Chuyên đề

“Phồn hoa” – cuốn tiểu thuyết từng khuynh đảo văn đàn Trung Quốc

Câu chuyện văn hoá 07:54 | 01/07/2022
Ngay khi vừa xuất bản, “Phồn hoa” của nhà văn Kim Vũ Trừng đã được xếp đầu bảng danh sách tiểu thuyết Trung Quốc năm 2012, năm 2013 giành giải thưởng tiểu thuyết hàng năm của giải Văn hóa Lỗ Tấn lần thứ nhất, năm 2015 giành giải thưởng Mao Thuẫn – giải thưởng văn học danh giá nhất Trung Quốc. Với sức ảnh hưởng của mình, tiểu thuyết này đã được dịch và xuất bản tại các nước: Việt Nam, Anh, Pháp, Mỹ, Nhật…
aa

Ngay khi vừa xuất bản, “Phồn hoa” của nhà văn Kim Vũ Trừng đã được xếp đầu bảng danh sách tiểu thuyết Trung Quốc năm 2012, năm 2013 giành giải thưởng tiểu thuyết hàng năm của giải Văn hóa Lỗ Tấn lần thứ nhất, năm 2015 giành giải thưởng Mao Thuẫn – giải thưởng văn học danh giá nhất Trung Quốc. Với sức ảnh hưởng của mình, tiểu thuyết này đã được dịch và xuất bản tại các nước: Việt Nam, Anh, Pháp, Mỹ, Nhật…

Tiểu thuyết vừa ra đời đã gây tiếng vang lớn trên văn đàn, thậm chí dẫn đến cơn sốt lớn ở Trung Quốc. Đây là giai tác xuất sắc nhất của Trung Quốc trong một thập kỷ trở lại đây. Tác phẩm được cả giới phê bình tinh hoa và độc giả bình thường hết lời tán thưởng. Đối với độc giả bình thường, lượng tiêu thụ của Phồn hoa đã nói lên mê lực của nó: liên tục đứng trong danh sách các tiểu thuyết bán chạy nhất Trung Quốc. Từ tháng 3 năm 2013 xuất bản đến tháng 6 năm 2014, thống kê sách bìa mềm đạt lượng tiêu thụ 200 nghìn bản, tái bản 11 lần, giữa tháng 6 năm 2014 xuất bản bản bìa cứng. Đối với giới văn học, “Phồn hoa” trở thành tiểu thuyết được quan tâm nhất, hấp dẫn nhất trên văn đàn Thượng Hải và văn đàn Trung Quốc. Nhiều hội thảo về “Phồn hoa” được tổ chức, thu hút sự quan tâm của giới học giả cũng như đông đảo bạn đọc yêu văn học.

Ban đầu khi viết Phồn hoa, Kim Vũ Trừng chỉ muốn lên mạng viết về những câu chuyện của những con người vô danh, cho nên đã dùng bút danh Độc Thượng Các Lầu để viết. Phương thức xuất bản trên mạng đặc thù của tiểu thuyết đã thu hút sự quan tâm của người đọc, vô số lời bình luận tán thưởng, dẫn đến hiện tượng “Phồn hoa” trong giới phê bình và đông đảo độc giả, đặc biệt là độc giả trẻ. Nhà văn đầu bạc Kim Vũ Trừng đã chọn cách đăng tải tác phẩm của mình giống với các nhà văn trẻ – đăng tải từng phần trên mạng trước. Sau nhiều lần gia công, chỉnh sửa mới in thành cuốn sách 30 vạn chữ, trở thành một đóa hoa rực rỡ của văn học Thượng Hải.

Tiểu thuyết “Phồn hoa” đã viết về những con người bé nhỏ có số phận khốn khổ trong bức tranh lịch sử rộng lớn. Điều đáng quý của tiểu thuyết này là đã xây dựng lại đời sống của những con người bình thường ở Thượng Hải, thông qua việc khắc họa tầng lớp thị dân trong 30 năm, tiểu thuyết đã cho chúng ta thấy toàn bộ diện mạo của thị dân Thượng Hải, và từ hai tầng diện lịch sử và hiện thực đã tiến hành phê phán, chỉ ra chân tướng của quan hệ giữa thành phố và con người trong cuộc sống ở thành phố Thượng Hải.

