Diễn đàn lý luận

Nhà xuất bản: Nhịp cầu đưa tác phẩm Văn học đến với độc giả

Hồ Sĩ Bình
Lý luận phê bình
08:00 | 18/08/2024
Baovannghe.vn - Nhiều năm làm công việc biên tập của Nxb Hội Nhà văn - cơ quan chuyên xuất bản những sáng tác văn học, tôi luôn cảm thấy day dứt, trăn trở
aa

Đã nhiều năm làm công việc biên tập của Nhà xuất bản Hội Nhà văn - cơ quan chuyên xuất bản những sáng tác văn học, tôi luôn cảm thấy day dứt, trăn trở trước tình trạng Văn hóa đọc ngày càng xuống dốc đối với những sản phẩm sách in văn học hiện nay. Điều này cũng thật dễ hiểu bởi sự xuất hiện của công nghệ thông tin, những trang mạng về văn học nghệ thuật, sách điện tử cùng các phương tiện vui chơi giải trí phong phú khác.

Nhà xuất bản: Nhịp cầu đưa tác phẩm Văn học đến với độc giả
Ảnh minh họa. Nguồn Internet

Thời trước, một số lượng khá lớn sách in cũng được Nhà Nước bao cấp. Về tài chính, mọi hoạt động và lương cán bộ công nhân viên cũng được Nhà nước trả lương nhưng hiện nay hầu hết các nhà xuất bản đều phải tự cân đối thu chi về kinh phí hoạt động, nói chung là “tự cung tự cấp” nên gặp nhiều khó khăn. Nguồn thu rất hạn hẹp, chủ yếu lấy từ thu phí các Quyết định xuất bản cấp cho các tác giả có sách đã đăng ký. Về phía đối tác, các nhà văn, nhà thơ tại địa phương, đa phần là những người chưa phải có chỗ đứng trong nền văn học Việt Nam hiện đại, tên tuổi còn xa lạ với bạn đọc nên sách của họ khó phát hành rộng rãi. Trong khi đó, các nhà in, cơ sở phát hành lớn ở nước ta, họ cũng xem mặt đặt tên, ưu tiên cho các tác giả nổi tiếng, sách thuộc loại “hot”. Bằng con mắt của nhà sản xuất kinh doanh, loại sách nào, của tác giả nào, sách của họ sẽ trở nên best seller, tê-ra phát hành lên đến hàng chục, hàng trăm ngàn bản cho một lần xuất bản. Chưa kể, các nhà phát hành sách còn đầu tư, đặt hàng trước bằng cách tạm ứng nhuận bút cho tác giả. Các tác giả này, ngoài việc tác phẩm của họ được quảng bá rộng rãi, nhờ đó tác giả có được nguồn thu nhuận bút đáng kể. Thời kinh tế thị trường, sách cũng là một sản phẩm kinh doanh theo quy luật của cung cầu, được tính toán làm sao để có lợi nhuận.

Trở lại tình hình của các nhà xuất bản tại địa địa phương, các Chi nhánh đại diện có văn phòng tại Đà Nẵng. Hiện nay các tác giả có sách in, đa số họ tự bỏ tiền ra in, khó nhất là khâu phát hành. Một số tác giả liên hệ với các cơ sở phát hành, dưới dạng “gửi bán” nhưng thủ tục thì rườm rà, các nhà sách lại không mặn mà, sách thì không bán được. Số khác, tự phát hành bằng mối quan hệ với nhà tài trợ, các hội đồng hương, hội ái hữu trường học, các học sinh cũ, bạn bè thân hữu… Nhưng thực tế chuyện phát hành sách cho các ấn phẩm văn học, văn hóa gặp muôn vàn khó khăn, chưa thấy tác giả nào sống được nhờ vào việc bán sách cả. Riêng mảng thơ, tình hình lại càng tối tăm hơn. Chi nhánh Nhà Xuất bản Hội Nhà Văn – Miền Trung và Tây Nguyên cấp phép xuất bản hàng năm, thơ chiếm tỷ lệ đến 75% đầu sách. Ai cũng có thể in được miễn là thơ không hay không dở, phập phù giữa cái ranh giới “thường thường bậc trung” trở lên, hoặc yếu quá, có người không ngần ngại nhờ người biên tập góp ý sửa sang lại. Có thể nói là “nhà nhà làm thơ, nhà nhà in thơ”. Ở đời, phàm cái gì nhiều quá người ta cũng nhàm chán vì thế rất nhiều bạn đọc đã quay lưng lại. Khoảng 20 năm lại đây lại rộ lên sáng tác thơ theo những trào lưu văn học hiện đại, hậu hiện đại, tân hình thức, thơ siêu thực… Sáng tạo nghệ thuật bao giờ cũng cần đổi mới, cách tân nhưng đa phần bạn đọc họ thích tiếp cận thơ một cách trực tiếp bằng mắt, cảm thấu, cảm xúc tức thì nhưng có một số thơ khó hiểu dạng như đổ chữ may rủi, đánh đố bạn đọc, phần nào cũng làm cho bạn đọc xa lánh thơ. Tình trạng không thể phát hành, không có nơi tiêu thụ, in thơ chỉ vài trăm cuốn chủ yếu để đem đi tặng. Tình trạng in thơ loạn xạ như vậy xảy ra từ địa phương cho đến trung ương. Gần đây trong một cuộc hội thảo về Ngày Sách và văn hóa đọc, có một nữ sinh học mới lớp 10 đã phát biểu, đại ý: Em không hiểu vì sao người ta thi nhau in thơ chỉ đem tặng, có người được tặng sách không thích nhận cũng vẫn tặng, thơ lại vẫn cứ in. Một ý kiến buộc những người có liên quan đến xuất bản sách phải suy nghĩ.

