Văn hóa nghệ thuật

Nhân chứng và lịch sử…

Sách 13:21 | 30/07/2023
Nhiều năm đã trôi qua, nhưng cảm xúc về khoảnh khắc đầu tiên của hoà bình như không hề phai trong trái tim những người lính nghệ sĩ.
aa

Nhiều năm đã trôi qua, nhưng cảm xúc về khoảnh khắc đầu tiên của hoà bình như không hề phai trong trái tim những người lính nghệ sĩ.

Với họ, hạnh phúc vì được sống qua cả cuộc chiến tranh khốc liệt, song cũng là nỗi buồn vì sự hy sinh của những đồng đội đã không thể chứng kiền niềm vui giây phút hòa bình. Và còn là một khoảng trống đầy suy tư trước mắt khi ngày mai không còn chiến tranh, trở về cuộc sống bình thường, sống, và sống cho cả những người đã hy sinh…

Nhưng hình như thời gian càng lùi xa, chỉ có họ là còn nhớ, quay quắt đến quặn lòng. Còn lại hôm nay, dường như có một sự lãng quên đến khó hiểu về những con người góp phần làm nên chiến thắng, những người đã từng hy sinh thanh xuân cho đất nước. Sở dĩ có cảm giác như vậy là bởi khi tôi đã thử tìm trên Google từ khóa “Nguyễn Ngọc Hiến - Tư Diệu”, một người lính, nghệ sĩ điện ảnh Giải phóng, với rất nhiều thành tích trong chiến tranh và hòa bình, thì chỉ có 7 thông tin sơ lược tối giản: Tên ông xuất hiện trong 3 thông tin trên báo về việc ông tham gia lực lượng văn nghệ sĩ vào chiến trường miền Nam; tham gia trường viết văn Nguyễn Du sau ngày hòa bình, và ông có tên trong danh sách đề nghị phong tặng danh hiệu NSƯT; Có 2 thông tin về liên hoan phim Việt Nam vì phim của ông đoạt giải Bông Sen; và 2 thông tin của Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch thông báo tên ông trong danh sách đề nghị phong danh hiệu NSƯT.

Tôi đã mang tâm thế đó để đọc tác phẩm truyện và ký Tôi được sống của Nguyễn Ngọc Hiến (NXB Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh – 2022), tác phẩm vừa đoạt giải Tặng thưởng văn học Tp. Hồ Chí Minh năm 2022…

*

Nguyễn Ngọc Hiến - Tư Diệu sinh ngày 1/4/1942 tại Phổ Châu, Đức Phổ, Quảng Ngãi. Nguyên là học sinh miền Nam tập kết ra Bắc, rồi trở vào chiến trường miền Nam chiến đấu thuộc phân khu Sài Gòn - Gia Định, làm công tác giáo dục, rồi là phóng viên chiến trường. Sau tháng 4/1975 ông là Đạo diễn - Giám đốc Hãng phim Nguyễn Đình Chiểu, Tp. Hồ Chí Minh cho tới ngày về hưu. Tác phẩm Tôi được sống gồm 3 phần: Ký gồm 10 bút ký “nóng” đầy chi tiết, giống như 10 cuốn phim tài liệu sinh động về chiến trường ác liệt vùng Củ Chi đất thép, những giây phút nghỉ ngơi giữa hai cuộc chiến đấu với những khoảnh khắc lãng mạn về tình yêu, về tình quê hương đất nước... Đây chính là cuộc sống mà tác giả đã trải qua. Và có lẽ cũng chính là những tư liệu để tác giả chuyển thể thành những tác phẩm điện ảnh sau này; Truyện - gồm 3 truyện ngắn nói về những hy sinh, nghĩa tình đồng đội, phảng phất tình yêu trong trẻo của những thanh xuân chiến trường, nghĩa tình đồng bào vì sự nghiệp chung mà hy sinh cả ngôi nhà của mình, gian lao mà đầy lạc quan, vững niềm tin vào ngày chiến thắng…; Hồi ức về học sinh miền Nam là những trang viết nhiều cảm xúc, kể lại chuyến đi vào cuối năm 1971 dẫn các cháu học sinh miền Nam đoàn K124 vượt Trường Sơn ra Bắc học tập. Con đường không chỉ “ma thiêng nước độc” với những cơn sốt rét rừng ác tính có thể chớp mắt lấy đi sinh mạng, mà còn là một “túi bom” quân đội Mỹ trút xuống hòng triệt tiêu con đường huyết mạch của miền Bắc chi viện cho chiến trường miền Nam… Những câu chuyện cùng rất nhiều hình ảnh, tư liệu minh họa, có thể ví như tư liệu bảo tàng về chiến tranh mà tác giả đã kỳ công lưu giữ…

