Chuyên đề

Tọa đàm “Trí tuệ nhân tạo có thay thế được sự sáng tạo của nhà văn trong thời đại 4.0?”

Câu chuyện văn hoá
16:53 | 10/06/2023
Trong khuôn khổ chương trình của Trại sáng tác văn học 2023 do Hội Nhà văn TPHCM tổ chức, cuộc Tọa đàm “Trí tuệ nhân tạo có thay thế được sự sáng tạo của nhà văn trong thời đại 4.0?” đã được diễn ra rất sôi nổi và hào hứng vào sáng 7/6/2023 tại Nhà sáng tác Đà Lạt
aa

Trong khuôn khổ chương trình của Trại sáng tác văn học 2023 do Hội Nhà văn TPHCM tổ chức, cuộc Tọa đàm “Trí tuệ nhân tạo có thay thế được sự sáng tạo của nhà văn trong thời đại 4.0?” đã được diễn ra rất sôi nổi và hào hứng sáng 7/6/2023 tại Nhà sáng tác Đà Lạt.

Tham dự Tọa đàm có: Nhà thơ Thanh Dương Hồng, Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật Lâm Đồng; PGS-TS nhà thơ Nguyễn Mộng Sinh, Trưởng ban Văn học Hội VHNT Lâm Đồng; PGS-TS Dương Hữu Biên, Trưởng khoa Ngữ văn Trường ĐH Đà Lạt và gần 30 thành viên Trại sáng tác.

Chủ trì cuộc Tọa đàm: Nhà văn Bùi Anh Tấn, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội văn học – nghệ thuật TPHCM, Phó Chủ tịch Hội Nhà văn TPHCM, Tổng biên tập Tạp chí Văn nghệ TPHCM; TS nhà thơ Nguyên Hùng, Ủy viên BCH Hội Nhà văn TPHCM, Trưởng Trại sáng tác và nhà văn nhà báo Lưu Đình Triều.

Nhà thơ Nguyên Hùng mở đầu chương trình bằng bản đề dẫn rút gọn với phần kết: “Trí tuệ nhân tạo (AI) đóng vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ sáng tác văn chương, tuy nhiên, nó có thay thế được sự sáng tạo của nhà văn

hay không là vấn đề mà các nhà văn nhà thơ cần trao đổi, phân tích những điều được – mất khi sử dụng AI để tự xác định vị trí của mình trong thời đại 4.0”.

Được mời phát biểu về chủ đề của cuộc tọa đàm, nhà thơ Thanh Dương Hồng cho rằng đây là một đề tài đang hot trên thế giới và được tỉnh Lâm Đồng rất quan tâm, vì địa phương đang có chủ trương đẩy mạnh công tác áp dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động quản lý. Ông tỏ ý lấy làm tiếc khi các nhà văn nhà thơ Lâm Đồng đã bỏ lỡ mất dịp tham dự cuộc tọa đàm lý thú và bổ ích này.

PGS-TS nhà thơ Nguyễn Mộng Sinh tiếp nối chương trình với một tham luận giàu chất lý luận và tâm huyết. Theo ông, “Con người là sản phẩm cao nhất, độc đáo nhất của tạo hóa với Trí tuệ nhân tạo là sản phẩm độc đáo nhất của con người trước và trong thời đại 4.0; nhưng AI chỉ có thể là công cụ, là phương tiện hữu ích trong hoạt động sáng tạo của con người” và ông kết luận “Trí tuệ nhân tạo không thể thay thế được sự sáng tạo của nhà văn trong thời đại 4.0 cũng như trong tương lai xa hơn!”. Ông cũng tiếc: giá như có thêm nhiều nhà văn nhà thơ được mời tham dự buổi tọa đàm này.

PGS-TS Dương Hữu Biên chia sẻ, đây là đề tài thú vị và bổ ích, nhưng ông tiếc rằng đã không hình dung được sự hấp dẫn của cuộc tọa đàm này để mời các sinh viên ngữ văn của Đại học Đà Lạt cùng tham gia. Theo ông, Trí tuệ nhân tạo rất thông minh nhưng thiếu cái tâm, vì nó không có trái tim với những cảm xúc vui buồn của con người. Ông cũng lưu ý rằng, hiện nay thế giới đang đứng trước một mối lo: nếu AI được kẻ xấu lợi dụng khai thác thì loài người sẽ phải chịu nhiều tai họa khó lường.

