Chuyên đề

Thơ lục bát, nguồn cội, Quốc thi

Câu chuyện văn hoá
22:43 | 09/10/2022
Công cha như núi Thái Sơn. Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Một lòng thờ mẹ kính cha. Cho tròn chữ hiéu mới là đạo con"; "Ngõ lên Hòn Kẽm Đá Dừng. Thương cha nhớ mẹ quá chừng bậu ơi"; "Dù ai đi ngược về xuôi. Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng Ba". Từ thuở nhỏ tôi được nghe các bà các mẹ, các chị quê tôi ru cháu, ru con, ru em như thế. Rồi tôi lớn lên trong thời kỳ đất nước loạn lạc, được nghe các câu ca dao kháng chiến: "Tai nghe súng nổ cái đùng. Thằng Tây đã chiếm Vũng Thùng hôm qua". "Ta về ta ở ngà ta. Ôm cây cột cháy cũng là danh thơm"
aa

"Công cha như núi Thái Sơn. Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Một lòng thờ mẹ kính cha. Cho tròn chữ hiéu mới là đạo con"; "Ngõ lên Hòn Kẽm Đá Dừng. Thương cha nhớ mẹ quá chừng bậu ơi"; "Dù ai đi ngược về xuôi. Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng Ba". Từ thuở nhỏ tôi được nghe các bà các mẹ, các chị quê tôi ru cháu, ru con, ru em như thế. Rồi tôi lớn lên trong thời kỳ đất nước loạn lạc, được nghe các câu ca dao kháng chiến: "Tai nghe súng nổ cái đùng. Thằng Tây đã chiếm Vũng Thùng hôm qua". "Ta về ta ở ngà ta. Ôm cây cột cháy cũng là danh thơm". Sau này đi học, ra dạy văn làm thơ mới biết ca dao dân ca hò vè là nguồn cội của thơ lục bát, người khai sinh ra thơ lục bát chính là nhân dân, dân gian. Và vị Tổ của nó làm vẻ vang dân tộc thăng hoa thơ lục bát trở thành quốc thi là đại thi hào Nguyễn Du, tá tác giả của Truyện Kiều: "Trăm năm trong cõi người ta. Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau".

Tiến sĩ Mỹ học, nhà thơ, nhạc sĩ, nhà LLPB Nguyễn Thế Hùng phát biểu tại Lễ ra mắt Trung tâm Thơ lục bát Vạn Xuân

Ở Việt Nam thơ có nhiều thể loại nhưng nguồn cội triền miên thao thiết như dòng sữa mẹ ngọt ngào vẫn là lục bát thể thơ truyền thống, bản sắc riêng có của Đại Việt. Đến nay trong cả nước có cả trăm Câu lạc bộ thơ lục bát lớn nhỏ, trong đó có tholucbat.com của nhà thơ Đặng Vương Hưng, CLB thơ lục bát Hà Nội do tiến sĩ, nhà phê bình VHNT Nguyên An làm chủ nhiệm đầu tiên, CLB thơ Phương Nam có nhiều phương thức hoạt động phong phú, hấp dẫn, chất lượng ngày càng thu hút đông đảo hội viên tham gia. Thơ lục bát là thơ của mọi nhà nhưng trước đây chưa có điều kiện nâng cấp lên thành Hội thơ lục bát. Kế thừa và phát huy truyền thống yêu thơ lục bát nói trên, theo nhu cầu phát triển tự nhiên của nó nhằm bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa nguồn cội đất Việt, Viện Nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc đã ra quyết định thành lập và ra mắt Trung tâm thơ lục bát Vạn Xuân với ban giám đốc 6 người, nhà thơ Bằng Việt làm giám đốc vào ngày 9/10/2022 chào mừng ngày giải phóng Thủ đô 10/10/2022. Nhà thơ Bằng Việt xác định, Trung tâm thơ lục bát Vạn Xuân là đơn vị dưới Hội, trên các Chi nhánh và Câu lạc bộ. Thơ lục bát một giá trị truyền thống quý báu của dân tộc lúc nào cũng hiện diện trong cõi tâm linh sâu thẳm của người Việt. Chỉ có dân tộc Việt với 6 thanh âm lên bổng xuống trầm của ngôn ngữ Việt, mới có thơ lục bát. Chỉ có tiếng Việt đơn âm, mới tạo ra được sự hài hòa trong tiết tấu hoán vị nhau giữa câu 6 và câu 8, đều đặn như tiết tấu trên khung dệt cửi đã có từ xưa của đồng bào, như nhịp chày giã gạo chuyên cần, kiên nhẫn, kỳ cho đến khi hạt gạo được nhẵn bóng. Phát biểu chúc mừng Trung tâm thơ lục bát Vạn Xuân, nhà báo, nhà thơ Nguyễn Hồng Vinh, nguyên Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Lý luận và Phê bình VHNT Trung ương gợi ý ban giám đốc Trung tâm nên chọn có hệ thống chủ đề hội thảo thống nhất cách tân và đổi mới thơ lục bát trên nền tảng bản sắc dân tộc trong xu thế hội nhập phát triển; mở ra các cuộc giao lưu thơ lục bát mang tính bác học, dân gian hoặc dân gian đương đại. Phải năng tầm chất lượng thơ lục bát trở thành quốc thi đất Việt, nuôi dưỡng ý chí, khát vọng của tiền nhân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thiêng liêng và cao quý của chúng ta.

