Ngay trong không khí chuẩn bị Cách mạng Tháng 8/1945, Đảng đã đề ra Đề cương văn hóa Việt Nam (1943) với những phương châm sáng suốt: dân tộc, khoa học, đại chúng. Và liền sau Cách mạng Tháng Tám, ta đã bỏ nhiều công sức để sưu tầm, nghiên cứu, phổ biến di sản văn hóa cổ điển và dân gian hàng nghìn năm của ông cha. Rồi khi đất nước đã giành được độc lập và thống nhất trọn vẹn năm 1975, Đảng lại liên tiếp có những nghị quyết về văn học - nghệ thuật, về văn hóa, về khoa học công nghệ, và gần đây là về giáo dục.
Tuy nhiên, qua hai cuộc kháng chiến ác liệt và kéo dài, rồi sau khi chiến tranh kết thúc, phải tập trung xây dựng nền kinh tế bị tàn phá nặng nề, những lĩnh vực chính trị, quân sự, rồi kinh tế đòi hỏi phải huy động tối đa nỗ lực của toàn xã hội, nên suy nghĩ và đầu tư cho văn hóa vẫn còn nhiều hạn chế. Đó là chưa kể sự chi phối mạnh mẽ của chính trị đối với văn hóa thời kỳ đầu cách mạng và giai đoạn chiến tranh. Sự chi phối này tạo ra động lực, nhưng cũng tạo ra cái nhìn nhiều khi phiến diện.
Những yếu kém, sa sút về văn hóa, đặc biệt về văn hóa- đạo đức, thể hiện phổ biến trong xã hội, trong gia đình, đặc biệt trong trường học vốn được xem là một trung tâm của văn hóa có chức năng giáo dục đạo đức cho thế hệ mới lớn lên.
Sự xuống cấp về văn hóa, về đạo đức, có lúc được xem là do tác động tiêu cực của kinh tế thị trường và do ảnh hưởng xấu từ nước ngoài tràn vào. Những nguyên nhân đó tuy có thật, nhưng cũng chỉ là thứ yếu. Nguyên nhân hàng đầu và trực tiếp là uy lực và sức phá hoại ghê gớm của đồng tiền trong cuộc sống, trong quan hệ xã hội. Hiện tại, hầu như không có việc gì chạm đến “cửa quan” mà không phải lo chạy tiền “bôi trơn". Lối sống chụp giật, sự dối trá, tàn nhẫn diễn ra khắp nơi đi đôi với không ít nhược điểm, sai lầm của các cơ quan, tổ chức trong công tác giáo dục, trong quản lý, điều hành xã hội, làm trầm trọng thêm sự chao đảo về lý tưởng, mất niềm tin trong nhân dân, đặc biệt ở lớp trẻ.
![]() |
Văn hóa luôn gắn liền với dân tộc và thời đại. Ảnh M.Khánh |
Trước đây, khi nêu lên tiêu chuẩn để đánh giá con người và sử dụng cán bộ, ta thường vận dụng cặp phạm trù đức và tài, nhưng đức thường bị xem nhẹ hoặc rất thực dụng. Rồi sau đó lại thiên về khai thác cặp phạm trù hồng và chuyên, nhưng hồng và chuyên có phạm vi bao quát hẹp hơn và gắn bó mật thiết với lập trường quan điểm, với chính trị.
Văn hóa luôn gắn liền với dân tộc và thời đại. Văn hóa nước ta lúc này phải mang tính chất dân tộc và hiện đại, dân tộc - hiện đại. Do vậy, để phát triển văn hóa, chúng ta phải hiểu biết, phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực trong văn hóa truyền thống. Nhớ lại, trong một lần gặp tôi lúc bấy giờ đang công tác ở Ban Văn hóa - văn nghệ trung ương, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh lưu ý, chúng ta đã tổng kết và biết ông cha chúng ta đã làm chiến tranh và sống trong thời kỳ chiến tranh như thế nào nhưng chúng ta chưa nghiên cứu, chưa tổng kết, do đó cũng chưa hiểu biết rõ ông cha chúng ta đã làm việc và đã sống với nhau như thế nào trong thời bình. Quả đó là một việc ta cần tiếp tục đi sâu.
