Diễn đàn lý luận

Hội thảo quốc gia: 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước

Thảo Vy
Lý luận phê bình 07:00 | 19/04/2025
Baovannghe.vn - Chiều 18/4, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo khoa học quốc gia “50 năm nền văn học, nghệ thuật (VHNT) Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025) – Những vấn đề đặt ra và định hướng phát triển”.
aa

Hội thảo do Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam tổ chức. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương dự và chủ trì hội thảo.

Theo đó, hội thảo đã nhận được 138 tham luận đến từ nhà khoa học, chuyên gia, nhà nghiên cứu, các đồng chí lãnh đạo, quản lý trên lĩnh vực văn hóa, VHNT ở các cơ quan Trung ương và địa phương.

Các tham luận tại Hội thảo tập trung theo 4 phần gồm: Bối cảnh lịch sử tác động đến nền VHNT Việt Nam 50 năm qua; Thực trạng nền VHNT Việt Nam 50 năm sau ngày thống nhất đất nước; Những vấn đề đặt ra đối với nền VHNT Việt Nam trong giai đoạn hiện nay; Nhiệm vụ, giải pháp phát triển VHNT Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Ghi nhận từ Ban tổ chức, các tham luận đã đề cập, phản ánh nhiều vấn đề, từ bối cảnh lịch sử, văn hóa, đến sự phát triển, kết quả và những đóng góp của nền văn học, nghệ thuật Việt Nam 50 năm từ sau ngày thống nhất đất nước; đồng thời nêu những khuyến nghị, giải pháp nhằm tiếp tục xây dựng nền VHNT Việt Nam ngày càng phát triển, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

Trong phát biểu đề dẫn hội thảo, PGS.TS Nguyễn Duy Bắc, Phó Giám đốc thường trực Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh khẳng định: Nhận thức rõ về vị trí, vai trò đặc biệt của VHNT trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc và nhân dân, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn quan tâm đến lĩnh vực quan trọng này. Các văn kiện của Đảng qua các kỳ đại hội đều nhấn mạnh vai trò to lớn của VHNT đối với việc xây dựng con người mới, bồi dưỡng tâm hồn, nhân cách, đạo đức xã hội, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

Nhắc lại nội dung Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 16/6/2008 của Bộ Chính trị (khóa X) về “Tiếp tục xây dựng và phát triển VHNT trong thời kỳ mới” khẳng định: “VHNT là nhu cầu thiết yếu, thể hiện khát vọng chân, thiện, mỹ của con người; là một trong những động lực to lớn trực tiếp góp phần xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội và sự phát triển toàn diện của con người Việt Nam”. PGS.TS Nguyễn Duy Bắc khẳng định, Đảng ta luôn trân trọng, khuyến khích đội ngũ văn nghệ sĩ sáng tạo, đồng thời đặt yêu cầu cao về tính tư tưởng, tính nhân văn, tính dân tộc và tính nhân loại trong mỗi tác phẩm.

Hội thảo quốc gia: 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước
Đại biểu tham dự hội thảo. Ảnh VH

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Bắc, 50 năm qua, nhìn lại chặng đường 50 năm qua, có thể thấy nền VHNT nước nhà đã kế thừa xứng đáng truyền thống của một nền VHNT “yêu nước và nhân văn, gắn bó máu thịt với nhân dân và dân tộc”; đồng thời, cùng sự tiếp sức mạnh mẽ từ tư tưởng đổi mới, VHNT đã nỗ lực vươn lên, phát triển toàn diện, phản ánh và góp phần hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước. Tuy nhiên, VHNT đương đại vẫn thiếu vắng những tác phẩm có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao, tương xứng với tầm vóc công cuộc Đổi mới do Đảng ta khởi xướng, lãnh đạo và chiều sâu văn hóa – lịch sử của dân tộc. Một bộ phận sáng tác còn xa rời hiện thực, chạy theo thị hiếu dễ dãi, thiên về thương mại, giải trí, thiếu bản lĩnh chính trị – tư tưởng. Bên cạnh đó, đội ngũ văn nghệ sĩ hiện nay đang tồn tại khoảng cách thế hệ rõ rệt. Lớp nghệ sĩ có sáng tác từ trước với vốn sống phong phú và chiều sâu tư tưởng đang dần lui vào hậu trường do tuổi tác, sức khỏe; trong khi đó, lực lượng trẻ tuy năng động, sáng tạo, tiếp cận nhanh với cái mới nhưng lại thiếu chiều sâu trải nghiệm và định hướng giá trị vững chắc.

Trong làn sóng toàn cầu hóa và bùng nổ công nghệ, VHNT Việt Nam đang đứng trước những tác động đa chiều, vừa là cơ hội mở rộng giao lưu, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, hội nhập văn hóa quốc tế, vừa là thách thức lớn trong việc giữ gìn bản sắc. Vấn đề đặt ra là phải biết tích cực khai thác giá trị văn hóa các dân tộc, văn hóa các vùng miền trong sáng tác; đồng thời chủ động tiếp thu có chọn lọc tinh hoa VHNT thế giới, góp phần tạo nên những giá trị mới, vừa mang tầm quốc tế, vừa thấm đẫm hồn cốt dân tộc…

Trình bày tham luận tại hội nghị, PGS.TS Lê Thị Ngọc Điệp phân tích sự biến đổi về thị hiếu thẩm mỹ của công chúng và những tác động đối với nền VHNT Việt Nam từ năm 1975 đến nay. PGS.TS Bùi Hoài Sơn chỉ ra nhiều vướng mắc và đề xuất 4 nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện chủ trương, chính sách phát triển VHNT phù hợp với đặc thù sáng tạo và yêu cầu của thời đại; PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận trung ương cho rằng, trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, sự phát triển của trí tuệ nhân tạo, hoạt động VHNT nước nhà cần chủ động chuyển giao thế hệ, liên kết ngành mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu của khán giả và thực hiện nhiệm vụ của một lĩnh vực “rất quan trọng và đặc biệt tinh tế này”…

