Triển lãm này mang tên Kith And Kinship: Norman Cornish And LS Lowry, diễn ra tại Bảo tàng Bowes từ ngày 20/7/2024 đến ngày 19/1/2025. Đây là cơ hội để khán giả thưởng thức và tìm hiểu về 2 tài năng nghệ thuật quan trọng của miền Bắc nước Anh và cách mà họ đã góp phần tạo nên một phần không thể thiếu trong di sản nghệ thuật của đất nước.
Norman Cornish (1919-2014) - Ảnh: Tư liệu |
Bí ẩn mặt sau của tác phẩm nổi tiếng
Bức tranh tự họa này đã được phát hiện bởi Jon Old, người bảo quản ở Bảo tàng Bowes, khi ông đang làm việc trên bức tranh Bar Scene để chuẩn bị cho triển lãm. Khi đó, Jon Old nhận thấy rằng Bar Scene có một tấm ván kỳ lạ được đặt vào cáng. Vì tò mò, ông quyết định gỡ bỏ nó và phát hiện ra một bức tranh khác tuyệt vời ẩn chứa ở phía sau.
"Tôi ngạc nhiên khi thấy bức tranh tuyệt đẹp khác ở mặt sau, trông khá kỳ diệu" - ông nói.
Jon Old cho biết thêm ông "rất vinh dự khi là người đầu tiên kể từ Norman Cornish được nhìn thấy bức chân dung tự họa này". Vicky Sturrs, Giám đốc chương trình và bộ sưu tập Bảo tàng Bowes, nhớ lại một người đồng nghiệp đã "la hét khắp hành lang và nói rằng: Jon Old tìm thấy một bức tranh".
Bức chân dung tự họa mới được phát hiện của Norman Cornish - Ảnh: TTVH |
"Thật thú vị và cho thấy lý do tại sao việc bảo quản lại quan trọng đến vậy" - Vicky Sturrs nói thêm - "Không chỉ là việc chăm sóc các đồ vật, mà còn là việc tìm hiểu thêm, đó là lý do tại sao khám phá này lại vô cùng đặc biệt".
Bức tranh tự họa này rõ ràng được vẽ trong những ngày đầu của NormanCornish, và mặc dù nó không hoàn hảo nhưng nó mang một sức mạnh chân thực. "Tôi thích nó. Ngay khi nhìn thấy nó đã khiến tôi yêu nét cọ ấy" - Vicky Sturrs bày tỏ.
Bức tranh tự họa này rõ ràng được vẽ trong những ngày đầu của NormanCornish, và mặc dù nó không hoàn hảo nhưng nó mang một sức mạnh chân thực.
Hai nghệ sĩ ngang hàng
Triển lãm bao gồm hơn 50 bức tranh, phác thảo và bản vẽ của cả Norman Cornish và L.S.Lowry, được trưng bày cạnh nhau, giúp khán giả thấy rõ sự độc đáo trong cách mà cả 2 nghệ sĩ miêu tả cuộc sống của người lao động tầng lớp công nhân, được coi là "người kể chuyện phi thường về cuộc sống hàng ngày" ở miền Bắc nước Anh.
Mặt trước là bức “Bar Scene” của Norman Cornish - Ảnh: TTVH |
Tuy nhiên, cả 2 có những điểm khác biệt, L.S.Lowry là một nhân viên thu thuế có xuất thân từ tầng lớp trung lưu, thường quan sát và miêu tả cuộc sống từ một góc nhìn bên ngoài, trong khi Norman Cornish vốn một công nhân mỏ trong 33 năm, có cái nhìn sâu sắc và gần gũi hơn với người dân.
Qua đó, Vicky Sturrs hy vọng triển lãm này sẽ cho thấy cả 2 nghệ sĩ đã "ngang hàng" như thế nào - điều đó đặt ra câu hỏi vì sao L.S.Lowry lại nổi tiếng và được đánh giá cao hơn so với Norman Cornish ngày nay. Ví dụ, không có tác phẩm của Norman Cornish trong bộ sưu tập của Tate - bốn phòng trưng bày nghệ thuật lớn ở Anh.
Hannah Fox, Giám đốc điều hành của Bảo tàng Bowes, cho biết bà hy vọng triển lãm có thể góp phần khôi phục lại sự cân bằng. "Tác phẩm của Norman Cornish nên được coi là quan trọng như của L.S.Lowry và nên được công nhận rộng rãi hơn. Ở phía Đông Bắc, mọi người đều biết Norman Cornish. Vì vậy, chúng tôi muốn đảm bảo rằng mọi người khác đều biết đến ông ấy".
Quang cảnh triển lãm tại Bảo tàng Bowes - Ảnh: TTVH |
Ảnh hưởng của L.S.Lowry đến nghệ thuật là sự kết hợp giữa khả năng quan sát tinh tế và khả năng biểu đạt độc đáo của ông. Phong cách hội họa của L.S.Lowry đã mở ra một cách tiếp cận mới trong việc miêu tả cuộc sống đô thị và tầng lớp lao động. Ông đã tìm thấy vẻ đẹp và nghệ thuật trong những cảnh quan công nghiệp, những tòa nhà, những người lao động và những con đường bình thường của thành phố. Ông đã truyền tải được sự cô đơn, nỗi buồn và sự hiện diện của con người trong một môi trường đô thị khắc nghiệt.
Đôi nét về họa sĩ L.S.Lowry L.S.Lowry (1887-1976) nổi tiếng với các tranh miêu tả cuộc sống ở khu vực công nghiệp của miền Tây Bắc nước Anh vào giữa thế kỷ 20. Nghệ thuật của L.S.Lowry có ảnh hưởng sâu sắc đối với cả nghệ sĩ và công chúng. Ông đã tạo ra một phong cách hội họa độc đáo và không thể nhầm lẫn, mang tính biểu tượng cao. Sinh thời, ông từ chối mọi danh hiệu. |
Theo Thành Quách - Báo Thể thao & Văn hóa