Sự kiện & Bình luận

Sản phẩm nông nghiệp OCOP vươn xa nhờ chuyển đổi số

Thuận Chi
Đời sống 05:00 | 05/07/2025
Baovannghe.vn- Chuyển đổi số trong nông nghiệp ở Ninh Bình không còn là câu chuyện trên giấy. Những người nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp vừa và nhỏ đang từng bước làm chủ các công nghệ mới, từ truy xuất nguồn gốc, bán hàng đa kênh đến sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Câu chuyện “nông dân số” đang mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp địa phương.
aa
Sản phẩm nông nghiệp OCOP vươn xa nhờ chuyển đổi số
Tỉnh Ninh Bình đang từng bước đưa chuyển đổi số vào các nhiệm vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Những “nông dân số” tiên phong

Tại thôn 3, xã Phú Long (huyện Nho Quan), anh Đinh Văn Hợp, chủ trang trại dưa lưới vàng công nghệ cao, đã trở thành biểu tượng cho sự chuyển mình của nông nghiệp địa phương. Sau 7 năm bền bỉ đầu tư kỹ thuật, từ hệ thống kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm, dinh dưỡng đến tưới tiêu tự động, quản lý sâu bệnh bằng phần mềm, anh Hợp không chỉ đảm bảo chất lượng nông sản mà còn nâng cao thu nhập, đạt gần 1 tỷ đồng mỗi năm. Việc kết hợp với mạng xã hội để tiêu thụ trực tiếp sau thu hoạch giúp sản phẩm đến tay người dùng nhanh, đảm bảo độ tươi và an toàn.

Không riêng anh Hợp, tại xã Yên Sơn (thành phố Tam Điệp), anh Đoàn Văn Ba, Chi hội trưởng Chi hội nghề nghiệp trồng và chế biến tinh bột sắn dây, cũng đã nhanh nhạy ứng dụng mã QR truy xuất nguồn gốc và bán hàng qua mạng xã hội. Nhờ đó, sản phẩm sắn dây ta, loại nông sản đặc trưng của địa phương, được mở rộng thị trường, mang lại doanh thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Theo thống kê, toàn tỉnh có 348 HTX nông nghiệp (trong đó 212 HTX dịch vụ nông nghiệp và 136 HTX chuyên ngành), cùng 323 tổ hợp tác. Một số HTX đã chủ động ứng dụng công nghệ cao, xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ. Tuy vậy, phần lớn HTX vẫn gặp khó trong tiếp cận công nghệ số do hạn chế về kỹ năng, vốn và hạ tầng.

OCOP, động lực số hóa nông nghiệp địa phương

Tính đến cuối năm 2024, toàn tỉnh Ninh Bình đã có 209 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên, phân bố trên 130 chủ thể, trong đó có 142 sản phẩm đạt 3 sao và 67 sản phẩm đạt 4 sao. Đây không chỉ là kết quả của một chương trình phát triển sản phẩm địa phương, mà còn là thước đo cho quá trình chuyển đổi số trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản.

Các chủ thể OCOP, bao gồm doanh nghiệp nhỏ, HTX, hộ gia đình, đã từng bước tiếp cận và làm chủ công nghệ, từ việc ứng dụng tem truy xuất nguồn gốc QR code, thiết lập hệ thống nhận diện thương hiệu, đến bán hàng trên các sàn thương mại điện tử như Postmart, Voso, Shopee và Tiki. Một số sản phẩm tiêu biểu như cơm cháy Đại Long, trà hoa vàng Vũ Gia, tinh bột sắn dây Yên Sơn hay nấm linh chi Khánh Thành... đều đã có mặt trên thị trường online và bước đầu vươn ra quốc tế.

Để tiếp sức cho các chủ thể OCOP, Ninh Bình đã triển khai nhiều lớp tập huấn kỹ năng chuyển đổi số, đào tạo livestream bán hàng, hướng dẫn thiết kế bao bì, nhãn mác, nội dung số và kết nối sàn giao dịch điện tử. Đặc biệt, các mức hỗ trợ tài chính theo Nghị quyết 32/2022/NQ-HĐND lên tới 100 triệu đồng/sản phẩm 5 sao đã tạo thêm động lực mạnh mẽ để các chủ thể không chỉ nâng cấp sản phẩm mà còn đầu tư hạ tầng số một cách bài bản.

Chuyển đổi số trong OCOP không chỉ là công cụ hỗ trợ quảng bá mà đang từng bước định hình lại cách làm nông nghiệp ở địa phương, một nền nông nghiệp thông minh, có truy xuất, có thương hiệu và kết nối với thị trường toàn cầu.

