Sự kiện & Bình luận

Nhân ý kiến trái chiều về bài thơ “Tiếng hạt nảy mầm”: Khai dân trí là câu chuyện hàng đầu

Thanh Thảo
Đời sống
07:00 | 12/10/2024
Baovannghe.vn - Một bài thơ giản dị nhưng thật cảm động, không chỉ vì nó viết về một lớp học của trẻ em khuyết tật khiếm thính, nó còn viết về tình người, về trách nhiệm của những người khỏe mạnh bình thường đối với trẻ em khuyết tật. Bài thơ không có gì khó hiểu, chỉ là chuyện người đọc có chịu hiểu không mà thôi.
aa

Bài thơ này được đưa vào sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5, toàn văn bài thơ như sau:

Nhân ý kiến trái chiều về bài thơ “Tiếng hạt nảy mầm”: Khai dân trí là câu chuyện hàng đầu

Nhà thơ Tô Hà viết bài thơ này đã rất lâu rồi, không thấy ai có ý kiến gì, tới lúc nó được đưa vào sách giáo khoa thì mới “ào” lên những chỉ trích, phủ nhận, nhiều ý kiến rất thậm tệ.

Điều đó nói lên cái gì?

Nó nói lên, khát vọng của nhà yêu nước, chí sĩ Phan Châu Trinh sau 100 năm vẫn còn rất thời sự, rất cập nhật, đó là khát vọng “khai dân trí”.

Chúng ta nhiều khi lầm tưởng, bây giờ ai cũng dùng smartphone thì ai cũng là người đã được “khai dân trí” quá cỡ rồi, không cần thêm nữa.

Có rất nhiều văn bản đề cập đến việc Phan Châu Trinh chú tâm nhất đến “khai dân trí”, tức cải tổ lại nền giáo dục, dạy những tri thức mới, mở mang đầu óc con người. Tôi cho rằng, khi chọn đưa bài thơ “Tiếng hạt nảy mầm” vào sách giáo khoa lớp 5, những người tu thư sách giáo dục đã đi đúng đường hướng Phan Châu Trinh kêu gọi, là cải tổ lại nền giáo dục, tăng tính nhân văn cho sách giáo khoa Tiếng Việt, hướng học sinh nhỏ tuổi biết nghĩ cho bạn cùng lứa tuổi với mình nhưng phải chịu khuyết tật. Đó mới thật sự là “biết nghĩ cho người khác” ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

“Khai dân trí” không chỉ là khai mở trí tuệ, mà còn là khai mở tình yêu thương, lòng thông cảm, dẫn tới ý thức trách nhiệm, những điều đã và sẽ làm nên nhân cách con người, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào.

Vì vậy, người lớn, hay phụ huynh, mỗi khi lên mạng xã hội rất cần suy đi nghĩ lại, mình chê bai quá mức một bài thơ hay, giàu tính nhân văn, có phải chính mình đã làm cho con em mình trở nên khuyết tật về nhân cách, về tình yêu thương không? Khai dân trí không chỉ dành cho trẻ em, cho học sinh, mà còn dành cho người lớn, cho cha mẹ học sinh nữa đấy.

Một bài thơ nhỏ dành cho học sinh nhỏ tuổi lại đặt ra một vấn đề lớn, một câu chuyện dài tới trăm năm, nó không chỉ đọc bài thơ khiến ta nghe êm tai, mà còn là lời cảnh báo nghiêm khắc cho chính chúng ta về “đạo làm người”. Khai dân trí cũng là khai đạo, khiến chúng ta nhuần thấm đạo làm người trong thời buổi kinh tế thị trường này.

Thanh Thảo | Báo Văn nghệ

--------

Bài viết cùng chuyên mục:

Tiếp tục chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của người có công Đời sống văn học, đôi điều cảm nhận Cuộc thi và Triển lãm Mỹ thuật Việt Nam năm 2023: Sự sôi động của đời sống Mỹ thuật BÁC HỒ với đời sống tâm linh Đọc truyện: Trăm ngàn. Truyện ngắn dự thi của Ngô Tú Ngân
Nguyễn Đình Thi - Thơ Nguyên Hùng

Nguyễn Đình Thi - Thơ Nguyên Hùng

Baovannghe.vn- Sinh ở Lào nhưng là người Hà Nội/ Một nghệ sĩ hào hoa sắc sảo đa tài
Triển lãm nghệ thuật "Sắc màu bừng nở"

Triển lãm nghệ thuật "Sắc màu bừng nở"

Baovannghe.vn - Từ ngày 23/11 đến ngày 15/12/2024, tại Nguyen Art Gallery (Hà Nội), sẽ diễn ra triển lãm tranh màu nước Colors in Bloom - Sắc màu bừng nở của nhóm 6 họa sĩ trẻ.
Yêu người cây mở đất - Thơ Chung Tiến Lực

Yêu người cây mở đất - Thơ Chung Tiến Lực

Baovannghe.vn- Như những mũi lao cắm vào vùng ngập mặn/ Mầm sống gieo trên sóng nước hoang sơ
Nên bị gai đâm - Tản văn của Chu Văn Sơn

Nên bị gai đâm - Tản văn của Chu Văn Sơn

Baovannghe.vn - Và ta cứ yên trí đi qua thế giới này với bước chân quen xéo lên cỏ hoa. Thỉnh thoảng bàn chân nên bị gai đâm, để ta được giật mình: Tổn thương là rỉ máu.
Trịnh Hoài Đức - Nhà thơ, nhà viết kịch tài hoa

Trịnh Hoài Đức - Nhà thơ, nhà viết kịch tài hoa

Baovannghe.vn - Kịch Trịnh Hoài Đức ngoài chất hài ý nhị, sâu cay, cười ra nước mắt còn bao hàm cả triết lý sâu sắc về thế giới quan, nhân sinh quan... Thơ của ông như gieo vào lòng người cái tình sâu lắng, ngôn ngữ giản dị mà nhân văn đa nghĩa đầy tính bác học...