí Văn nghệ Quân đội - nêu nhận định khi tổng kết hội thảo.

GS.TS Momoki Shiro, Trường Đại học Việt Nhật, Đại học Quốc gia Hà Nội, báo cáo tại hội thảo. Ảnh: T. Huyền
GS.TS Momoki Shiro, Trường Đại học Việt Nhật, Đại học Quốc gia Hà Nội, báo cáo tại hội thảo. Ảnh: T. Huyền

Sau hội thảo, ban tổ chức sẽ biên soạn các bài tham luận, nhanh chóng xuất bản bản thành ấn và phổ biến rộng rãi đến độc giả.

----------

Bài viết cùng chuyên mục:

Hội thảo khoa học “Thực hiện Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030 - Những vấn đề đặt ra từ thực tiễn” Hội thảo khoa học "Thế giới Nhạc, Họa, Thơ của Văn Cao" Hội thảo khoa học Di sản phim truyện chiến tranh của điện ảnh Việt Nam: Giá trị nghệ thuật, lưu trữ, khai thác và phổ biến trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 Tổ chức Hội thảo khoa học cấp Quốc gia nhân Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô Hội thảo khoa học Quốc tế " Danh nhân Lê Quý Đôn, cuộc đời và sự nghiệp"
Việt Nam mong muốn đóng góp vì sự phát triển bền vững trong không gian Pháp ngữ

Việt Nam mong muốn đóng góp vì sự phát triển bền vững trong không gian Pháp ngữ

Baovannghe.vn - Sáng 4/10, tại Paris, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có bài phát biểu tại Diễn đàn Doanh nghiệp Pháp ngữ về đổi mới, sáng tạo (FrancoTech).
Đọc truyện: Hương xưa. Truyện ngắn dự thi của Hiệu Constant

Đọc truyện: Hương xưa. Truyện ngắn dự thi của Hiệu Constant

Baovannghe.vn - Giọng đọc: Hà Phương; Đồ họa: Thùy Dương
Mưa bão năm Nhâm Thìn. Truyện ký của Nguyễn Văn Niên - Nguyễn Tri Nha

Mưa bão năm Nhâm Thìn. Truyện ký của Nguyễn Văn Niên - Nguyễn Tri Nha

Baovannghe.vn - Tính vậy mà không được vậy… Mới đặt tấm vạt tre đã thấy nước xâm xấp rồi. Lại ngồi dậy, lại chuyển… Riết chuyển 4-5 đám chân ruộng cao hơn mà nước vẫn dâng theo
Thương con chiền chiện. Tản văn của Việt Tâm

Thương con chiền chiện. Tản văn của Việt Tâm

Baovannghe.vn - Cả một đồi cây sau làng là thế giới của các loài chim, nhiều lắm, chúng bay thành từng nhóm, từng bầy, có khi từng đôi, cũng có khi riêng lẻ…
Đổi mới sáng tạo Giáo dục Đại học: Cần định hướng và xây dựng chiến lược dài hơi

Đổi mới sáng tạo Giáo dục Đại học: Cần định hướng và xây dựng chiến lược dài hơi

Baovannghe.vn - Trong khuôn khổ " Ngày hội đổi mới sáng tạo" - hội thảo “Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp trong giáo dục đại học Việt Nam: Năng động và hợp tác” đã đặt ra và giải đáp nhiều vấn đề về Đổi mới Giáo dục đại học hiện nay.