Sự kiện & Bình luận

Mô hình: “Ngân hàng tại làng” - Dịch vụ tận tâm của Tài chính vi mô Thanh Hóa

Linh Nga
Đời sống 10:00 | 15/12/2024
Baovannghe.vn - Một trong những điểm khác biệt lớn nhất của Tài chính vi mô Thanh Hóa chính là cách làm việc tận tụy, không quản thời tiết, đường xa… của đội ngũ cán bộ tín dụng. Không đợi khách hàng đến, họ chủ động đến tận nhà, thăm hỏi và tư vấn trực tiếp cho từng hộ gia đình
aa

Trong hệ sinh thái tài chính hiện nay, khi nói về việc cung cấp các dịch vụ tài chính, hầu như đa phần người dân nghĩ ngay đến các ngân hàng với hình ảnh hiện đại, chuyên nghiệp nhưng có phần xa cách và để vay được tiền tại các ngân hàng thì phải có nhiều điều kiện ràng buộc. Trong tình hình đó, Tài chính vi mô Thanh Hóa lại là địa chỉ tài chính cho vay phát triển kinh tế hộ với các thủ tục đơn giản, gọn nhẹ, thân thiện, gần gũi và tận tâm và uy tín của Tài chính vi mô Thanh Hóa với khách hàng. Đây không chỉ là một tổ chức tài chính, mà còn là người bạn đồng hành với những gia đình khó khăn, mang lại niềm tin và sự an tâm cho bà con nhân dân, đặc biệt là phụ nữ và các hộ thu nhập thấp có nguyện vọng phát triển kinh tế hộ gia đình tại khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa.

Mô hình: “Ngân hàng tại làng” - Dịch vụ tận tâm của Tài chính vi mô Thanh Hóa
Ảnh chị Hà và cán bộ Nghiêm Văn Hòa - trưởng phòng giao dịch Thạch Thành thăm hộ gia đình sử dụng vốn vay). Ảnh: Phương Thảo

Một trong những điểm khác biệt lớn nhất của Tài chính vi mô Thanh Hóa chính là cách làm việc tận tụy, không quản thời tiết, đường xa… của đội ngũ cán bộ tín dụng. Không đợi khách hàng đến, họ chủ động đến tận nhà, thăm hỏi và tư vấn trực tiếp cho từng hộ gia đình. Những cán bộ tín dụng này không chỉ là nhân viên thực hiện công việc cung cấp vốn vay, mà còn là những người lắng nghe, đồng cảm và chia sẻ khó khăn với bà con. Họ tận tâm giúp khách hàng hoàn thiện hồ sơ vay vốn, cung cấp những lời khuyên hữu ích để sử dụng vốn hiệu quả, từ việc khởi nghiệp nhỏ lẻ đến mở rộng kinh doanh. Sự gần gũi, thân thiện của họ đã xóa bỏ khoảng cách giữa một tổ chức tài chính với những người dân ở thôn quê, vùng sâu vùng xa.

Khác với các ngân hàng truyền thống yêu cầu khách hàng phải đến phòng giao dịch để nhận vốn hoặc trả nợ, Tài chính vi mô mang mọi giao dịch đến ngay tại nhà văn hóa thôn, bản hoặc địa điểm thuận tiện gần khách hàng. Điều này đặc biệt ý nghĩa với những người dân ở vùng sâu, vùng xa, nơi điều kiện đi lại khó khăn và phương tiện hạn chế. Việc mang dịch vụ đến tận nơi không chỉ giúp khách hàng tiết kiệm thời gian và chi phí mà còn tạo sự thuận lợi và an tâm khi làm việc trực tiếp với cán bộ tín dụng ngay tại địa phương của mình.

“Quả ngọt” từ đồng vốn vi mô - Câu chuyện phát triển hộ kinh doanh của gia đình chị Hà

Chính sự khác biệt trong cách tiếp cận và phục vụ đã giúp Tài chính vi mô xây dựng được niềm tin mạnh mẽ trong cộng đồng. Những người dân nghèo, phụ nữ và các hộ gia đình nhỏ lẻ, vốn ít có cơ hội tiếp cận vốn vay tại các ngân hàng truyền thống, nay đã tìm thấy nơi gửi gắm niềm hy vọng. Các khoản vay nhỏ nhưng kịp thời đã giúp nhiều hộ gia đình có vốn để kinh doanh, sản xuất, từ đó cải thiện thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống. Bên cạnh đó, cán bộ tín dụng không chỉ cung cấp vốn mà còn đóng vai trò như những người tư vấn, đồng hành cùng khách hàng trong suốt hành trình phát triển kinh tế.