Trước thực tế tình hình xuất bản sách in thật sự u ám, gặp những khó khăn, Chi nhánh NXB Hội Nhà văn đã có một kế hoạch đẩy mạnh việc đưa tác phẩm văn học đến với bạn đọc và công chúng:

1. Tổ chức xây dựng các mối liên kết, quan hệ với các cơ quan đoàn thể và các nhà tài trợ để hỗ trợ cho những tác phẩm văn học có giá trị. Cần phải tư vấn, đề xuất, làm đề án, dự trù kinh phí tài trợ đặc biệt là những công trình lớn. Ví dụ: Bộ sách Nguyễn Văn Xuân toàn tập (gồm 7 tập, cỡ lớn, bìa cứng gần 4000 trang), chúng tôi đã bỏ công sức hơn 2 năm để hoàn thành bản thảo. Bộ sách đã được Ủy ban Nhân dân TP Đà Nẵng và Quảng Nam tài trợ và được phát hành khá rộng rãi. Mới đây là bộ sách về Bình Dương Thăng Bình (Bình Dương, vùng đất anh hùng, Vườn Mẹ, Ong rừng) do Hội đồng hương Thăng Bình tài trợ. Bộ sách được ra mắt tại Quảng Nam và Hà Nội.

2. Nắm bắt nhạy bén thời sự để kịp thời phục vụ bạn đọc. Bên cạnh nhằm quảng bá, thực hiện nhiệm vụ chính trị tại địa phương. Ví dụ tập sách song ngữ phục vụ Apec 2017 được tổ chức tại Đà Nẵng. Bộ sách song ngữ Cảm nhận Đà Nẵng- Điều còn lại nhằm giới thiệu các chân dung văn học của các hội viên Hội Nhà văn VN tại Đà Nẵng. Tiểu thuyết Câu chuyện Đà Nẵng và bộ sách Văn học dân gian Quảng Nam Đà Nẵng gần 2000 trang, Thái Bá Lợi toàn tập (4 tập, hơn 2000 trang) cũng đã được in với số lượng lớn phát hành cả nước…

3. Quảng bá, thông tin truyền thông giới thiệu trên báo chí, đài phát thanh và truyền hình tại địa phương, tham gia các buổi tọa đàm, thường xuyên tổ chức, tham dự những buổi ra mắt sách ở địa phương và một số tỉnh thành khu vực Miền Trung & Tây Nguyên.

Biên tập viên, Nhà xuất bản Hội Nhà văn thường xuyên tham gia viết lời giới thiệu, phê bình cho những tác phẩm do Nhà Xuất bản Hội Nhà văn ấn hành. Đây là một hoạt động cần thiết để nâng cao giá trị, tên tuổi cho tác giả, tác phẩm. Có chế độ ưu đãi cho những cộng tác viên thường xuyên. Với những tác giả có nhu cầu tổ chức nội dung, viết bản thảo hay đề cương sách, Chi nhánh Nhà Xuất bản Hội Nhà văn cũng sẵn sàng đáp ứng.

Hồ Sĩ Bình | Báo Văn Nghệ

* Bài viết từ tham luận- Hội Nhà văn Đà Nẵng

-----------

Bài viết cùng chuyên mục:

Đeo vòng kim cô cho nhà xuất bản khi định giá sách giáo khoa? Đấu thầu sách giáo khoa và nỗi lo “đi đêm” giữa các nhà xuất bản Phát hành sách online, khâu đột phá của các nhà xuất bản Bắt tay Nhà xuất bản: Bán bản quyền tác phẩm Khai mạc Trại sáng tác văn học về đề tài Lực lượng vũ trang - Chiến tranh cách mạng
Đọc truyện: Cây cột nhà bay trên sông. Truyện ngắn dự thi của Lê Hòa

Đọc truyện: Cây cột nhà bay trên sông. Truyện ngắn dự thi của Lê Hòa

Baovannghe.vn - Đọc truyện: Hà Phương; Đồ họa: Thùy Dương
Công điện của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ứng phó bão số 4 và hoàn lưu sau bão

Công điện của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ứng phó bão số 4 và hoàn lưu sau bão

Baovannghe.vn - Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
Tái hiện lịch sử từ khảo cổ học

Tái hiện lịch sử từ khảo cổ học

Trong số các nhà văn nữ Việt Nam đương đại, nhà văn Vũ Thanh Lịch, Phó giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình, là cây bút văn xuôi có nội lực sung mãn. Chị là tác giả của nhiều truyện ngắn hay, ghi dấu trong lòng bạn đọc mà “Nhà Thánh” - giải nhất Cuộc thi truyện ngắn Lửa mới 2018-2019 do Tạp chí Văn nghệ Quân đội tổ chức là một minh chứng tiêu biểu.
Mùa thu. Truyện ngắn của Như Bình

Mùa thu. Truyện ngắn của Như Bình

Baovannghe.vn - Bà ngoại chỉ nói: "Đừng thúc ép gì nhiều. Phải tội. Đời người bạc, phận mỏng, biết sao được số trời. Mày làm thế không sợ chuốc khổ cho con bé".
Áp thấp nhiệt đới suy yếu từ Bão số 4  trên khu vực trung Lào

Áp thấp nhiệt đới suy yếu từ Bão số 4 trên khu vực trung Lào

Baovannghe.vn - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, sáng sớm nay (19/9), áp thấp nhiệt đới trên khu vực phía Đông Bắc quần đảo Hoàng Sa đã mạnh lên thành bão - cơn bão số 4 năm 2024.