Tiểu thuyết viết về ba thế hệ nhân vật, mỗi số phận, bối cảnh gia đình, không gian sống chủ yếu, tính cách đều khác nhau. Từ những mảnh đời như vậy, tác giả đã phát hiện ra một bức tranh chỉnh thể về cuộc sống của con người Thượng Hải, phản ánh sâu sắc biến thiên của thời đại ẩn sau mỗi cảnh đời.

Tác phẩm sử dụng nhiều ngôn ngữ Thượng Hải, khiến cho tác phẩm mang đậm chất Thượng Hải, và ở phương diện ngôn ngữ, tác phẩm cũng khắc phục được khó khăn trong tự sự của các nhà văn phương Nam khi đối diện với ngôn ngữ phổ thông. Có thể nói, Phồn hoa đã thực hiện được một cuộc đột phá đối với vị trí lũng đoạn của ngôn ngữ phương Bắc, làm cho ngôn ngữ phương Nam đi từ biên duyên vào trung tâm trong sáng tác văn học ở Trung Quốc.

Ở một góc độ nào đó, tiểu thuyết Phồn hoa đã gợi mở một cách viết mới, trên phương thức tự sự, tác giả đã tự xưng là “người kể chuyện” trở về với người kể chuyện trong thành thị cổ đại, cần người kể chuyện, cần tác phẩm được kể, cần một hiện trường kể chuyện, cần một lượng người nghe nhất định…

Đã 10 năm kể từ khi xuất bản lần đầu tiên tại Trung Quốc, tiểu thuyết Phồn hoa vẫn đang tiếp tục giữ vững vị trí của mình trên văn đàn cũng như luôn áp đảo về số lượng sách được tái bản nhiều nhất trong thời gian qua. Khi được chuyển ngữ và xuất bản bằng tiếng Việt, cuốn sách đã được độc giả Việt Nam dành sự quan tâm đặc biệt và tìm đọc trong gần 10 năm qua.

PL (tổng hợp)


Ra mắt phim mới nhân mùa Vu Lan báo hiếu 2025

Ra mắt phim mới nhân mùa Vu Lan báo hiếu 2025

Baovannghe.vn - Nhân mùa Vu Lan báo hiếu 2025, phim điện ảnh Phá đám: Sinh nhật mẹ - một câu chuyện của Bột Creative Hub vừa chính thức công bố loạt poster, với dàn diễn viên gồm: nghệ sĩ Ái Như, Thành Hội, Bé Sam, Hoàng Phi, NSƯT Hữu Châu, Huy Khánh, Ngọc Sơn.
Lai Châu có thêm 4 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2025

Lai Châu có thêm 4 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2025

Baovannghe.vn - Sáng 14/7, tại xã Khổng Lào, tỉnh Lai Châu đã tổ chức công bố Quyết định và trao chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2025.
Việt Nam gặt hái nhiều thành công tại Liên hoan Nghệ thuật châu Á lần thứ 12

Việt Nam gặt hái nhiều thành công tại Liên hoan Nghệ thuật châu Á lần thứ 12

Baovannghe.vn - Liên hoan Nghệ thuật châu Á lần thứ 12 diễn ra tại Singapore từ ngày 11 đến hết ngày 20/07/2025, với hơn 2.000 thí sinh từ 14 quốc gia khác nhau ở khu vực Châu Á – Thái Bình dương tham dự và tranh tài.
Loài hoa để nhớ, để thương

Loài hoa để nhớ, để thương

Baovannghe.vn - Một ngày đầu hạ, tôi mở vội cửa sổ lớp học để bắt đầu những tiết dạy ôn tập cho học sinh. Bất giác, nhìn thấy mấy đoá hoa bằng lăng tím ngát. Giữa cái nắng oi ả phương Nam, sắc tím của hoa bằng lăng nổi bật giữa những kẽ lá xanh, khẽ khàng rung rinh theo gió.
Bài thơ "Một giọt người" của Văn Thùy

Bài thơ "Một giọt người" của Văn Thùy

Baovannghe.vn - Bên cạnh những bài lục bát tài hoa lúng liếng giễu nhại rất đặc trưng, Văn Thùy cũng có những ngậm ngùi lắng đọng nao lòng. “Một giọt người”, thi phẩm thấm đẫm tình đời, tiêu biểu cho phía lắng đọng ấy.