Văn hóa nghệ thuật

Tara Shakti - nữ nghệ sĩ gửi tranh vẽ lên mặt trăng

Cẩm Tú
Mỹ thuật
08:00 | 25/07/2024
Shakti, một trong số 35.000 nghệ sĩ đương đại, nhà văn, nhà thơ, podcaster, nhà điêu khắc, nhạc sĩ ... toàn cầu có tác phẩm lên mặt trăng qua dự án Lunar Codex.
aa

Shakti là một trong số 35.000 nghệ sĩ đương đại, nhà văn, nhà thơ, podcaster, nhà điêu khắc, nhạc sĩ và nhà làm phim trên toàn cầu có tác phẩm được gửi lên mặt trăng thông qua dự án Lunar Codex.

Ngay từ khi còn nhỏ, nghệ sĩ Tara Shakti đã biết mình sẽ trở thành họa sĩ và theo đuổi sự nghiệp sáng tác đòi quyền bình đẳng giới cho phụ nữ. Điều cô không dự đoán được là tác phẩm của mình một ngày nào đó sẽ được phóng lên mặt trăng như một đài tưởng niệm lâu dài cho sự sáng tạo của con người.

Tara Shakti - nữ nghệ sĩ gửi tranh vẽ lên mặt trăng
Ảnh: Tara Shakti

Lớn lên ở Madagascar, ngoài khơi bờ biển phía đông của Nam Phi, Shakti được nuôi dưỡng bởi một gia đình yêu nghệ thuật và được anh trai khuyến khích bắt đầu vẽ tranh với những màu sắc rực rỡ khi chỉ mới bảy tuổi. Khi trưởng thành Shakti đã tới Accademia d'Arte ở Florence. Đây cũng là thời điểm quyết định con đường nghệ thuật của cô. Sau khi được tiếp xúc và bị chinh phục trước vẻ đẹp của các bức tranh thời Phục hưng, cô đã biết con đường phải đi của mình.

Sống tại Accademia d'Arte ở Florence không lâu, cô tiếp tục chuyển đến Paris để nghiên cứu thị trường nghệ thuật tại Drouot Auction House.

Các tác phẩm của Shakti làm sáng tỏ các vấn đề cấp bách như buôn bán người và áp bức nô lệ. Cô từng chia sẻ "tôi lớn lên và chứng kiến cảnh phụ nữ bị ngược đãi, điều đó thôi thúc lương tâm của tôi", cô nói với CNN. "Tôi muốn sử dụng nghệ thuật của mình để nêu bật các vấn đề về phụ nữ. Tôi hy vọng có thể lên tiếng để giúp đỡ mọi người."

Dự án này sẽ phóng tác phẩm từ 247 quốc gia, quốc gia bản địa và vùng lãnh thổ . Các tác phẩm sẽ được chia thành sáu khoang trên tàu bay, thời gian sẽ được gửi lên mặt trăng trong 18 tháng. Đợt phóng thành công đầu tiên diễn ra trên tàu đổ bộ Intuitive Machines Odysseus thông qua tên lửa SpaceX Falcon 9, và hạ cánh ở cực nam của Mặt Trăng vào tháng Hai vừa qua. Ba khoang khác đã được phóng thành công vào đầu năm nay.

Tara Shakti - nữ nghệ sĩ gửi tranh vẽ lên mặt trăng
Tranh của Tara Shakti

Tiến sĩ Samuel Peralta, một nhà vật lý, nghệ sĩ và doanh nhân người Canada, tài trợ cho Dự án Lunar Codex, mô tả dự án như một “kho lưu trữ theo dạng ‘văn bản trong chai’ để trưng bày vẻ đẹp của sự sáng tạo của con người”. Peralta, đồng thời là Chủ tịch của Incandence, công ty truyền thông và công nghệ có trụ sở tại Toronto, hy vọng dự án sẽ trở thành một nỗ lực toàn cầu nhằm tôn vinh những góc nhìn ít được biết đến của nghệ thuật. Tiêu chí chính để đề cử là tác phẩm của nghệ sĩ phải được đưa vào triển lãm, bộ sưu tập, tuyển tập hoặc những hình thức tương tự được tuyển chọn kỹ càng.

Các hiện vật văn hóa được sao chép vào thẻ nhớ kỹ thuật số hoặc khắc vào tấm Nanofiche cỡ đồng xu làm từ niken, một định dạng tương tự có thể đọc được bằng kính hiển vi và lưu trữ tới 150.000 trang văn bản hoặc ảnh trên một tờ giấy 8,5 x 11 inch. Bộ lưu trữ mật độ cao này được thiết kế để tồn tại hàng tỷ năm trên mặt trăng. Sau đó, Nanofiche được niêm phong và bắt vít vào tàu đổ bộ mặt trăng trước khi phóng.

“Bạn có thể coi chúng tôi như đi nhờ xe với NASA,” Peralta giải thích, tàu đổ bộ mặt trăng Astrobotic Griffin chở tác phẩm nghệ thuật của Shakti sẽ mang theo tàu thám hiểm VIPER của NASA làm trọng tải chính, với Lunar Codex là một trong số các trọng tải phụ trên tàu.

Năm bức tranh của Shakti sẽ được đưa vào khoang thời gian Codex Polaris, dự kiến được phóng bằng tên lửa SpaceX Falcon Heavy trên tàu đổ bộ mặt trăng Astrobotic Griffin vào tháng 2 năm 2025.

Tác phẩm của Shakti đã nhận được sự công nhận quốc tế. Cô đã được vinh danh với Giải thưởng Triển lãm Mosaic 2019 tại New York cho loạt phim “Lưu trữ”, Giải thưởng Leonardo da Vinci tại Florence vào tháng 2 năm 2022 và được Đại sứ quán Madagascar trao tặng Huân chương Tuyên dương vào cuối năm đó.

