Diễn đàn lý luận

"Lý luận, phê bình VHNT từ đổi mới đến nay - những vấn đề đặt ra cần giải quyết"

Bùi Quyên
Lý luận phê bình
12:00 | 08/09/2024
Baovannghe.vn - Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật TP.HCM tổ chức tọa đàm với sự tham gia của nhà nghiên cứu, cơ quan quản lý văn hóa, người làm công tá LLPB
aa

Tại hội thảo, đại biểu đã đặt ra những vấn đề được cho là rào cản của hoạt động Lý luận phê bình, mặc dù tưởng đơn giản nhưng rất khó tháo gỡ :

- Sự công bằng trong lý luận phê bình: Giữa thời buổi phát triển các trang mạng xã hội, chỉ cần viết sơ sẩy một chút là bị "ném đá" tơi bời.

- Đãi ngộ cho lý luận phê bình: Viết một bài là phải chấp nhận hy sinh nhưng hy sinh để được gì, viết có ai đọc không? Mà chẳng ai sống được bằng nghề phê bình thì làm sao có thế hệ kế thừa; Hiện mức chi trả cho các bài viết LLPB thấp, chưa tương xứng với công sức bỏ ra. Trong khi để có một công trình "đỉnh cao" tốn nhiều thời gian, chất xám, kể cả ảnh hưởng thương hiệu cá nhân.

- Hoạt động LLPB còn có khoảng cách với thực tế sáng tác. Người viết lý luận khó gặp người sáng tác. Làm sao để hai đối tượng - hoạt động này xích lại gần nhau? Đào tạo đội ngũ người viết lý luận phê bình trẻ cần những gì?

Đại biểu tham dự tọa đàm
Đại diện các chuyên ngành, nhà nghiên cứu, quản lý đã trình bày tham luận, ý kiến tập trung vào các nội dung: thành tựu và hạn chế của công tác lý luận phê bình văn học, nghệ thuật từ Đổi mới (1986) đến nay; các vấn đề lý luận phê bình văn học, nghệ thuật hiện nay cần được quan tâm đi sâu; tình hình đội ngũ lý luận phê bình văn học, nghệ thuật hiện nay; phương thức đào tạo, tập hợp lực lượng lý luận phê bình văn học, nghệ thuật theo nhu cầu của các chuyên ngành để đem lại hiệu quả cao…

Tham luận cho thấy, từ đổi mới đến nay, phê bình văn học, nghệ thuật đã góp phần phát hiện, giới thiệu đến với công chúng nhiều tác giả, tác phẩm văn học, nghệ thuật hay; phát hiện cái hay, cái đẹp về nội dung và hình thức của tác phẩm nghệ thuật; hướng dẫn công chúng thưởng thức nghệ thuật; tạo cầu nối giữa văn nghệ sĩ với công chúng; động viên, khích lệ những tìm tòi, sáng tạo.

Thực tế đời sống sáng tác hiện nay, theo cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, "trong lịch sử phát triển hàng nghìn năm của dân tộc, văn hóa, văn học, nghệ thuật Việt Nam đã hun đúc nên một truyền thống sâu sắc và độc đáo. Đó là nền văn hóa, văn học, nghệ thuật yêu nước và nhân văn, gắn bó máu thịt với Nhân dân và dân tộc, trở thành nguồn sức mạnh nội sinh to lớn, góp phần rất quan trọng vào sự nghiệp dựng nước, giữ nước và phát triển đất nước...". Sự đóng góp của Văn học nghệ thuật trong đời sống xã hội là không thể phủ nhận.