Trao đổi với phóng viên báo Văn nghệ, Đại tá, nhà thơ Vương Trọng, tác giả nổi tiếng với các bài thơ Bên mộ

Quang cảnh Lễ ra mắt Trung tâm Thơ lục bát Vạn Xuân

Nguyễn Du và Lời thỉnh cầu giữa Nghĩa trang Đồng Lộc, bộc bạch: Mình sinh ra ở xứ Nghệ, mê đắm thơ lục bát từ nhỏ, thuộc lòng Truyện Kiều từ năm học cấp 2 đến tận giờ. Thơ lục bát đồng hành với ngôn ngữ tiếng Việt. Theo giáo sư Hoàng Xuân Hãn thơ lục bát bản cổ nhất còn lưu giữ được xuất hiện vào đầu thế kỷ XVI (năm 1504) là bài Nghĩ hộ tám giáp giải thưởng hát Ả Đào của tiến sĩ Lê Đức Mao thời ấy. Qua báo Văn nghệ, tôi tha thiết đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Hội Nhà văn Việt Nam làm các thủ tục đề nghị Nhà nước công nhận thơ lục bát là Quốc thi tiến tới lập hồ sơ trình tổ chức UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Đồng tình với ý kiến của nhà thơ Vương Trọng, Giám đốc thơ lục bát Vạn Xuân, nhà thơ Bằng Việt xác định: Nâng cao chất lượng sáng tác thơ lục bát, nâng tầm thơ lục bát có tính tự phát lẻ tẻ ở từng CLB địa phương, dần trở thành một phong trào sáng tác tự giác, có vị thế toàn quốc, phát động mạnh mẽ hơn các cuộc vận động sáng tác, khôi phục lại tầm vóc một thể loại vào hàng Quốc thi Việt Nam; mong muốn dựng lên được "Hội thơ lục bát" mang tầm quốc tế và được quốc tế công nhận, giống như người Nhật đã tổ chức nên "Hiệp hội thơ Haiku" ở tầm thế giới.

9/10/2022


Mời quý vị đón đọc báo Văn nghệ số 50/2024

Mời quý vị đón đọc báo Văn nghệ số 50/2024

Baovannghe.vn - Báo Văn nghệ số 50/2024 ra ngày 14/12/2024 có các nội dung sau đây:
Thơ Lê Vĩnh Thái và những cuộc đi hoang

Thơ Lê Vĩnh Thái và những cuộc đi hoang

Baovannghe.vn - Lê Vĩnh Thái luôn mang tâm thế là một thầy giáo nghèo vùng ngoại ô của Huế. Sự vất vả, lam lũ, khung cảnh nông thôn chính vì thế luôn là không gian nghệ thuật nổi bật trong thơ anh.
Ngôn ngữ mỹ thuật trong tranh Trương Đình Hào

Ngôn ngữ mỹ thuật trong tranh Trương Đình Hào

Baovannghe.vn - Trong tranh của Trương Đình Hào, ta thường bắt gặp nón quai thao, một cặp nam nữ đang hát quan họ, các con vật và vật dụng thường ngày… Thoạt nhìn, rất dễ để xem tranh Hào dưới góc nhìn văn hoá, di sản: các tác phẩm ghi lại các hoạt động bình dị hằng ngày của đời sống nông thôn ở miền Bắc Việt Nam giai đoạn trước Đổi mới.
Trông đám đông hỏi lấy một người: Phỏng vấn một cái cây ở sân 51 Trần Hưng Đạo

Trông đám đông hỏi lấy một người: Phỏng vấn một cái cây ở sân 51 Trần Hưng Đạo

Trong đáBaovannghe.vn - 51 Trần Hưng Đạo - Hà Nội là trụ sở của Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam, Tòa nhà bình dị này mang một ý nghĩa rất lớn.
Ở trong tôi - Thơ Kim Chuông

Ở trong tôi - Thơ Kim Chuông

Baovannghe.vn- Tôi gặp mùa thu trên mặt sông đầy/ nhịp cầu giống chiếc đòn gánh lớn