Sự kiện & Bình luận

Nhạc jazz và con gái

Tiếng nói nhà văn
10:49 | 02/01/2022
“Ồ kỳ lạ thật/ thế giới này/ người ta khóc cười/ đều đúng chỗ…”.
aa

“Ồ kỳ lạ thật/ thế giới này/ người ta khóc cười/ đều đúng chỗ…”. Tôi đọc những câu thơ này của một nhà thơ nữ, và chợt hiểu: thì ra, jazz là thế đấy! Giữa một thế giới luôn có xu hướng tìm về ổn định, tìm về những khuôn mẫu, thì jazz phá cách. Giữa một thế giới luôn sùng bái sự “đúng chỗ” thì jazz kêu gọi tới sự lạc nhịp, sự hẫng nhịp. Tâm hồn con người cũng vậy, thường thường nó bình lặng, phải chăng, kiềm chế. Nhưng chợt có lúc nó nổi loạn, nó đi ra ngoài “đường ray”, dĩ nhiên không đến nỗi dẫn tới tai nạn giao thông, nhưng vẫn là bất an, trên cả bất an, là bất ổn. Tôi đọc tiểu thuyết Rừng Na-Uy và tôi nhận thấy tâm hồn những nhân vật con gái không bình thường trong đó đều có xu hướng tìm về nhạc jazz. Đã từng có một “thời đại nhạc jazz” trong văn học Mỹ, và tác giả Rừng Na-Uy đã chịu ảnh hưởng sâu sắc sự khuấy đảo tự bên trong của dòng văn học ấy. Nhưng văn học bao giờ cũng phản ánh những bất an, những “trật đường ray” của tâm hồn con người. Và ở bất cứ thời đại nào, nhất là thời đại này, tâm hồn con gái là gần với “tâm hồn nhạc jazz” nhất. Bao giờ cũng thế, ở nơi nước lặng và lạnh lại thường chứa đựng những xoáy ngầm, ở nơi mà ta cứ tưởng mọi thứ đều “được đặt đúng chỗ” lại thường có những “điểm đứt gãy”, những nhịp hẫng, những cú ngắt hơi “ngoài khuôn nhạc”. Jazz ngẫu hứng, nhưng phải thấy, gốc của jazz là sự bất an bất ổn trong tâm hồn. Điều đó có thể bất lợi cho… hôn nhân, nhưng có lợi cho… thơ, chẳng hạn. Những cô gái trẻ làm thơ (và thơ hay) bây giờ đều thể hiện một cách ráo riết sự bất an bất ổn của mình, đều tìm đến những vực xoáy những điệu kèn dốc hơi những “ổ gà không khí” trong những chuyến không hành bất định của tâm hồn. Có lẽ vì bị nén chịu quá lâu, hàng nghìn năm hơn, mà tâm hồn con gái bây giờ nhiều khi bất chợt vỡ oà như trận mưa nát đất thủng trời ngay vào lúc ít ai ngờ nhất. Nhiều người dân Đà Nẵng từng qua một cơn bão lớn nói rằng mình đã bị “mắt bão” đánh lừa. Chính vào lúc im gió, đột nhiên trời hửng, và người ta ùa ra đường ngỡ bão đã tan, thì bão ập đến. Phút “im lặng” đánh lừa ấy chính là khi ta đang ở giữa “mắt bão”, ở giữa trung tâm bão mà không biết. Lâu nay, chúng ta cứ quen với “thơ nữ” là thơ dịu dàng, nhẹ nhàng, ngọt lành, mơ màng… nên nhiều người đọc thơ đã sốc khi đọc những nhà thơ nữ thế hệ 7X, 8X, 9X… bây giờ. Thơ họ “dữ” quá, “bạo liệt” quá, hay gì đó quá nữa… Thực ra, họ đã vượt qua “nhạc vàng”, “nhạc xanh”, “nhạc đỏ” để tới “nhạc da cam” chói gắt. Cái phần chói gắt từ bao đời đã bị quá nhiều che chắn, quá nhiều rào cản, quá nhiều bức tường làm khuất lấp. Chỉ là bây giờ thì “lộ sáng” mà thôi!...