Kết luận hội thảo, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa cho biết, hội thảo đã nhận được 138 tham luận đến từ các nhà khoa học, chuyên gia, nhà nghiên cứu, các đồng chí lãnh đạo, quản lý trên lĩnh vực văn hóa, VHNT ở các cơ quan trung ương và địa phương. Nội dung các tham luận đã đề cập, phản ánh nhiều vấn đề, từ bối cảnh lịch sử, văn hóa, đến sự phát triển, kết quả và những đóng góp của nền VHNT Việt Nam 50 năm từ sau ngày thống nhất đất nước; đồng thời nêu những khuyến nghị, giải pháp nhằm tiếp tục xây dựng nền VHNT Việt Nam ngày càng phát triển, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

Hội thảo quốc gia: 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước
Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa phát biểu tại hội thảo

Ông Nguyễn Trọng Nghĩa cũng yêu cầu, từ kết quả của hội thảo, các cấp, các ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị, đội ngũ các nhà nghiên cứu, lý luận, phê bình và văn nghệ sĩ cả nước tiếp tục quan tâm, triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đề ra; thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, nhất là các nội dung Nghị quyết Đại hội XIV tới đây về văn hóa, VHNT. Các nhà khoa học, chuyên gia, nhà lý luận, phê bình tiếp tục học nghiên cứu, nhận diện đầy đủ hơn nữa quy luật và các xu hướng vận động; đặc biệt đi sâu phân tích những khó khăn, vướng mắc và đề xuất giải pháp, phát huy những kết quả đã đạt được, tiếp tục xây dựng và phát triển nền VHNT Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thấm nhuần tinh thần dân tộc, dân chủ, nhân văn và khoa học.

Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đề nghị, đội ngũ văn nghệ sĩ và các nhà hoạt động VHNT bám sát hơn nữa, đắm mình vào thực tiễn sinh động của đất nước, phát huy trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, khám phá và sáng tạo, không ngừng mở rộng phạm vi, chiều sâu chiếm lĩnh hiện thực; lý giải và cắt nghĩa sâu sắc những vấn đề mới, quan trọng, phấn đấu sáng tạo nhiều hơn nữa những tác phẩm hấp dẫn, sâu sắc về nội dung tư tưởng, mới mẻ về hình thức.

Nhấn mạnh, các ban, bộ, ngành trung ương và các địa phương tiếp tục quán triệt đầy đủ, sâu sắc và thực hiện hiệu quả các nghị quyết của Đảng về văn hóa, VHNT và những ý kiến chỉ đạo quan trọng của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị gặp mặt đại biểu văn nghệ sĩ toàn quốc, ngày 30/12/2024, ông Nguyễn Trọng Nghĩa đề nghị đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao hơn nữa nhận thức về vị trí, vai trò rất quan trọng của VHNT, từ đó nêu cao tinh thần trách nhiệm, có những quyết sách phù hợp, tạo động lực cho đội ngũ văn nghệ sĩ sáng tạo và cống hiến. Trong quá trình thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng thành luật, hệ thống cơ chế, chính sách cần đảm bảo tính đồng bộ, khoa học, sát thực tế; trọng tâm là đảm bảo tự do sáng tạo, cải thiện điều kiện làm nghề, giải phóng và thúc đẩy tiềm năng sáng tạo của đội ngũ văn nghệ sĩ…

Mẹ ru - Thơ Mai Hoàng Hanh

Mẹ ru - Thơ Mai Hoàng Hanh

Baovannghe.vn- Mẹ ru ngan ngát hương cau/ Mẹ ru phơ phất bờ lau nhập nhòa
Sau cánh rừng xanh lá

Sau cánh rừng xanh lá

Baovannghe.vn - Có một làng quê vẫn đều đặn xuất hiện trong giấc mơ của tôi. Nó vừa xa lại vừa gần. Xa về không gian nhưng gần trong nỗi nhớ. Khi nhắm mắt lại tôi có thể chạm vào từng chiếc cột nhà sàn, cả những chiếc lạt, mái tranh từng ngôi nhà ở đấy. Khi nhắm mắt lại, tôi cũng dễ dàng nắm tay một ai đó trong đám bạn thuở nhỏ mà tôi vẫn nô đùa cùng họ bên con khe, góc núi… Đó là cách của nỗi nhớ.
“Hồ Chí Minh - Chân dung một con người” qua tranh của họa sĩ Việt Kiều

“Hồ Chí Minh - Chân dung một con người” qua tranh của họa sĩ Việt Kiều

Baovannghe.vn - Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam phối hợp với Văn phòng Quốc hội tổ chức triển lãm "Hồ Chí Minh - Chân dung một con người" do họa sĩ Đào Trọng Lý, Việt Kiều tại Thái Lan thực hiện.
Thời gian thơm hương ánh sáng - Thơ Khaly Chàm

Thời gian thơm hương ánh sáng - Thơ Khaly Chàm

Baovannghe.vn- Em nói, không cần tiên đoán điều gì/ khi mùa xuân đã đến và tự thầm lặng ra đi
Hải Phòng: Bế mạc Liên hoan Múa rối mở rộng 2025

Hải Phòng: Bế mạc Liên hoan Múa rối mở rộng 2025

Baovannghe.vn - 10 đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp trong nước và quốc tế, 3 Phường rối đã mang tới Liên hoan những tinh hoa văn hóa đặc trưng của từng vùng miền.