Chuyên đề

Tiếng tò he

Văn học địa phương
08:38 | 23/08/2021
Bố tôi thường kể về những cục bột nếp nhuộm đủ màu sắc, sau đó được nặn thành đủ loại hoa lá, con vật cắm vào một cái que, gọi là tò he. Sau khi chơi xong có thể ăn luôn con tò he ấy. Bọn tôi mong chờ gặp tò he đến sốt cả ruột. Vậy mà, mãi đến khi dịp cắm trại hè trên đồi cây, người bán tò he mới đến. Bọn tôi mỗi chị em mua một con, mang về cắm vào cái cốc đựng bút ở bàn học, ngắm nghía nó đến khô cong, nứt toác, chứ không nỡ ăn
aa

Hè năm trước, tôi có một buổi chiều tha thẩn trên phố cổ Hội An. Những đèn lồng hoa giấy, những hàng quán bày biện với đủ thứ quà vặt lướt qua đẫy mắt. Tôi đi tìm tò he. Bà cụ ngồi dựa lưng vào bóng chiều. Gương mặt sẫm lại, chất chứa bao dâu bể. Tò he xanh đỏ như chực bay lên khỏi đôi tay chai sần, già nua của bà cụ. Ngồi trong cái quán nhỏ ven sông, nhấm nháp cốc nước dâu, tôi mới phát hiện ra, mình không nghe thủng được một cuộc cự cãi của hai bà lão bán hàng. Nhà văn Cao Duy Sơn - tác giả kịch bản phim “Đàn trời” phán: ngôn ngữ Việt quả là đa dạng. Đúng thế. Mấy chị gồm cả ta, cả Tây xúm lại can hai bà lão, nhưng thực ra không hiểu hai bà nói gì. Chỉ biết họ đang mắng nhau. Có một anh trung niên vụt chạy đến, cúi người tặng hai bà lão, mỗi người một con tò he. Bỗng im bặt. Một bà lui cui xuống thuyền, một người trở lên phố. Hai con tò he nói gì không rõ mà đã hóa giải mâu thuẫn.

Bố tôi thường kể về những cục bột nếp nhuộm đủ màu sắc, sau đó được nặn thành đủ loại hoa lá, con vật cắm vào một cái que, gọi là tò he. Sau khi chơi xong có thể ăn luôn con tò he ấy. Bọn tôi mong chờ gặp tò he đến sốt cả ruột. Vậy mà, mãi đến khi dịp cắm trại hè trên đồi cây, người bán tò he mới đến. Bọn tôi mỗi chị em mua một con, mang về cắm vào cái cốc đựng bút ở bàn học, ngắm nghía nó đến khô cong, nứt toác, chứ không nỡ ăn. Từ đấy, mỗi lần thấy bóng dáng người bán tò he, bọn trẻ con đã xúm xít vừa chạy vừa tranh nhau: “tớ lấy Tôn Ngộ Không”, “tớ con gà”, “tớ con lợn”, “tớ Thánh Gióng”…

Ngày lớn, đi chơi núi Dành với bạn. Anh chàng mua tặng tò he hoa hồng. Cầm nó trên tay, tôi vui miệng đọc bài ca: “Tò he cụ bán mấy đồng/ Tôi mua một chiếc cho chồng tôi chơi/ Chồng tôi đánh vỡ đánh rơi/ Tôi mua cái mới tôi chơi một mình…”. Anh chàng đi bên thẹn đỏ mặt. Tinh nghịch đến thế là cùng. Bạn bè cứ bảo anh chàng ấy yêu thầm tôi mà tôi không biết. Tôi khi ấy đâu nghĩ gì về tình yêu, cầm tò he như một thứ trò chơi vui thích. Mãi sau này, khi đã có chồng, làm mẹ hai đứa trẻ con, nhân mua tò he cho con mà kể về chuyện cũ, bố chúng cứ bảo tôi vô tâm. Thảo nào anh chàng đó ngồi canh hàng nước chanh cho tôi cả đêm trên hội trại. Tôi hồn nhiên ngắm nghía tò he mà quên người tặng nó. Vài mùa xuân sau đó, đi hội núi, dừng chân bên hàng tò he dạo nọ. Nhìn ngắm một bông hoa. Mắt bỗng cay xè khi biết tin người tặng tò he cho mình đã đi khỏi cuộc đời này vì tai nạn giao thông. Tôi đến nhà mẹ anh, mua hoa quả thắp hương cho anh, gửi tặng lại anh một con tò he mới mà thấm thía, cuộc đời thật vô thường.