Tara Shakti - nữ nghệ sĩ gửi tranh vẽ lên mặt trăng
Tranh của Tara Shakti

Nghệ sĩ được Peralta mời gửi tác phẩm cho dự án sau khi ông phát hiện ra những bức tranh của cô qua mạng xã hội vào đầu năm nay.

“Việc tác phẩm của tôi được phóng lên mặt trăng là một vinh dự với tầm quan trọng không thể đong đếm được” Shakti nói với CNN qua email. “Đây là một thành tích quan trọng không chỉ đối với bản thân tôi mà còn cho cộng đồng nghệ thuật Madagascar (Madagascan) rộng lớn hơn và khẳng định lại ý nghĩa của di sản của tôi và những câu chuyện tôi cố gắng chia sẻ thông qua nghệ thuật của mình.

“Tôi muốn giới thiệu mọi người về Madagascar, quê hương của tôi. Con người chúng tôi như thế nào, chúng tôi cư xử ra sao, các truyền thống và trang phục của chúng tôi. Ví dụ, đất nước này có kích thước gấp đôi nước Pháp - vì vậy có rất nhiều nền văn hóa,” cô nói.

Trong số những bức tranh được chọn của Shakti có một tác phẩm khổ lớn mang tên “Những Người Giữ Trí Thức Mất Tích”, mô tả kiến thức và sức mạnh được truyền qua các thế hệ phụ nữ Madagascar. Cùng lên mặt trăng sẽ là bức tranh của cô mang tên “La Reine” (Nữ hoàng). Cô cho biết bức tranh mang thông điệp nhấn mạnh sự phức tạp và vẻ đẹp của trải nghiệm phụ nữ. Một tác phẩm khác, “Astrochelys Radiata”, nêu bật tính đa dạng sinh học độc đáo của Madagascar.

“Trong khi sống và làm việc tại Paris, Tara Shakti đã kết hợp các chủ đề truyền thống của Madagascar vào các tác phẩm hiện đại để tạo nên một giọng nói độc đáo trong nghệ thuật đương đại được lưu trữ trong bộ sưu tập Lunar Codex,”, Giám đốc dự án Lunar Codex, Peralta nói.

Mặc dù hiện tại Shakti là nghệ sĩ Madagascar duy nhất được xác nhận có tác phẩm tham gia, Peralta khuyến khích các nghệ sĩ từ Madagascar và các nơi khác gửi hồ sơ để được xem xét và có thể đưa vào dự án, hoàn toàn miễn phí.

Những nghệ sĩ khác có tác phẩm đã được phóng lên mặt trăng trong khuôn khổ dự án Lunar Codex bao gồm Ada Limón, nhà thơ đương nhiệm của Mỹ, người đã viết một bài thơ cho tàu vũ trụ Europa Clipper của NASA bay đến Sao Mộc vào tháng 10 và Didi Mendez, một nghệ sĩ và giám tuyển người Mỹ gốc Cuba có tác phẩm được đưa vào đợt phóng thành công vào tháng 2.

Cẩm Tú | Báo Văn Nghệ

Theo CNN

-----------

Bài viết cùng chuyên mục:

Khoảng trống lý luận và phê bình mỹ thuật Khẳng định giá trị của Mỹ thuật, Nhiếp ảnh Học cách người Anh ứng xử và tôn vinh nghệ thuật Chiêm ngưỡng Cách mạng Mỹ qua những kiệt tác lịch sử Bức chân dung tự họa ẩn giấu của Norman Cornish
Nhà thơ Chu Thùy Liên: Ngẩn ngơ nhìn hoa mận trắng

Nhà thơ Chu Thùy Liên: Ngẩn ngơ nhìn hoa mận trắng

Baovannghe.vn - Mùa hoa mận của Chu Thùy Liên là mùa xuân rộn ràng của núi rừng Tây Bắc, ở đó tác giả gửi gắm những điều tốt lành như ước mơ ai cũng được thả lên trời cao và lời chúc cho những người con của quê hương dù đi đâu xa đều gặp may mắn, duyên lành để "nhớ lối trở về".
Di sản bất hòa ở Đông Âu

Di sản bất hòa ở Đông Âu

Baovannghe.vn - Tinh thần dám đối diện với quá khứ, dám chấp nhận sự đa dạng của văn hóa đã giúp các quốc gia Đông Âu và cả châu Âu bước qua nhiều trở ngại để bảo tồn và khai thác khối di sản kiến trúc XHCN ở Đông Âu.
Sầm Sơn trong thơ ca xưa và nay

Sầm Sơn trong thơ ca xưa và nay

Baovannghe.vn - Sầm Sơn đang góp phần đưa tỉnh Thanh Hóa đứng top đầu các tỉnh phía Bắc trong phát triển kinh tế, văn hóa...
Quả chuối dán trên tường được bán với giá 6,24 triệu đô la

Quả chuối dán trên tường được bán với giá 6,24 triệu đô la

Baovannghe.vn - Ngày 20 tháng 11 năm 2024, quả chuối mang tên Comedian của Maurizio Cattelan đã được bán tại nhà đấu giá Sotheby’s với giá 6,24 triệu đô la, trở thành tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi nhất trong giới nghệ thuật đương đại. Một quả chuối dán tường với cuộn băng keo đã tạo nên cơn sốt toàn cầu, không chỉ vì giá trị vật chất, mà còn vì các câu hỏi nó đặt ra về giá trị thực sự của nghệ thuật.
Thông cáo báo chí số 22, Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khóa XV

Thông cáo báo chí số 22, Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khóa XV

Baovannghe.vn - Thứ Năm, ngày 21/11/2024, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 22 (Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khóa XV) tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.