Chuyên đề

Nhà văn Bùi Hiển và Hoàng Trung Thông được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh

Câu chuyện văn hoá 09:33 | 08/12/2022
Theo danh sách đính kèm Quyết định truy tặng do Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc ký, nhà văn Bùi Hiển được vinh danh với những tác phẩm Trong gió cát, tập truyện Hoa và thép và tập truyện Tâm tưởng.
aa

Theo danh sách đính kèm Quyết định truy tặng do Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc ký, nhà văn Bùi Hiển được vinh danh với những tác phẩm Trong gió cát, tập truyện Hoa và thép và tập truyện Tâm tưởng. Nhà thơ Hoàng Trung Thông được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh với các tập thơ: Đường chúng ta đi, Những cánh buồm, Đầu sóng, Tiếng thơ không dứt.

Cụ thể, trong sanh sách 128 tác giả, đồng tác giả nhận giải thưởng Nhà nước, Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật có 16 tác giả, đồng tác giả được truy tặng danh hiệu. Trong đó có 8 tác giả, đồng tác giả nhận truy tặng Giải thưởng Nhà nước, 8 tác giả , đồng tác giả được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh.

8 tác giả, đồng tác giả nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh gồm: nhạc sĩ Hồng Đăng, nhiếp ảnh gia Chu Chí Thành, nhiếp ảnh gia Võ Nguyên Nhân, NSND Đặng Hùng, NSND Vũ Việt Cường, NSND Lê Văn Khình, NSND Ứng Duy Thịnh và NSND Nguyễn Thị Hiển.

8 tác giả được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh là nhà văn Bùi Hiển, nhạc sĩ Văn Ký, tác giả Nguyễn Văn Chước, tác giả Hoàng Châu Ký, tác giả Nguyễn Xuân Trình, tác giả Nguyễn Xuân Đức, nhà thơ Hoàng Trung Thông, đồng tác giả Phan Thế Dõng.

Về Giải thưởng Nhà nước, có 87 tác giả, đồng tác giả được trao tặng giải thưởng này và 25 tác giả, đồng tác giả được truy tặng.

Trong danh sách truy tặng Giải thưởng Nhà nước có nhà văn Nguyễn Huy Thiệp. Ông được truy tặng giải thưởng với các tác phẩm Truyện ngắn Tướng về hưu và tập truyện ngắn Những ngọn gió Hua Tát của ông được chọn để vinh danh.

Lễ trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật năm 2022 dự kiến diễn ra ngày 15-16/12 tại Nhà hát Lớn Hà Nội.

NP


10 tác phẩm xuất sắc vào chung khảo “Giải thưởng Thiếu nhi Dế Mèn” 2025

10 tác phẩm xuất sắc vào chung khảo “Giải thưởng Thiếu nhi Dế Mèn” 2025

Baovannghe.vn - Ngày 15/5, báo Thể thao và Văn hóa (Thông tấn xã Việt Nam) chính thức công bố 10 tác phẩm xuất sắc lọt vào chung khảo Giải thưởng Thiếu nhi Dế Mèn lần 6-2025. Trong đó, có 1 tập truyện tranh, 1 tuyển tập nhạc, 1 bộ tranh, 2 tập thơ cùng 6 tác phẩm văn xuôi.
Tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Baovannghe.vn - Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, từ 16-19/5/2025, thành phố Hà Nội tổ chức triển lãm, biểu diễn nghệ thuật và nhiều hoạt động VH- NT ý nghĩa bày tỏ lòng tri ân, kính yêu vô hạn đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất
Lời niệm - Thơ Mai Quỳnh Nam

Lời niệm - Thơ Mai Quỳnh Nam

Baovannghe.vn- Nước thánh không rũ sạch bụi trần/ vẫn là nước thánh
Dạ Đàm tùy lục - Tráng Tử

Dạ Đàm tùy lục - Tráng Tử

Sau Liêu Trai chí dị của Bồ Tùng Linh, ở Trung Quốc giai đoạn cuối thời Minh, đầu thời Thanh đã hình thành một phong trào sáng tác tiểu thuyết mạnh mẽ và rộng khắp, trong vô số tác phẩm thời kỳ đó, Dạ Đàm tùy lục của Hòa Bang Ngạch có thể nói là tác phẩm xuất sắc và nổi bật nhất. Trong Dạ Đàm tùy lục tác giả lại dùng một nét bút lạnh lẽo đen tối để miêu tả thế giới hồ ly ma quỷ. Thế giới ấy cũng đen tối xấu xa như thế giới con người.
Cảm quan tỉnh lẻ trong kịch Chekhov

Cảm quan tỉnh lẻ trong kịch Chekhov

Trong nền văn học Nga hiện đại, Anton Chekhov hiện lên như một nhà viết kịch có khả năng chuyển hóa cái tầm thường và lặp lại thành chất liệu nghệ thuật. Không chọn những biến cố kịch tính hay bi hùng, kịch của Chekhov lặng lẽ khắc họa đời sống trì trệ của tầng lớp trí thức và tiểu quý tộc nơi tỉnh lẻ Nga cuối thế kỷ 19. Từ những điền trang bức bối, những giấc mơ Moskva bất thành, cho tới sự im lặng của tiếng rìu đốn cây trong Vườn anh đào, Chekhov kiến tạo nên một mỹ học phi hành động, nơi nhân vật không ngừng giằng xé nội tâm nhưng bất lực trong hành động. Bài viết này đề xuất tiếp cận “cảm quan tỉnh lẻ” trong kịch Chekhov như một hình thức tri nhận văn hóa, đồng thời khảo sát các biểu tượng không gian, âm thanh, và cấu trúc kịch phản-kịch như chiến lược nghệ thuật đặc trưng trong kịch của ông.