Tôi không biết những ai đang kêu gọi về một “thế giới phẳng” trong kinh tế, có thể họ có lý (và có thể vô lý), nhưng trong thế giới tâm hồn con người, đặc biệt là tâm hồn con gái, thì khái niệm “thế giới phẳng” là vô nghĩa, thậm chí ngớ ngẩn. Không có gì “phẳng” ở đây cả, và mọi sự “yên lặng” nhất thời chỉ là biểu hiện của “mắt bão”. Người ta có thể nói: “Thì chỉ là cơn bão trong cốc nước thôi”, nhưng ai biết đâu, nếu vào đúng lúc mà ta uống phải “cốc nước” ấy, ta dễ sặc chết như chơi! Nói vậy, chứ người ta vẫn sống với những khoảng bình yên thường nhật, vẫn sống với những cốc nước lặng nhiều hơn là gặp những “cốc - nước - nổi - bão”. Nhưng nếu mình không tự biết, ngay trong thâm sâu của mình, vẫn chực chờ những cơn bão, những sóng ngầm, và có thể ngay trong cuộc sống và tâm hồn của người mình yêu thương cũng vậy, thì sẽ tự mình làm yếu đi khả năng đương đầu hay “sống chung với bão” nơi mình. Nhiều khi, người ta “khóc cười” cũng trật chỗ chứ! Và bất chợt lại say mê một “nhịp hẫng” một “ổ gà” nào đó dù chưa lường trước điều gì sẽ đến.

Âm nhạc hiện đại đã qua rất nhiều thể nghiệm, nhiều khai mở, nhiều phi giai điệu, thậm chí, không giai điệu hay phi lý tính. Nhưng âm nhạc thì vẫn là âm nhạc, nó có một đôi tai ngầm nghe được những chuyển âm chuyển điệu của thời đại, của tâm tính con người, để thích ứng. Bây giờ thì jazz lại có vẻ đã yên vị, đã đi về chuẩn mực, trong khi nhiều loại hình âm nhạc khác lại đang bung phá. Ngay đầu thế kỷ hai mươi, thơ cũng từng như vậy, và độ bung phá của thơ còn ác liệt hơn cả âm nhạc. Nhưng sang thế kỷ hai mốt, tự nhiên thơ tìm tới những chuẩn mực mới, những “tân cổ điển” dễ tiếp nhận hơn với người đọc. Hay là thơ tự biết, bây giờ còn mấy người đọc thơ đâu, làm khó nhau mà chi!

Nhưng tôi tin, nhạc jazz thì sống mãi, dù có lúc thăng lúc trầm. Chuyện ấy cũng bình thường mà. Mỗi khi con người tự thăm dò những bất ổn trong tâm hồn mình, thì lúc ấy nhạc jazz xuất hiện. Nó ngẫu hứng, tự tin, phiêu linh, nổi loạn, hơi điên, để cuối cùng, thể hiện sự tự do bất diệt của tâm hồn.

Cũng như thơ vậy.

Nguồn Văn nghệ số 52/2021


Dấu mốc trên hành trình tiểu thuyết

Dấu mốc trên hành trình tiểu thuyết

Baovanghe.vn - Tấn kịch ở Hạ Lỗi là tiểu thuyết thứ 6 trên hành trình tiểu thuyết của Nguyễn Nhuận Hồng Phương. Thiên truyện bắt đầu bằng cuộc hồi hương nhọc nhằn và bất đắc dĩ của thông phán Trịnh Huệ và cậu con trai Trịnh Hạ mới 7 tuổi đầu của ông.
Thời tiết ngày 20/9: Thanh Hóa - Quảng Trị tiếp tục có mưa lớn diện rộng

Thời tiết ngày 20/9: Thanh Hóa - Quảng Trị tiếp tục có mưa lớn diện rộng

Baovannghe.vn - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, từ đêm 19/9 - 20/9, mưa lớn xảy ra tại khu vực từ Thanh Hóa - Quảng Trị
Báo Văn nghệ nhận Tặng thưởng của Ban Bí thư về hoạt động tuyên truyền lý luận, phê bình VHNT năm 2023

Báo Văn nghệ nhận Tặng thưởng của Ban Bí thư về hoạt động tuyên truyền lý luận, phê bình VHNT năm 2023

Baovannghe.vn - Tối ngày 19.9.2024 Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương đã tổ chức lễ trao Tặng thưởng các tác phẩm lý luận, phê bình VHNT năm 2023, tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội)
Đọc truyện: Cây cột nhà bay trên sông. Truyện ngắn dự thi của Lê Hòa

Đọc truyện: Cây cột nhà bay trên sông. Truyện ngắn dự thi của Lê Hòa

Baovannghe.vn - Đọc truyện: Hà Phương; Đồ họa: Thùy Dương
Công điện của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ứng phó bão số 4 và hoàn lưu sau bão

Công điện của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ứng phó bão số 4 và hoàn lưu sau bão

Baovannghe.vn - Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.