Chuyên đề

Nâng cao chất lượng lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật trước yêu cầu mới

Câu chuyện văn hoá
07:56 | 24/09/2022
Trong sự nghiệp đổi mới suốt 36 năm qua, dưới tác động của tư tưởng đổi mới, văn học, nghệ thuật đã vượt qua nhiều khó khăn và thách thức, tiếp tục phát triển, đạt được nhiều thành tựu, trong đó có sự đóng góp quan trọng của công tác lý luận, phê bình. Điều này được ghi nhận trong Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị: “Công tác lý luận văn học, nghệ thuật có bước đổi mới, lý giải khoa học hơn quan hệ giữa văn học, nghệ thuật với chính trị, giữa hiện thực và nghệ thuật
aa

Trong sự nghiệp đổi mới suốt 36 năm qua, dưới tác động của tư tưởng đổi mới, văn học, nghệ thuật đã vượt qua nhiều khó khăn và thách thức, tiếp tục phát triển, đạt được nhiều thành tựu, trong đó có sự đóng góp quan trọng của công tác lý luận, phê bình. Điều này được ghi nhận trong Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị: “Công tác lý luận văn học, nghệ thuật có bước đổi mới, lý giải khoa học hơn quan hệ giữa văn học, nghệ thuật với chính trị, giữa hiện thực và nghệ thuật.

Tư tưởng văn học, nghệ thuật truyền thống của cha ông đã được quan tâm nghiên cứu. Các thành tựu văn học, nghệ thuật thế kỷ XX được đánh giá lại thỏa đáng. Một số phương pháp nghiên cứu văn học, nghệ thuật phi truyền thống được vận dụng, bước đầu đem lại kết quả tốt. Phê bình văn học trong thời kỳ đổi mới có tác động tích cực đối với sáng tác, phát hiện cái tốt, ủng hộ cái mới, tiến bộ trong hoạt động sáng tạo”. Bên cạnh những thành tựu, những hạn chế của công tác lý luận văn học, nghệ thuật hiện nay cũng thể hiện “còn lạc hậu về nhiều mặt, chưa giải đáp được nhiều vấn đề của đời sống, còn xa rời thực tiễn sáng tác, có biểu hiện xơ cứng, kém năng động, giảm sút tác dụng tích cực đối với sáng tác” như Nghị quyết số 23-NQ/TW nêu rõ. Nghị quyết số 33/NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI “Về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” cũng đánh giá: “Hoạt động lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật chưa theo kịp thực tiễn sáng tác”.

Trên cơ sở những đánh giá của Đảng trong các nghị quyết và các ý kiến của các đồng chí lãnh đạo, các nhà nghiên cứu có thể thấy, dù đã đồng hành cùng sự nghiệp đổi mới của đất nước đã 36 năm nhưng lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Việt Nam đang đứng trước sự thiếu hụt trầm trọng - thiếu nền tảng khoa học vững chắc, thiếu tính hệ thống, thiếu một chuẩn mực dẫn đến thiếu các khuynh hướng, trường phái phê bình đúng nghĩa, thiếu tính chiến đấu, thiếu tri âm, tri kỷ giữa sáng tác và phê bình... Nhìn chung, theo ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu về những hoạt động lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật ở Trung ương và các địa phương hiện nay không phải không gặp những khó khăn, hạn chế nhất định, như câu ngạn ngữ Anh: “Người ta không thể nào chạy nhanh hơn bước chân của chính bản thân mình”, hiện vẫn chỉ mới dừng lại ở nội dung nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghề nghiệp, nhận thức của nghệ sĩ, phát hiện những vấn đề mới trong sáng tác, nghiên cứu, biểu diễn... nên giá trị định hướng hoạt động sáng tạo và tiếp nhận văn học nghệ thuật chưa cao; hình thức tổ chức vẫn theo cách làm truyền thống, còn nặng về phong trào, dường như vẫn thiếu tính chuyên nghiệp nên chưa tạo nên những cuộc trao đổi cởi mở, chưa mở rộng và chưa dẫn dắt được công chúng thưởng thức văn học, nghệ thuật. Thực trạng đó cho thấy đã đến lúc cần đặt vấn đề đổi mới phương thức phối hợp nhằm nâng cao chất lượng của công tác lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật trước yêu cầu mới.

