" Cha tôi - nhà thơ Nguyễn Bính"- tập ký sự nhân vật, là tác phẩm mới nhất của nhà thơ Nguyễn Bính Hồng Cầu, vừa được in từ trại sáng tác chủ đề Tiếp bước mùa thu rồi ngày hăm ba của Liên hiệp Các hội văn học nghệ thuật TP.HCM. Theo đánh giá bước đầu, đây là cuốn sách dày dặn và sẽ gây xúc động cho những ai đọc " Cha tôi - nhà thơ Nguyễn Bính".
Theo đó, " Cha tôi - nhà thơ Nguyễn Bính" là hành trình của con gái tìm kiếm hình bóng, những câu chuyện về người cha đã mất suốt dặm dài đất nước, trải bao tháng năm, và cũng là tâm nguyện đau đáu cả đời của nhà thơ Nguyễn Bính Hồng Cầu. Cha tôi - nhà thơ Nguyễn Bính dày gần 500 trang, kể trọn vẹn về cuộc đời 49 năm của thi sĩ (1917-1966 *).
Theo chia sẻ của nhà thơ Nguyễn Bính Hồng Cầu, lúc sinh thời, thơ ông được nhiều người yêu thích, nhưng cũng có lời chê, phê bình trên báo chí, cho rằng thơ ông là vè, hoặc “có vấn đề”. Khi ông qua đời, thơ Nguyễn Bính vắng bóng trên thi đàn suốt hơn 20 năm. Mãi đến năm 1986, thơ ông mới được in lại và ngay lập tức bán hết hàng chục ngàn bản in lần đầu. Thập niên 1980-1990, thơ Nguyễn Bính đã vượt con số phát hành hàng triệu bản và sống mãi trong lòng bạn đọc.
Việc xuất bản Cha tôi - nhà thơ Nguyễn Bính, ngoài ghi chép về cuộc đời của cha mình từ hồi ức của nhiều người, nhà thơ Nguyễn Bính Hồng Cầu còn giải mã những uẩn khuất trong cuộc đời của thi nhân, giãi bày cả những nỗi khổ tâm mà bà đã gánh chịu hàng chục năm ròng khi bị đời dị nghị là “mạo nhận con Nguyễn Bính”. “Tôi hoàn toàn không có ý thanh minh, đính chính hay phản bác điều chi, chỉ cố hết sức mình trả sự thật về đúng chỗ của nó” - nhà thơ Nguyễn Bính Hồng Cầu chia sẻ. Những sự thật cay mắt người hôm nay.
Nguyễn Phương