Trong thời đại mới, chúng ta phải giữ gìn và bồi bổ lòng yêu nước và tinh thần đoàn kết dân tộc được thể hiện rực rỡ trong cuộc chiến đấu bảo vệ độc lập, tự do của đất nước trải qua hàng nghìn năm, đồng thời phải biết biến lòng yêu nước thành ý chí và năng lực xây dựng đất nước giàu mạnh, văn minh, yên bình, hạnh phúc. Do phải liên miên đối phó với nạn ngoại xâm, với âm mưu thôn tính và đồng hóa của thế lực bành trướng nước ngoài, chúng ta không có điều kiện thuận lợi và cũng chưa hun đúc được ý chí lớn để phát triển nền khoa học, kỹ thuật tương xứng với tài trí của nhân dân ta và đáp ứng tốt nhu cầu công ngiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay.
Trong phát triển văn hóa, chắc chắn chúng ta phải có chính sách và đầu tư thích đáng cho văn học, nghệ thuật, vì, nói như Ngô Thì Nhậm, “nước ta là một nước thơ, và vì tầm quan trọng đặc biệt của lĩnh vực này trong xây dựng con người và đời sống tinh thần của đất nước. Ở đây, song song với việc tiếp thu, sáng tạo cái mới, chắc chắn chúng ta phải tiếp tục dành công sức cần thiết để bảo tồn, nâng cao và phổ biến rộng rãi trong nhân dân những loại hình nghệ thuật truyền thống vốn gần gũi với tâm hồn và cách thưởng thức của đông đảo công chúng; kết hợp truyền thống và cách tân như một phương châm phát triển nền văn nghệ mới; giới thiệu ra nước ngoài theo cách thuyết phục hơn những giá trị đặc sắc của văn học, nghệ thuật nước ta.
Thực tiễn phát triển văn hóa lúc này cũng đòi hỏi đặt vấn đề nghiên cứu văn hóa tâm linh một cách nghiêm túc, nhưng đây là một vấn đề mới, khó và phức tạp, rất khó tránh khỏi mò mẫm, sai sót ban đầu, khỏi nhập nhằng giữa văn hóa tâm linh và mê tín dị đoan, cần đề phòng và phên phán việc lợi dụng văn hóa tâm linh để trục lợi bất chính.
Tôi nghĩ, chính trong thời đại này, trước bộn bề công việc và nhu cầu “nhận đường" mới cho văn hóa, văn nghệ, hơn lúc nào hết chúng ta cần nêu ra những khái quát triết học về con người, về cuộc sống, về sự phát triển. Đây vừa là một cách kết nối với cội nguồn, vừa để tìm ra cách làm thích hợp nhất đối với chúng ta. Do vậy, chúng ta phải có ý thức phát hiện, hệ thống quan trọng mà trong quá khứ cha ông chúng ta vì nhiều lý do chưa làm được. Những tư tưởng triết học rất quý báu của ông cha rải rác đây đó đã tạo hứng khởi và buộc chúng ta phải sưu tầm, tổng kết để làm cơ sở cho nền làm triết học lâu nay và của nhóm nghiên cứu minh triết triết học này. Những cố gắng bước đầu của các anh chị Việt đáng được lưu tâm, khuyến khích, tiếp tục. thống văn hóa dân tộc, nhằm hướng tới mục tiêu dân tộc Song song với việc nghiên cứu và phát huy truyền - hiện đại, chúng ta phải quán triệt tư tưởng dân chủ và do được xem là tư tưởng tiêu biểu và có sức sống mạnh mẽ trong xây dựng văn hóa và hoạt động tinh thần nói chung của con người và xã hội thời hiện đại.
Song song với việc nghiên cứu và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc nhằm hướng tới mục tiêu dân tộc hiện đại chúng ta phải quán triệt tư tưởng dân chủ và tự do được xem là tư tưởng tiêu biểu và có sức sống mạnh mẽ trong xây dựng văn hóa và hoạt động tinh thần nói chung của con người và xã hội thời hiện đại
Chúng ta hiểu rõ tầm quan trọng của dân chủ, cũng đã nói nhiều về dân chủ. Trong xây dựng đất nước thời kỳ. mới, chúng ta đã khẳng định hùng hồn các mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Chúng ta cũng nêu rõ quan niệm nhà nước là của dân, do dân, vì dân. Nhưng thực tế cũng cho thấy là chúng ta còn bao nhiều việc phải làm hoàn thiện thể chế, xây dựng và ban hành các chủ trương, chính sách, quản lý xã hội để có dân chủ thật sự, để nhân dân trở thành người chủ thật sự trên đất nước mình.