Trong thời gian tới, nếu các cơ quan chức năng tổ chức hội thảo khoa học để trao đổi, thống nhất quy chế phối hợp thì giúp cho việc chỉ đạo, định hướng, quản lý, tổ chức hoạt động và xử lý các vấn đề nhạy cảm, quan trọng, phức tạp trong đời sống văn học, nghệ thuật hiện nay. Mỗi đơn vị đưa quy chế phối hợp vào kế hoạch công tác, chương trình hành động hằng năm, hằng quý cho công tác lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật của đơn vị, đảm bảo nguyên tắc có chiều sâu, có trọng tâm, trọng điểm gắn với nội dung các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng trên lĩnh vực văn hóa, văn học, nghệ thuật, tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, chủ động đấu tranh phản bác các thông tin, quan điểm sai trái của các thế lực thù địch trên lĩnh vực văn học, nghệ thuật. Các bộ, ngành chức năng tập trung đổi mới mạnh mẽ, toàn diện, tạo bước đột phá trong công tác phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ làm công tác lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật.

Các hội chuyên ngành văn học nghệ thuật Trung ương thông qua Ban Lý luận, phê bình của hội có những biện pháp cụ thể, hiệu quả để tạo điều kiện cho các cây bút lý luận, phê bình vượt qua những rào cản, nuôi dưỡng khát vọng sáng tạo, phản ánh hiện thực sáng tác của hội mình và tránh tình trạng không đồng đều như hiện nay. Mặt khác, các nhà lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật, ngoài trau dồi bản lĩnh, cần phát huy trách nhiệm xã hội, trách nhiệm công dân, không ngừng tích lũy kiến thức và gắn bó sâu sát với đời sống thực tiễn. Về hoạt động lý luận phê bình, Ban Tuyên giáo Trung ương có chức năng định hướng, chỉ đạo; đề nghị có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Giáo dục - Đào tạo, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương, Liên hiệp các Hội Văn học, nghệ thuật Việt Nam... nhằm nhanh chóng khắc phục xu hướng đề cao quá mức chức năng giải trí, coi nhẹ chức năng giáo dục. Nghiên cứu, chọn lọc, tiếp thu những nội dung tốt trong một số trào lưu lý luận nước ngoài; uốn nắn, phê phán những khuynh hướng giải thiêng các giá trị lịch sử, giá trị văn hóa của dân tộc, của cách mạng. Nên có sự xây dựng quy chế phối hợp giữa hai cơ quan Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương và Liên hiệp các hội văn học, nghệ thuật Việt Nam để phối hợp, trao đổi, tổ chức các hoạt động nhằm đẩy mạnh công tác lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật trong thời gian tới.

Ngày 8/6/1989, Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị số 52/CT/TW “Về đổi mới và nâng cao chất lượng phê bình văn học, nghệ thuật” đến nay đã được 31 năm. Trước tình hình công tác lý luận, phê bình còn nhiều hạn chế, “chưa theo kịp sáng tác”, nếu được Ban Bí thư ban hành chỉ thị mới về tăng cường công tác lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật trong tình hình mới thì sẽ định hướng, chỉ đạo cả công tác lý luận và phê bình cùng phát triển “song hành” trong tình hình mới.

_______

* Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật TW

Nguồn Văn nghệ số 39/2022


Chàm. Truyện ngắn dự thi của Tống Ngọc Hân

Chàm. Truyện ngắn dự thi của Tống Ngọc Hân

Baovannghe.vn - Gần đây, người ta lấy thuốc hậu sản cho phụ nữ rất nhiều. Ngoạn thấy bố gọi chứng trầm cảm sau sinh là hậu sản. Bố nói, tất cả những căn bệnh của phụ nữ sau sinh đều nguy hiểm đối với không chỉ người mẹ, đứa con mà còn đối với cả cuộc hôn nhân.
Đá chín - Truyện ngắn dự thi của Phan Đình Minh

Đá chín - Truyện ngắn dự thi của Phan Đình Minh

Baovannghe.vn - Định mệnh không phải thứ Thượng đế trao sẵn mà tiềm ẩn từ khối óc và bàn tay chăm chỉ. Điều công chính, rành rọt là Rũng Xầu muốn tận hưởng đủ đầy thành quả giấc mơ Đá chín một cách hiện hữu thì gã phải trung thực trên mọi chặng đường đời có vay có trả.
Bộ GD&ĐT công bố Dự thảo quy chế tuyển sinh đại học 2025

Bộ GD&ĐT công bố Dự thảo quy chế tuyển sinh đại học 2025

Baovannghe.vn- Bộ GD&ĐT vừa công bố dự thảo quy chế tuyển sinh đại học thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành giáo dục mầm non.
Bản tin Văn nghệ ngày 24/11/2024

Bản tin Văn nghệ ngày 24/11/2024

Baovannghe.vn - Di sản Tư liệu của UNESCO “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng Cung Huế”
Dốc mây. Truyện ngắn của Lê Hà Ngân

Dốc mây. Truyện ngắn của Lê Hà Ngân

Baovannghe.vn - Nghe con trai khuyên nhủ bà thấy yên tâm ngồi dậy ăn cơm cùng thằng con. Thằng bé buồn buồn gắp thức ăn cho mẹ, nhưng lại quay đi gạt nước mắt