Chuyên đề

Lần đầu công diễn vở opera bị thất lạc của Franz Liszt

Câu chuyện văn hoá
09:28 | 30/08/2018
“Sardanapalo”, vở opera chưa hoàn thành của nhà soạn nhạc thời kỳ Lãng mạn Franz Liszt, đã bị bỏ quên trong kho lưu trữ thành phố Weimar hơn một thế kỷ. Trong suốt quá trình này, Sardanapalo không được để ý và rơi vào trạng thái hoàn toàn bị lãng quên. Vào trung tuần tháng 8/2018, một cuộc đời mới đã mở ra với vở opera này, ngay chính tại thành phố Weimar.
aa

“Sardanapalo”, vở opera chưa hoàn thành của nhà soạn nhạc thời kỳ Lãng mạn Franz Liszt, đã bị bỏ quên trong kho lưu trữ thành phố Weimar hơn một thế kỷ. Trong suốt quá trình này, Sardanapalo không được để ý và rơi vào trạng thái hoàn toàn bị lãng quên. Vào trung tuần tháng 8/2018, một cuộc đời mới đã mở ra với vở opera này, ngay chính tại thành phố Weimar.

Nhà soạn nhạc Frank Liszt. Nguồn: DW

“Mặc dù được sáng tác 170 năm trước nhưng âm nhạc của vở opera này vẫn hết sức tươi mới”, phó giáo sư David Trippett tại khoa Âm nhạc trường đại học Cambridge nhận xét về “Sardanapalo” của Franz Liszt.

Bản thảo mới chỉ có phần màn 1, dù Liszt đã dự kiến sáng tác vở opera này theo 3 màn, và được chính Trippett tìm thấy trong kho lưu trữ Goethe và Schiller tại Weimar. Trippett cũng là người thúc đẩy “Sardanapalo” được công diễn và theo ông là “vở opera chưa từng được nghe trước đây”.

Từ năm 1843 đến năm 1861, Liszt (1811-1886) là giám đốc dàn nhạc cung đình – bây giờ là dàn nhạc Staatskapelle. Buổi ra mắt này được ấn định tại Nhà hát quốc gia Đức tại thành phố Weimar.

10 năm trước, Trippett khi còn là một sinh viên tại Nhạc viện Leipzig đã tới Weimar và khám phá ra 111 trang bản thảo tác phẩm này trong kho lưu trữ. Giờ đây, nhà âm nhạc học trả lời hãng thông tấn Đức DPA, việc công diễn vở opera cho thấy “giấc mơ đã thành hiện thực”

Từ không thể thành có thể

Vở opera chưa hoàn thành này đã thách thức năng lực và hiểu biết của Trippett, ông thừa nhận. Vào những năm 1850, Liszt đã soạn phần nhạc ở quy mô lớn và tốc ký tổng phổ. Do đó bản thảo có nhiều chỗ không thể luận ra được và bản thân nó cũng chưa hoàn tất. Liszt dùng nhiều lối viết tắt và thay đổi nhiều nốt và đưa ra vô số phiên bản thay thế những đoạn nhạc chưa ưng ý.

Vở opera này đã từng được coi là không thể trình diễn nhưng nhà âm nhạc học Cambridge vẫn duy trì quyết tâm sắt đá của mình: “Phần nhạc của nó phải được cứu vớt một cách trọn vẹn”.

Trippett đã dành ra hơn một thập kỷ để giải câu đố âm nhạc này, trong đó ba năm chỉ để hòa âm theo đúng cách mà chính Liszt ghi chú.

“Tôi đã hòa âm phối khí vở opera, không hoàn toàn là của Liszt”, Trippett cho biết. “Phần âm nhạc rất khác thường. Liszt đã cố gắng sáng tác một vở opera theo phong cách Ý hiện đại. Phần libretto của opera là bi kịch lịch sử “Sardanapalus” của Byron, kể về vị vua cuối cùng của Assyria cổ đại – nơi hiện nay là Syria mở rộng và bắc Iraq. Vị quốc vương yêu hòa bình này quan tâm đến xã hội và phụ nữ hơn chính trị và chiến tranh – tin tưởng vào lòng tốt và đức hạnh của con người. Bị tiếm ngôi, ông quyết định tự thiêu và để người mình yêu sống sót.

