Diễn đàn lý luận

Lê Xuân và những " Hạt vàng" văn chương

Phạm Đình Ân
Chân dung văn học
08:00 | 05/07/2024
Lê Xuân đã xuất bản nhiều đầu sách: Tiểu luận và Phê bình văn học, Chân dung văn học, Khảo cứu văn hóa, văn nghệ dân gian, Bình thơ, Truyện, Ký, Tản văn, Thơ…
aa

Nhà văn Lê Xuân (Lê Xuân Bột), hội viên Hội Nhà văn Viêt Nam, quê xứ Thanh, vốn là một thầy giáo dạy văn giỏi, đã góp phần đào tạo, bồi dưỡng nhiều học sinh đạt giải quốc gia. Song hành cùng nghề dạy học ông còn làm báo, viết văn, gắn bó với vùng đồng bào dân tộc ở vùng cao Tây Bắc mười lăm năm và vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hơn bốn mươi năm.

Gần nửa thế kỷ gắn bó với vùng sông nước miệt vườn Cửu Long mà ông xem là “máu thịt”, là “quê hương thứ ba” cho nên ông có những trang viết thấm đẫm chất dân gian và trí tuệ của con người vùng đất này, đặc biệt là về lời ăn, tiếng nói. Từ khi nghỉ hưu ông càng dồn sức cho những trang viết phê bình, và ông đã trở thành một nhà phê bình văn học đích thực.

Lê Xuân đã xuất bản chín đầu sách về: Tiểu luận và Phê bình văn học, Chân dung văn học, Khảo cứu văn hóa, văn nghệ dân gian, Bình thơ, Truyện, Ký, Tản văn, Thơ… Nhưng thành công hơn cả vẫn là phê bình văn học. Cuốn “Nhặt những hạt vàng” (Nxb Hội Nhà văn, 2022) gồm những bài viết về thơ, truyện, nhạc của một số tác giả mà ông yêu thích. Với 42 bài viết về các tác giả, tác phẩm và gọi đó là những “hạt vàng” mà ông “nhặt” được trên cánh đồng văn chương, rồi đồng điệu để viết lời cảm nhận. Qua đó người đọc thấy được những mặt thành công về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, đặc biệt về cái mới, cái lạ mà nhà văn ấy có được để làm nên tác phẩm.

Lê Xuân và những

Ở mỗi tác phẩm, Lê Xuân luôn luôn chú ý phát hiện “thi pháp” mà tác giả biểu hiện qua ngôn ngữ và hình tượng nghệ thuật, rồi từ đó “Lấy hồn tôi để hiểu hồn người” (Hoài Thanh) và đưa ra những so sánh tương đồng giữa cách thể hiện nội dung, ý tưởng của tác giả này với tác giả khác. Với trường liên tưởng ấy, ông chỉ ra cái hay, cái đẹp, cái độc đáo của tác phẩm và sự thành công của tác giả. Ví như viết về tuyển tập “Bốn mươi năm lục bát mỗi ngày” của nhà thơ Đặng Vương Hưng: “Cái đáng quý trong lục bát của anh là luôn luôn giữ nụ cười lạc quan. Nó được tỏa sáng bởi cái “tếu táo”, cái “khiêm nhường” và “tự trào”. Có khi nó ẩn chứa tiếng cười của Tú Xương, Nguyễn Khuyến. Có lúc lại phớt đời, mang cái “ngông” của Tản Đà – Nguyễn Khắc Hiếu. Đâu đó lại hàm chứa tiếng cười của Bút Tre, Bảo Sinh, Trần Nhương… Thơ anh là thơ của “thảo dân”, thơ của “lính”, chất dân dã nổi trội nhưng không phải là không hàm chứa tính “uyên bác”.

Viết Tiểu luận và Phê bình văn học là một công việc khó, đòi hỏi người viết phải có vốn tri thức rộng, nhiều trải nghiệm, đi nhiều, đọc nhiều, có tâm hồn lộng gió bốn phương, thì ông đã có được phần lớn ưu điểm. Ông nghiêng về “bình” hơn phần “phê”. Ở những mặt hạn chế của tác phẩm ông có cách “phê” khéo, động viên tác giả cần dụng công hơn chứ ông không theo quan niệm Phê bình văn học phải là “cái roi” quất cho “con ngựa” sáng tác chạy. Ví như khi “phê” một số bài thơ còn non của Nguyễn Văn Chương (quê Bắc Ninh), ông viết: Chỉ hơi tiếc ở một vài bài anh còn rậm lời, loãng ý, hướng tới sự kết thúc có hậu, hoặc lạm dụng từ Hán Việt, hoặc viết những cụm từ quá dễ dãi như: “thiên cổ lụy”, “bá tử cân đai”, “môn đăng hộ đối”..., hoặc đôi khi thơ như “khẩu ngữ”.