Nhưng sự vắng bóng của những công trình, tác phẩm có tầm vóc, được công chúng trong và ngoài nước ghi nhận, đánh giá cao; sự lúng túng, sa sút nghiêm trọng của nhiều loại hình nghệ thuật dân gian và bác học. Đó còn là xu thế "nghiệp dư" hóa trong sáng tác và biểu diễn, đó là sự "lên ngôi" của những loại hình, tác phẩm bị dư luận gọi là "thị trường", "nhảm nhí" nhằm đáp ứng thị hiếu của một bộ phận công chúng. Cùng với nó là các sản phẩm văn hóa ngoại lai, chất lượng thấp, không phù hợp với thuần phong mỹ tục, thậm chí xấu độc tác động vào môi trường văn hóa, nhân cách con người...Để định hướng thẩm mỹ, định hướng tiếp nhận thì lý luận phê bình phải vào cuộc và thể hiện vai trò dẫn dắt của mình. Tuy nhiên, thực tế, hoạt động lý luận phê bình văn học, nghệ thuật chưa phát huy được tác dụng tích cực đối với đời sống văn học, nghệ thuật; một số ngành nghệ thuật còn thiếu vắng lực lượng chuyên gia về lý luận. Bên cạnh đó, lý luận văn học, nghệ thuật ở các lĩnh vực có những biểu hiện già cỗi, xơ cứng, kém năng động, xa rời thực tiễn sáng tác. Lối phê bình cảm tính, bất chấp những hiểu biết về lý luận nghệ thuật đang có chiều hướng thịnh hành trong đời sống văn học, nghệ thuật.

Do đó, đại biểu, nhà khoa học, đều có chung cách nhìn nhận, đội ngũ lý luận phê bình cần được từng bước chuẩn hóa từ đầu vào thông qua việc tổ chức những trại, lớp đào tạo bán chính qui cho những người mới bước vào đội ngũ lý luận phê bình. Công tác lý luận phê bình thời gian qua chưa thực sự phát triển một phần do chưa được khuyến khích và đầu tư thích đáng. Do vậy, việc khuyến khích, động viên đội ngũ lý luận phê bình thực sự là điều cần thiết. Song song với việc khuyến khích động viên đội ngũ lý luận phê bình hiện nay, việc đầu tư xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ lý luận phê bình trẻ hơn, khỏe hơn, vững vàng hơn là điều cần làm ngay.

Bùi Quyên | Báo Văn Nghệ

----------

Bài viết cùng chuyên mục:

15 tác phẩm nhận tặng thưởng Lý luận, phê bình VHNT quốc gia năm 2019 Thông qua chương trình hoạt động của Hội đồng Lý luận, phê bình VHNT Trung ương nhiệm kỳ 2021-2026 Giáo sư - Tiến sĩ Lê Hồng Lý, làm Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình VHNT Liên hiệp nhiệm kỳ 2020-2025. Tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác Lý luận, phê bình VHNT Hội đồng Lý luận, phê bình VHNT Trung ương có tân Phó Chủ tịch
Nhớ Đà Lạt - Thơ Lê Nguyệt Minh

Nhớ Đà Lạt - Thơ Lê Nguyệt Minh

Baovannghe.vn- Nghĩ nhanh kẻo cơn mưa tới/ Hè mang phù sa qua đây
Với Đào Tấn chuyện đời như kịch

Với Đào Tấn chuyện đời như kịch

Baovannghe.vn - Ngày trước, người viết tuồng có tài trước hết phải là một nhà thơ có tài. Đào Tấn là một nhà thơ có tài. Nhưng như thế chưa đủ. Người viết tuồng có tài còn phải là một đạo diễn có tài, một nghệ sĩ biểu diễn có tài, và một nhạc sĩ có tài nữa.
Nương ngày tháng ta về - Thơ Nguyễn Xuân Sang

Nương ngày tháng ta về - Thơ Nguyễn Xuân Sang

Baovannghe.vn- Những ngày tháng mười một gọi nhau về/ Vỡ òa đong đưa chiếc nôi kỉ niệm
Thời tiết ngày 24/11: Miền Bắc tiếp tục hanh khô, trước khi đón không khí lạnh mạnh

Thời tiết ngày 24/11: Miền Bắc tiếp tục hanh khô, trước khi đón không khí lạnh mạnh

Baovannghe.vn - Theo Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia thời tiết ngày 24/11 khu vực Bắc bộ duy trì trạng thái nắng hanh, Nam bộ mưa nắng đan xen
Quốc hội thông qua Luật Di sản Văn hóa (sửa đổi) với 9 điểm mới mang tính đột phá

Quốc hội thông qua Luật Di sản Văn hóa (sửa đổi) với 9 điểm mới mang tính đột phá

Baovannghe.vn - Chiều 23/11, tại Kỳ họp thứ Tám Quốc hội khóa XV đã biểu quyết thông qua Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) với 9 điểm mới so với luật hiện hành.