Chuyên đề

Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường qua đời

Câu chuyện văn hoá
07:56 | 26/07/2023
Chiều 25-7, nhiều văn nghệ sĩ trong nước không khỏi bất ngờ khi nhận được thông tin của gia đình nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường thông báo ông đã qua đời vào ngày 24-7, hưởng thọ 87 tuổi. Trước đó, vào ngày 6/7/2023 vợ ông là nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ cũng vừa từ biệt cuộc đời
aa

Chiều 25-7, gia đình nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường thông báo ông đã qua đời vào ngày 24-7, hưởng thọ 87 tuổi. Trước đó, vào ngày 6/7/2023 vợ ông là nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ cũng vừa từ biệt cuộc đời

Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh ngày 9-9-1937 tại Huế, quê gốc ở làng Bích Khê, xã Triệu Long, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Ông tốt nghiệp ban Việt Hán - Trường Đại học Sư phạm Sài Gòn, tốt nghiệp cử nhân triết học - Đại học Văn khoa Huế.

Từ năm 1966, Hoàng Phủ Ngọc Tường tham gia hoạt động cách mạng trên mặt trận văn nghệ. Ông từng là Tổng thư ký, Chủ tịch Hội VHNT Bình Trị Thiên cũ, Tổng Biên tập Tạp chí Cửa Việt (Hội VHNT Quảng Trị).

Ông tham gia sáng tác đa dạng với thơ, nhàn đàm, bút ký. Tuy nhiên, nhắc đến Hoàng Phủ Ngọc Tường, độc giả vẫn thường nhớ đến ông như một tác giả độc đáo của thế loại bút ký.

×

Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường là tác giả của các tập bút ký nổi tiếng như: Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn Lâu, Rất nhiều ánh lửa, Ngọn núi ảo ảnh, Rượu hồng đào chưa uống đã say, Miền cỏ thơm, Bản di chúc của cỏ lau, Huế - di tích và con người, Lời tạ từ gửi từ một dòng sông… Trong đó, Ai đã đặt tên cho dòng sông được xem là tập bút ký nổi tiếng nhất của Hoàng Phủ Ngọc Tường viết đúng vào lúc Huế đang tiết cốc vũ, tháng 1-1981.

Trong sự nghiệp sáng tác, ông đã đạt nhiều giải thưởng và tặng thưởng văn học, như: Tặng thưởng của Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam (1999, 2002, 2007); Giải thưởng Nhà nước về văn hóa nghệ thuật năm 2007; Giải thưởng Văn học Hội nhà văn Việt Nam cho tập bút ký Rất nhiều ánh lửa (1980 - 1981); Tặng thưởng Văn học của Hội nhà văn Việt Nam cho Miền gái đẹp (2001); Giải A Giải thưởng văn học nghệ thuật Cố đô (1998-2003). Ngoài văn xuôi, Hoàng Phủ Ngọc Tường còn sáng tác thơ.

Thông tin từ gia đình cho biết, lễ tưởng nhớ nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường sẽ được tổ chức từ 4 giờ ngày 30 đến chiều 31-7 tại Hội Văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế (Số 3 Phan Bội Châu, phường Vinh Ninh, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.

VN


Thời tiết ngày 20/9: Thanh Hóa - Quảng Trị tiếp tục có mưa lớn diện rộng

Thời tiết ngày 20/9: Thanh Hóa - Quảng Trị tiếp tục có mưa lớn diện rộng

Baovannghe.vn - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, từ đêm 19/9 - 20/9, mưa lớn xảy ra tại khu vực từ Thanh Hóa - Quảng Trị
Báo Văn nghệ nhận Tặng thưởng của Ban Bí thư về hoạt động tuyên truyền lý luận, phê bình VHNT năm 2023

Báo Văn nghệ nhận Tặng thưởng của Ban Bí thư về hoạt động tuyên truyền lý luận, phê bình VHNT năm 2023

Baovannghe.vn - Tối ngày 19.9.2024 Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương đã tổ chức lễ trao Tặng thưởng các tác phẩm lý luận, phê bình VHNT năm 2023, tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội)
Đọc truyện: Cây cột nhà bay trên sông. Truyện ngắn dự thi của Lê Hòa

Đọc truyện: Cây cột nhà bay trên sông. Truyện ngắn dự thi của Lê Hòa

Baovannghe.vn - Đọc truyện: Hà Phương; Đồ họa: Thùy Dương
Công điện của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ứng phó bão số 4 và hoàn lưu sau bão

Công điện của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ứng phó bão số 4 và hoàn lưu sau bão

Baovannghe.vn - Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
Tái hiện lịch sử từ khảo cổ học

Tái hiện lịch sử từ khảo cổ học

Trong số các nhà văn nữ Việt Nam đương đại, nhà văn Vũ Thanh Lịch, Phó giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình, là cây bút văn xuôi có nội lực sung mãn. Chị là tác giả của nhiều truyện ngắn hay, ghi dấu trong lòng bạn đọc mà “Nhà Thánh” - giải nhất Cuộc thi truyện ngắn Lửa mới 2018-2019 do Tạp chí Văn nghệ Quân đội tổ chức là một minh chứng tiêu biểu.