Còn về tự do, không phải ngẫu nhiên ta ít nói đến tự do, và đây đó vẫn còn có người cho tự do là sản phẩm của tư sản. Thật ra tự do là thành tựu lớn của văn minh nhân loại, nó có sức phá để mọi thành kiến, mọi lực cản đối với tư duy và hoạt động lành mạnh của con người và xã hội, giải phóng mọi tiềm năng sáng tạo, khai phá những con đường mới để nhân loại tiến lên. Cái quí nhất. sức mạnh lớn nhất của con người là tư duy, là tư tưởng – “một người lo bằng một kho người làm”. Cấm đoán còn người tự do tư tưởng, tự do sáng tạo là điều không thể trong thời đại toàn cầu hóa và công nghệ thông tin ngày nay, lại rất tai hại cho sự phát triển bình thường, tốt đẹp chung và phát triển văn hóa nói riêng, thì điều cốt tử là phải bảo đảm quyền tự do tư tưởng, tự do sáng tạo cho mọi người.
Tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin và văn minh phương Tây, chúng ta nhận thức rõ thêm ý nghĩa tích cực của vấn để đấu tranh, vấn đề cạnh tranh trong cuộc sống. Rõ rằng đó là một phương thức tồn tại, một động lực của sự vận động, phát triển. Nhưng theo tinh thần biện chứng. nhất là khi chúng ta là Việt Nam, là phương Đông, cần phải chú ý một phương thức tồn tại, một động lực khác của sự tồn tại và phát triển là đồng thuận, hòa hợp. Mà nói đến văn hóa thì trước hết phải nhấn mạnh sự đồng thuận, sự hòa hợp.
Để phát triển văn hóa, ngoài các chỗ dựa là chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, cần khai thác tốt các tư tưởng nhân văn về cuộc sống, về đối nhân xử thế trong các lý luận, học thuyết khác về xã hội, về con người, mà gần gũi đối với chúng ta là trong tín ngưỡng dân gian, trong đạo Phật và Nho giáo. Những người làm văn hóa có căn cứ để đánh giá cao tư tưởng khẳng định lòng nhân ái là gốc của đạo lý làm người, quan niệm coi các phạm trù nhân, nghĩa, lễ, trí, tín là năm giá trị thường hằng (“ngũ thường"), những mục tiêu đạo đức lớn mà con người và xã hội phải hướng tới để hoàn thiện, cũng như nhận thức sáng rõ về năm loại quan hệ cơ bản giữa người và người trong xã hội (“ngũ luân") là quan hệ vua - tôi, cha - con, vợ - chồng, anh, em, bè bạn. Trong giáo dục đạo đức của chúng ta vừa qua, quan hệ giữa người và người, cách ứng xử của con người trong cuộc sống không phải lúc nào cũng được xác định sâu rộng như vậy đâu.
Để phát triển văn hóa, cũng cần thấy rõ các bình diện văn hóa phải quan tâm một cách đồng bộ: Đó là cá nhân, gia đình, nhà trường, xã hội. Lâu nay, khi đề cập văn hóa, thường ta chỉ lưu ý đến xã hội và nhà trường, quan tâm đúng mức đến các bình diện gia đình và cá nhân. Mà sự thật thì quan hệ gia đình, văn hóa, đạo đức gia đình tạo nên hình hài con người từ tấm bé, và là những mầm mống đầu tiên của tình thương yêu để con người tự tin bước vào đời. Vấn đề tu dưỡng cá nhân, xây dựng nhân cách lại có ý nghĩa quyết định để cho con người trở thành người, sống có phẩm giá và có ích cho cộng đồng, cho xã hội.
Chúng ta đã khẳng định rằng, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội. Là tinh thần, nên văn hóa khó nắm bắt và cũng không bức bách như cơm ăn, nước uống. Chính vì vậy mà ý nghĩa của văn hóa, tầm quan trọng của văn hóa không phải lúc nào cũng được nhận thức rõ, và những ý kiến, những đề xuất về văn hóa, đặc biệt về tư tưởng - bộ phận quan trọng và nhạy cảm bậc nhất trong văn hóa - thường rất khác biệt, cũng dễ bị đánh giá sai, thậm chí bị quy kết, chụp mũ về chính trị, bị trừng phạt một cách oan uổng. Cho nên khi bàn về văn hóa, khi khẳng định tư tưởng dân chủ, tự do là sức sống, là nguồn sáng tạo của văn hóa, phải biết lắng nghe, tôn trọng những ý kiến khác biệt, miễn đó là những ý kiến trung thực, thật lòng quan tâm đến sự phát triển của văn hóa, của đất nước.