Dù viết về thơ hay truyện Lê Xuân đều hướng người đọc đến với những “điểm sáng thẩm mỹ”, nhấn vào những “nhãn tự” của bài thơ mà tác giả đã gửi gắm thông điệp về nhân sinh, lòng nhân ái, để người đọc hướng tới Chân, Thiện, Mỹ. Điều đó đã giúp nhà văn luôn luôn cộng hưởng và “đồng sáng tạo” cùng tác giả.

Đồng bằng sông Cửu Long là vùng đất mới, gồm 12 tỉnh và một thành phố, trong đó TP. Cần Thơ là đô thị loại I - trực thuộc Trung ương, là khu kinh tế, văn hóa quan trọng. Cộng đồng cư dân ở đây là dân “tứ chiếng” từ nhiều miền về tụ họp. Ngoài người Kinh còn có các dân tộc Hoa, Chăm, Khmer. Vì thế, đây là một vùng văn hóa phong phú, đa sắc tộc, độc đáo. Về văn học, hiện nay ĐBSCL có nhiều tác giả, đông nhất là các nhà thơ. Tuy nhiên, cũng như các địa phương khác, vùng này còn ít tác giả nghiên cứu - phê bình. Tất cả 12 tỉnh và một thành phố có gần 50 hội viên Hội Nhà văn Việt Nam thì hai phần ba trong số ấy là nhà thơ, còn lại là nhà văn. Chỉ có Nguyên Tùng và Lê Đình Bích có viết phê bình nhưng rất ít. Một số tác giả khác đôi khi cũng có viết phê bình. Có thể nói Lê Xuân là một hiện tượng nhà phê bình chuyên nghiệp hiếm hoi không chỉ ở phạm vi TP. Cần Thơ mà còn ở toàn bộ ĐBSCL.

Bởi vậy, nhiều tác giả cư trú ở ĐBSCL (hầu hết đã là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam) được đề cập trong sách này cũng là đương nhiên và là việc làm rất đáng hoan nghênh của nhà phê bình Lê Xuân.

Thời tiết ngày 22/11: Bắc Bộ duy trì lạnh về đêm và sáng, ngày nắng hanh

Thời tiết ngày 22/11: Bắc Bộ duy trì lạnh về đêm và sáng, ngày nắng hanh

Baovannghe.vn - Theo Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, thời tiết ngày 22/11: Bắc Bộ đêm và sáng sớm trời rét, ngày nắng hanh.
Nhà thơ Chu Thùy Liên: Ngẩn ngơ nhìn hoa mận trắng

Nhà thơ Chu Thùy Liên: Ngẩn ngơ nhìn hoa mận trắng

Baovannghe.vn - Mùa hoa mận của Chu Thùy Liên là mùa xuân rộn ràng của núi rừng Tây Bắc, ở đó tác giả gửi gắm những điều tốt lành như ước mơ ai cũng được thả lên trời cao và lời chúc cho những người con của quê hương dù đi đâu xa đều gặp may mắn, duyên lành để "nhớ lối trở về".
Di sản bất hòa ở Đông Âu

Di sản bất hòa ở Đông Âu

Baovannghe.vn - Tinh thần dám đối diện với quá khứ, dám chấp nhận sự đa dạng của văn hóa đã giúp các quốc gia Đông Âu và cả châu Âu bước qua nhiều trở ngại để bảo tồn và khai thác khối di sản kiến trúc XHCN ở Đông Âu.
Sầm Sơn trong thơ ca xưa và nay

Sầm Sơn trong thơ ca xưa và nay

Baovannghe.vn - Sầm Sơn đang góp phần đưa tỉnh Thanh Hóa đứng top đầu các tỉnh phía Bắc trong phát triển kinh tế, văn hóa...
Quả chuối dán trên tường được bán với giá 6,24 triệu đô la

Quả chuối dán trên tường được bán với giá 6,24 triệu đô la

Baovannghe.vn - Ngày 20 tháng 11 năm 2024, quả chuối mang tên Comedian của Maurizio Cattelan đã được bán tại nhà đấu giá Sotheby’s với giá 6,24 triệu đô la, trở thành tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi nhất trong giới nghệ thuật đương đại. Một quả chuối dán tường với cuộn băng keo đã tạo nên cơn sốt toàn cầu, không chỉ vì giá trị vật chất, mà còn vì các câu hỏi nó đặt ra về giá trị thực sự của nghệ thuật.