Chuyên đề

Ra mắt tuyển tập sáng tác của nhà thơ Vũ Từ Trang

Câu chuyện văn hoá 07:39 | 09/11/2021
NXB Hội Nhà văn phối hợp với gia đình nhà thơ, nhà văn Vũ Từ Trang (1948 - 2020) ra mắt bộ sách gồm; “Vũ Từ Trang - Thơ” và hai tập “Vũ Từ Trang - Chân dung văn học”, tập hợp nhiều sáng tác, bài viết đã được ông đăng tải, in ấn trong nhiều năm qua.
aa

NXB Hội Nhà văn phối hợp với gia đình nhà thơ, nhà văn Vũ Từ Trang (1948 - 2020) ra mắt bộ sách gồm; “Vũ Từ Trang - Thơ” và hai tập “Vũ Từ Trang - Chân dung văn học”, tập hợp nhiều sáng tác, bài viết đã được ông đăng tải, in ấn trong nhiều năm qua.

Theo đó, cuốn thơ có phần hai gồm 28 bài viết của các nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu về thơ Vũ Từ Trang. Cuốn chân dung văn học tập 2 cũng có phần “Tri âm, nhận định chân dung văn học” gồm 16 bài viết của các đồng nghiệp, bạn viết thế hệ sau. Các tác giả thể hiện những đánh giá trân trọng, giàu tình cảm đối với lao động không ngơi nghỉ của nhà thơ Vũ Từ Trang. Trong đó, cùng với sức làm việc bền bỉ, vượt lên bệnh trọng những năm cuối đời, tác phẩm Vũ Từ Trang luôn thắm thiết tình yêu thương với bạn hữu, với con người, cuộc đời.

Sinh thời nhà văn, nhà thơ Vũ Từ Trang đã xuất bản sáu tập thơ, năm tập chân dung văn học, một truyện dài, hai tiểu thuyết và một số cuốn sách khảo cứu. Cho đến những ngày tháng trước khi ra đi, ông vẫn kịp hoàn thành tiểu thuyết “Và khép rồi lại mở”, được giải ba thi tiểu thuyết của Hội Nhà văn Việt Nam.

Trước đó, đánh giá về giá trị của những cuốn chân dung văn học của nhà văn, nhà thơ Vũ Từ Trang, nhà thơ Vũ Quần Phương từng cho rằng “Nó là kho hiện vật, kho tư liệu tâm hồn, làm chứng tích cho một thời gian khổ, thiếu thốn, chật hẹp đủ điều nhưng ước vọng tinh thần và ý chí sáng tạo của con người văn chương thì thật đẹp, đủ sức giúp họ đứng vững và tạo nên một trong những điều kỳ diệu của cuộc đời này: Ấy là nghệ thuật ấy là văn chương”. Nhà phê bình văn học Phạm Đình Ân cho rằng: “Bộ sách của Vũ Từ Trang còn có giá trị vừa về tinh thần, vừa về vật chất, khi chúng đóng góp vào tài sản Bảo tàng Văn học Việt Nam”.

VK


10 tác phẩm xuất sắc vào chung khảo “Giải thưởng Thiếu nhi Dế Mèn” 2025

10 tác phẩm xuất sắc vào chung khảo “Giải thưởng Thiếu nhi Dế Mèn” 2025

Baovannghe.vn - Ngày 15/5, báo Thể thao và Văn hóa (Thông tấn xã Việt Nam) chính thức công bố 10 tác phẩm xuất sắc lọt vào chung khảo Giải thưởng Thiếu nhi Dế Mèn lần 6-2025. Trong đó, có 1 tập truyện tranh, 1 tuyển tập nhạc, 1 bộ tranh, 2 tập thơ cùng 6 tác phẩm văn xuôi.
Tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Baovannghe.vn - Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, từ 16-19/5/2025, thành phố Hà Nội tổ chức triển lãm, biểu diễn nghệ thuật và nhiều hoạt động VH- NT ý nghĩa bày tỏ lòng tri ân, kính yêu vô hạn đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất
Lời niệm - Thơ Mai Quỳnh Nam

Lời niệm - Thơ Mai Quỳnh Nam

Baovannghe.vn- Nước thánh không rũ sạch bụi trần/ vẫn là nước thánh
Dạ Đàm tùy lục - Tráng Tử

Dạ Đàm tùy lục - Tráng Tử

Sau Liêu Trai chí dị của Bồ Tùng Linh, ở Trung Quốc giai đoạn cuối thời Minh, đầu thời Thanh đã hình thành một phong trào sáng tác tiểu thuyết mạnh mẽ và rộng khắp, trong vô số tác phẩm thời kỳ đó, Dạ Đàm tùy lục của Hòa Bang Ngạch có thể nói là tác phẩm xuất sắc và nổi bật nhất. Trong Dạ Đàm tùy lục tác giả lại dùng một nét bút lạnh lẽo đen tối để miêu tả thế giới hồ ly ma quỷ. Thế giới ấy cũng đen tối xấu xa như thế giới con người.
Cảm quan tỉnh lẻ trong kịch Chekhov

Cảm quan tỉnh lẻ trong kịch Chekhov

Trong nền văn học Nga hiện đại, Anton Chekhov hiện lên như một nhà viết kịch có khả năng chuyển hóa cái tầm thường và lặp lại thành chất liệu nghệ thuật. Không chọn những biến cố kịch tính hay bi hùng, kịch của Chekhov lặng lẽ khắc họa đời sống trì trệ của tầng lớp trí thức và tiểu quý tộc nơi tỉnh lẻ Nga cuối thế kỷ 19. Từ những điền trang bức bối, những giấc mơ Moskva bất thành, cho tới sự im lặng của tiếng rìu đốn cây trong Vườn anh đào, Chekhov kiến tạo nên một mỹ học phi hành động, nơi nhân vật không ngừng giằng xé nội tâm nhưng bất lực trong hành động. Bài viết này đề xuất tiếp cận “cảm quan tỉnh lẻ” trong kịch Chekhov như một hình thức tri nhận văn hóa, đồng thời khảo sát các biểu tượng không gian, âm thanh, và cấu trúc kịch phản-kịch như chiến lược nghệ thuật đặc trưng trong kịch của ông.