Công ty TNHH dược liệu Vũ Gia, xã Gia Lâm (Nho Quan) là đơn vị quản lý Công viên trà hoa vàng Ninh Bình, sưu tầm và bảo tồn được 32 loài trà hoa vàng quý của Việt Nam. Đến nay, 5 sản phẩm trà đạt chuẩn OCOP 4 sao cấp tỉnh. Để mở rộng thị trường, Công ty đã đẩy mạnh chuyển đổi số, đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội. Tổng doanh thu qua các nền tảng số chiếm từ 40–50%.

Ông Phạm Tiến Duật, Phó Giám đốc Công ty cho biết: “Việc ứng dụng công nghệ thông tin đã tạo cơ hội để chúng tôi giới thiệu sản phẩm trà hoa vàng Cúc Phương tới đông đảo người tiêu dùng. Khách hàng dễ dàng tiếp cận nội dung, quy trình sản xuất minh bạch, tránh mua phải hàng giả, hàng nhái trên thị trường.”

Nhận thức rõ tầm quan trọng của chuyển đổi số, tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, kế hoạch hành động cụ thể. Bên cạnh các chính sách hỗ trợ từ Trung ương, tỉnh đã ban hành các chính sách đặc thù như hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2021–2025.

Đặc biệt, chính sách hỗ trợ sản phẩm OCOP xếp hạng sao theo Nghị quyết số 32/2022/NQ-HĐND ngày 15/7/2022 đã tạo động lực lớn cho các chủ thể sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm và ứng dụng công nghệ vào quy trình sản xuất.

Các cấp Hội Nông dân trong tỉnh đóng vai trò nòng cốt trong công tác tuyên truyền, tổ chức các lớp tập huấn về ứng dụng công nghệ trong nông nghiệp, hướng dẫn bà con sử dụng nền tảng số một cách trực quan, dễ hiểu, từ đó thay đổi tư duy sản xuất truyền thống.

Cùng với đó, tỉnh chú trọng xây dựng hạ tầng số và cơ sở dữ liệu quản lý nông nghiệp, cấp mã số vùng trồng, tổ chức kết nối cung cầu qua thương mại điện tử, tập huấn kỹ năng bán hàng cho cán bộ HTX, tổ hợp tác và nông dân. Đây là những bước đi quan trọng để xây dựng nền nông nghiệp minh bạch, an toàn và có khả năng cạnh tranh.

Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự chủ động của người nông dân và những chính sách hỗ trợ kịp thời, Ninh Bình đang vững bước trên hành trình xây dựng một nền nông nghiệp thông minh, hiện đại, góp phần nâng cao giá trị nông sản và đời sống của người nông dân.

Đọc truyện: Làm dâu - Truyện ngắn của Phạm Thị Hương

Đọc truyện: Làm dâu - Truyện ngắn của Phạm Thị Hương

Baovannghe.vn - Giọng đọc và hậu kỳ: Hà Phương; Đồ họa: Thùy Dương
Đôi bờ sông Tiền ngày đính hôn - Thơ Nông Lệnh Tử Anh

Đôi bờ sông Tiền ngày đính hôn - Thơ Nông Lệnh Tử Anh

Baovannghe.vn- Bên anh lở mà lại hóa bồi/ Bên em bồi mà lạ lùng chưa lại lở
BSR - Hành trình chuyển đổi năng lượng và nhiên liệu xanh

BSR - Hành trình chuyển đổi năng lượng và nhiên liệu xanh

Trong bối cảnh Chính phủ Việt Nam đẩy mạnh lộ trình bắt buộc sử dụng nhiên liệu sinh học E10 từ đầu năm 2026 trên toàn quốc nhằm thực hiện các cam kết Net-Zero vào năm 2050, Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) đang tích cực triển khai thực hiện lộ trình này, trong đó có giải pháp phục hồi sản xuất Nhà máy Nhiên liệu sinh học Dung Quất.
Mời gửi tác phẩm tham dự Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2025

Mời gửi tác phẩm tham dự Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2025

Baovannghe.vn - Để tránh bỏ sót những tác phẩm văn học hay trong công tác xét giải thưởng hàng năm của Hội,
Trung tâm đổi mới sáng tạo - Động lực mới của BSR

Trung tâm đổi mới sáng tạo - Động lực mới của BSR

Baovannghe.vn - Công tác nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo và phát triển sản phẩm được xác định là trụ cột đưa Công ty CP Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) trở thành Tổng công ty Lọc hóa dầu Việt Nam và doanh nghiệp năng lượng hàng đầu khu vực trong tương lai. Việc thành lập Trung tâm Đổi mới sáng tạo tại Đà Nẵng chính là bước đi hiện thực hóa chiến lược này.