Bằng lối viết khá mộc mạc, chân phương, cách kể rất giản dị, không hoa mỹ, không phóng tác, vì ngay chính tác giả cũng nhận mình không phải nhà văn chuyên nghiệp, nhưng có lẽ “nghề” làm đạo diễn phim, nhất là phim tài liệu điện ảnh, đã khiến cho Tôi được sống mang chất tư liệu bảo tàng, rất “sống” và “nóng”… Tác giả tâm sự: “Tôi thật sự hạnh phúc khi được chia sẻ những hồi ức của mình đến bạn đọc”. Vâng, không chỉ là hạnh phúc, mà với những người từng kinh qua chiến tranh như ông, dường như “được sống” còn ẩn chứa một sự biết ơn với những người đã nằm lại hôm qua…

Hoài Hương

Nguồn Văn nghệ số 30/2023


Bộ VHTT&DL: Xây dựng 4 hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể trình UNESCO

Bộ VHTT&DL: Xây dựng 4 hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể trình UNESCO

Baovannghe.vn - Bộ VHTT&DL đã có văn bản đề nghị Thủ tướng Chính phủ về việc xin phép xây dựng 4 hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể trình Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO).
Thầy ơi! - Truyện ngắn của Đinh Ngọc Lâm

Thầy ơi! - Truyện ngắn của Đinh Ngọc Lâm

Baovannghe.vn - Hồi trẻ, tôi là một đứa con gái ngang ngạnh, cũng may mà trời phú cho tôi một nhan sắc nổi trội.
Ra mắt tập truyện ngắn “Linh hồn ký ức” của nhà báo, nghệ sĩ nhiếp ảnh Phạm Công Thắng

Ra mắt tập truyện ngắn “Linh hồn ký ức” của nhà báo, nghệ sĩ nhiếp ảnh Phạm Công Thắng

Baovannghe.vn - Sáng ngày 14/7, tại Liên hiệp các Hội VHNT Hà Nội, số 19 Hàng Buồm đã diễn ra buổi ra mắt cuốn sách Linh hồn ký ức của nhà báo, nghệ sĩ nhiếp ảnh, Kỷ lục gia nhiếp ảnh Việt Nam Phạm Công Thắng. Đây là tập truyện ngắn thứ tư của ông thuộc thể loại Ma mị – Tâm linh – Liêu trai.
Đưa y tế chất lượng cao về địa phương: Vinmec Nha Trang tiên phong phẫu thuật ung thư nội soi cho bệnh nhân lớn tuổi

Đưa y tế chất lượng cao về địa phương: Vinmec Nha Trang tiên phong phẫu thuật ung thư nội soi cho bệnh nhân lớn tuổi

Baovannghe.vn - Lần đầu tiên, một ca phẫu thuật nội soi điều trị ung thư dạ dày cho bệnh nhân lớn tuổi đã được thực hiện thành công tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang (Khánh Hòa). Không chỉ là dấu mốc quan trọng về chuyên môn, ca mổ còn đánh dấu một bước tiến mới trong việc đưa y tế chất lượng cao về gần hơn với người dân miền Trung – nơi người bệnh từng phải chuyển tuyến xa mới tiếp cận được kỹ thuật điều trị ung thư nâng cao.
Những tuyến đường nào của Hà Nội sẽ cấm xe máy từ 1/7/2026?

Những tuyến đường nào của Hà Nội sẽ cấm xe máy từ 1/7/2026?

Baovannghe.vn - Thông tin từ ngày 1/7/2026 thành phố Hà Nội sẽ không có xe môtô, xe gắn máy, hạn chế xe ôtô cá nhân sử dụng nhiên liệu hóa thạch lưu thông trong đường Vành đai 1 đang được dự luận quan tâm.