Theo đánh giá của Kirill Karabits, nhạc trưởng chính của Staatskapelle Weimar, vở opera này của Liszt đã mở ra một chương mới trong lịch sử âm nhạc Đức thế kỷ 19. “Sẽ không thể tìm ra một tác phẩm tương tự như vậy trong bất cứ tập tác phẩm nào của Liszt,” Karabits nhấn mạnh.

Sau nỗ lực không mệt mỏi của Trippett, màn đầu tiên đã hoàn thành. Dưới cây gậy chỉ huy của Karabit, dàn nhạc sẽ trình diễn màn 1 trong buổi hòa nhạc đầu tiên của mùa diễn mới tại Nhà hát quốc gia Đức vào ngày 19/8.

Karabits cho rằng, đoạn cuối của tác phẩm được phục hồi này được trình diễn với dàn hợp xướng có nét gì đó gợi nhớ đến "Tannhäuser" của Richard Wagner. “Tôi đang chỉ huy một tác phẩm mà chưa từng ai được nghe trước đây. Điều này hết sức thú vị và là một trách nhiệm lớn lao”.

Thanh Nhàn dịch

Nguồn Tia Sáng


Mẹ. Tản văn của Trần Mỹ Thương

Mẹ. Tản văn của Trần Mỹ Thương

Baovannghe.vn - Mẹ của con, chẳng một lời oán than dù phải thui thủi một mình khi chúng con lớn khôn sải cánh tự lập. Tuổi thất thập ăn ngủ vò võ một mình.
Vị phố. Truyện ngắn dự thi Kiều Bích Hương

Vị phố. Truyện ngắn dự thi Kiều Bích Hương

Baovannghe.vn- Nhìn từ ngoài vào, Phở Hà lặng bặt trước cái siêu thị lúc nào cũng như siêu nước sôi réo. Phở Hà như cái bánh cuốn mỏng tang. Hàng thịt của ông Thổ như chiếc Kebab sắp bung nứt vì nhồi nhiều thịt và hành tím. Mỗi sáng Phở Hà nhường nhịn hàng người dài rì rầm trò chuyện chờ đến lượt vào hàng bánh mì Muối và Đường của chị Hà Lan phía bên kia phố.
Nhà thơ của đường Trường Sơn huyền thoại

Nhà thơ của đường Trường Sơn huyền thoại

Baovannghe.vn - Trong thế hệ nhà thơ những năm đánh Mỹ, Phạm Tiến Duật có nhiều đóng góp xuất sắc về giọng điệu thơ, về cách tân thơ. Ông dựng nên một tượng đài Trường Sơn hùng vĩ bằng thơ. Phạm Tiến Duật là nhà thơ của đường Trường Sơn huyền thoại...
Con mộng trắng. Truyện ngắn của Song Ngư

Con mộng trắng. Truyện ngắn của Song Ngư

Baovannghe.vn - Cái chuồng trâu nằm dưới gốc nhãn. Nó sơ sài, được quây bốn xung quanh bởi mười bốn thân cây gỗ to bằng bắp chân. Mái chuồng lợp tranh, trong mái tranh có đôi vợ chồng thằn lằn sống đã nhiều năm, đôi lần con mèo mướp tìm được mấy quả trứng thằn lằn nhỏ như đầu ngón tay út trẻ con, hình trái xoan, vỏ trắng mềm nhẵn nhụi.
Chiếu không - Truyện ngắn của Tống Phước Bảo

Chiếu không - Truyện ngắn của Tống Phước Bảo

Baovannghe.vn - Thiệt chỉ biết con người chỉ sống cuộc đời này một lần mà thôi. Vậy nên thương là thương, chứ câu nệ làm gì mấy chuyện xưa xa cũ càng. Chiếu đêm ấm hơi. Bếp tráng bánh bận đó cũng có đôi. Tiếng bìm bịp gọi bầy cũng ngọt lừ trên dòng sông Đợi.