Chị Bùi Thị Hà (huyện Thạch Thành) đã bốn lần tham gia vay vốn tại Tổ chức Tài chính vi mô Thanh Hóa. Chị cho biết: “Trước khi tham gia vay vốn, gia đình tôi là hộ nghèo, sống trên núi cách xa các hộ dân khác. Gia đình thiếu vốn để trồng trọt chăn nuôi, nhưng không biết vay ở đâu. Từ khi có Tài chính vi mô về đây, cán bộ cho vay không yêu cầu thế chấp tài sản, và hướng dẫn tôi cách sử dụng vốn vay hiệu quả, dành một phần thu nhập để hoàn trả nợ. Tôi đã tham gia vay để mua cây giống sâm đất về trồng. Mỗi mùa thu hoạch bán sâm đất, gia đình tôi lại có một khoản thu nhập để tiếp tục đầu tư và cải thiện cuộc sống. Hiện nay gia đình tôi đã vươn lên thành hộ cận nghèo và với nguồn vốn vay ổn định cùng với nỗ lực trồng cây sâm đất, khả năng gia đình tôi sẽ thoát nghèo. Tôi rất vui và sẽ tiếp tục tham gia vay để mở rộng mô hình hơn nữa.”

Để có thể hỗ trợ các hộ như gia đình chị Hà, phải kể đến sự nỗ lực không mệt mỏi của cán bộ Tài chính vi mô để đưa nguồn vốn về thôn bản. Đặc biệt với đặc thù hầu hết cán bộ là phụ nữ, nhưng các chị vẫn vô cùng say mê công việc. Nhớ lại những ngày đầu tiên đặt chân đến huyện miền núi Cẩm Thủy công tác, chị Phạm Thị Tuyền cho biết: “Đó là những ngày trời nắng gắt, những cung đường quanh co, gập ghềnh dẫn tôi từ thị trấn nhỏ lên những bản làng heo hút giữa núi rừng. Nhìn khung cảnh hoang sơ, những mái nhà thấp thoáng sau rặng cây, tôi vừa cảm thấy háo hức, vừa trăn trở không biết mình sẽ làm gì để giúp được bà con nơi đây.”

Công việc cán bộ tín dụng không chỉ dừng lại ở việc cung cấp vốn vay mà còn là hành trình gắn bó với từng người dân. Đường lên bản không dễ dàng. Những ngày nắng, bụi đường bám kín người, len lỏi qua từng con dốc cao vút. Ngày mưa, đường trở nên lầy lội, nhiều khi phải dừng xe, đi bộ cả quãng dài để đến nhà bà con. Chính vì vậy, Tài chính vi mô không chỉ là một tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính, mà là một mô hình gần gũi, nhân văn, mang đậm tính cộng đồng. Những giá trị mà Tài chính vi mô mang lại không chỉ nằm ở các con số vốn vay hay các chương trình thiện nguyện, mà còn là niềm tin thay đổi điều kiện sống được tốt hơn cho các hộ gia đình còn nhiều khó khăn với sự hỗ trợ kịp thời nhằm đem đến sự thay đổi tích cực trong cuộc sống của hàng ngàn người dân. Đây chính là minh chứng cho một mô hình tài chính vì cộng đồng, hướng tới phát triển bền vững và hạnh phúc cho mọi người.

Quê nhà từ phía tôi thương - Thơ Ngô Trọng Nghĩa

Quê nhà từ phía tôi thương - Thơ Ngô Trọng Nghĩa

Baovannghe.vn- Lạc về từ phía tôi thương/ Dòng sông, bến nước, con đường tuổi thơ
Mùi hương bồ kết bây giờ thơm đâu - Thơ Phạm Công Trứ

Mùi hương bồ kết bây giờ thơm đâu - Thơ Phạm Công Trứ

Baovannghe.vn- Ta lại về tạ lỗi trước làng quê/ Cây gạo già thả rơi chùm hoa đỏ
Lộng Phấn. Truyện ngắn của Dương Bình Nguyên

Lộng Phấn. Truyện ngắn của Dương Bình Nguyên

Baovannghe.vn- Hắn sinh ra bên bờ sông Nhuệ, đúng dịp ngập lụt, rác thối phun đầy lên mặt phố. Mẹ hắn sinh hắn trong căn phòng nước ngập ngang ống đồng. Bà đỡ, vốn là một y tá già, vừa cắt rốn vừa bảo, thằng này có tướng leo cao đấy, mặt dày trán thấp lại tai quắt, kiểu gì chả làm quan.
Phim về đề tài chiến tranh tôn vinh nghệ thuật đờn ca tài tử

Phim về đề tài chiến tranh tôn vinh nghệ thuật đờn ca tài tử

Baovannghe.vn - Bộ phim điện ảnh Ký ức Nam Xuân mang đề tài chiến tranh Cách mạng do Nhà nước đặt hàng sản xuất nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Phim lấy mốc từ Tổng tiên công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968 tại miền Nam và được lồng ghép với yếu tố nghệ thuật đờn ca tài tử - loại hình văn hóa nghệ thuật đặc trưng của vùng đất Nam Bộ.
Giao lưu nghệ thuật “Tiếng hát hữu nghị Việt - Trung 2025”

Giao lưu nghệ thuật “Tiếng hát hữu nghị Việt - Trung 2025”

Baovannghe.vn - Đây là hoạt động văn hóa đặc biệt do Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) phối hợp với Cục Phát thanh – Truyền hình Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Đài Phát thanh & Truyền hình Quảng Tây và Đài Phát thanh Truyền hình Hồng Kông (Trung Quốc) tổ chức, nhằm hưởng ứng kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Trung Quốc (18/1/1950 – 18/1/2025) và “Năm giao lưu nhân văn Việt – Trung 2025”.