Lần này trở lại Hội An, tôi đi tìm bà cụ bán tò he, như tìm lại chút gì thương nhớ. Lòng bùi ngùi khi nhẩm những câu thơ của nhà thơ Nguyễn Thánh Ngã: “Con tò he màu gạch/ Người làm tò he sơn phết giấc mơ/ Trên đường phố buồn/ Tiếng tò he ngắc ngứ/ Che vành nón cời/ Khuôn mặt mẹ già hằn lên sắc nắng tò he… Và bây chừ/ Giữa phố cổ ngồi nghe/ Tiếng tò he thổi vào bước chân du lữ/ Thổi vào ô ăn quan mảnh sành ngày nọ/ Tung hô lồng đèn, thắc thỏm phố đêm/ Xanh xanh, đỏ đỏ/ Mẹ gánh thúng tò he về trời/ Tôi ngồi thổi vào vành tai năm ngoái/ Tò he, tò he…”

Tôi đi suốt chiều, gặp nhiều đám mây tan trên phố cổ, nhưng không gặp lại bà cụ ngày nào. Có lẽ, bà đã gánh tò he bay về xứ bồng lai. Tôi là khách lãng du đến muộn. Lòng mênh mang nhớ một thủa tò he trong trẻo ngây thơ. Tiếc thương một tò he đã lẻ đàn, người mua tò he đã khuất xa.

Giữa phố, tôi nghe tiếng tò he rưng rưng gọi. Đây cánh đồng, đây bờ ruộng, đây chân núi, đây nói cười… của làng tôi.

Nguồn Văn nghệ số 34/2021


Chàm. Truyện ngắn dự thi của Tống Ngọc Hân

Chàm. Truyện ngắn dự thi của Tống Ngọc Hân

Baovannghe.vn - Gần đây, người ta lấy thuốc hậu sản cho phụ nữ rất nhiều. Ngoạn thấy bố gọi chứng trầm cảm sau sinh là hậu sản. Bố nói, tất cả những căn bệnh của phụ nữ sau sinh đều nguy hiểm đối với không chỉ người mẹ, đứa con mà còn đối với cả cuộc hôn nhân.
Đá chín - Truyện ngắn dự thi của Phan Đình Minh

Đá chín - Truyện ngắn dự thi của Phan Đình Minh

Baovannghe.vn - Định mệnh không phải thứ Thượng đế trao sẵn mà tiềm ẩn từ khối óc và bàn tay chăm chỉ. Điều công chính, rành rọt là Rũng Xầu muốn tận hưởng đủ đầy thành quả giấc mơ Đá chín một cách hiện hữu thì gã phải trung thực trên mọi chặng đường đời có vay có trả.
Bộ GD&ĐT công bố Dự thảo quy chế tuyển sinh đại học 2025

Bộ GD&ĐT công bố Dự thảo quy chế tuyển sinh đại học 2025

Baovannghe.vn- Bộ GD&ĐT vừa công bố dự thảo quy chế tuyển sinh đại học thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành giáo dục mầm non.
Bản tin Văn nghệ ngày 24/11/2024

Bản tin Văn nghệ ngày 24/11/2024

Baovannghe.vn - Di sản Tư liệu của UNESCO “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng Cung Huế”
Dốc mây. Truyện ngắn của Lê Hà Ngân

Dốc mây. Truyện ngắn của Lê Hà Ngân

Baovannghe.vn - Nghe con trai khuyên nhủ bà thấy yên tâm ngồi dậy ăn cơm cùng thằng con. Thằng bé buồn buồn gắp thức ăn cho mẹ, nhưng lại quay đi gạt nước mắt