Tham gia tọa đàm bằng một bản tham luận khá ngắn gọn và giàu cảm xúc, nhà thơ Phạm Phương Lan qua một vài ví dụ thực tế, đã bày tỏ ý kiến: “AI còn chưa thể thay thế con người bình thường thì làm sao có thể thay thế cho nhà văn, nhà thơ được? Bởi mỗi con người, mỗi trái tim, mỗi tâm hồn là một mạch nguồn cảm xúc, AI có cố gắng bao nhiêu đi nữa thì vẫn là một cỗ máy, cố gắng bắt chước để giống con người thôi… Các nhà văn, nhà thơ vẫn cứ tự do bay bổng sáng tác những tác phẩm của riêng mình, cống hiến cho nền văn học nhân loại. Dù cho khoa học phát triển tới đâu, thì mỗi nhà văn, nhà thơ vẫn mãi là những độc bản trên cuộc đời này”.

Theo nhà thơ nhà giáo Triệu Kim Loan, “sáng tác văn chương là sản phẩm kết tinh từ hiện thực, trí tuệ, cảm xúc mang đậm dấu ấn cá nhân của người cầm bút; còn AI, cụ thể là robot Sophia – robot đầu tiên thể hiện được hơn 62 cảm xúc khác nhau nhưng đó cũng chỉ là những cảm xúc được lập trình khô cứng có thể thay thế phần nào cho hoạt động sáng tạo của con người…”. Bằng một số trích dẫn minh họa sinh động, nhà thơ đã chứng minh cho quan điểm trên của mình.

Tại bàn chủ tọa, nhà thơ Nguyên Hùng đã dùng máy tính và điện thoại thông minh giao tiếp với ChatGPT để yêu cầu "sản xuất" một số bài thơ theo chủ đề ngẫu hứng. ChatGPT đã đáp ứng các yêu cầu rất nhanh, mỗi bài thơ chỉ cần khoảng nửa phút. Nhà thơ Phạm Phương Lan giúp thể hiện các “tác phẩm” tức thời của AI và đã làm các vị khách cùng các nhà văn nhà thơ được nhiều phen bật cười thích thú vì những ý thơ khá hay cũng như những "câu thơ" rất vụng về, ngô nghê. Theo nhà thơ Nguyên Hùng, ngoài việc có thể là trợ thủ rất đắc lực trong các công việc liên quan đến kỹ thuật, quản trị, điều hành thì AI cũng có khả năng cảm nhận thơ. Ông minh họa cho điều này bằng cách yêu cầu ChatGPT bình vài bài thơ và nó đã cho một bài cảm nhận với những nhận xét, đánh giá khá bất ngờ…

Các nhà thơ Hoàng Thạch, Trần Quang Khánh, Nguyễn Đình Sinh, Vương Thiên Nga lần lượt được mời trình bày tham luận đã được đăng ký; mỗi người một cách tiếp cận, một phong cách thể hiện nhưng đều có chung một kết luận: Trí tuệ nhân tạo không thể thay thế được sự sáng tạo của nhà văn.

Dù đang bận việc riêng ở Mỹ, nhà văn Trầm Hương đã không bỏ lỡ cơ hội bày tỏ quan điểm của mình bằng một bản tham luận ngắn gửi về qua Zalo. Sau khi dẫn ra một số ví dụ sinh động, nhà văn kết luận: “ChatGPT nhanh nhưng sáo rỗng. Vâng, nhanh chưa chắc là đúng, là chính xác nên cần sự kiểm soát, tư duy phân tích và tổng hợp của con người. Và đặc biệt những lĩnh vực chuyên sâu, dị biệt, cá tính trong công việc sáng tạo thì chắc chắn ChatGPT không thể thay thế được con người! Nên nhà văn hãy xem ChatGPT như một người bạn đường "vui vẻ", còn người bạn tri kỷ thì là con chữ bật ra từ tim óc, máu thịt và trải nghiệm của người viết”.

Các nhà thơ Vũ Xuân Hương, Trương Gia Hòa cũng đã có cơ hội được chia sẻ sự nhìn nhận của mình về vấn đề đang được quan tâm. Nếu Thạc sĩ nhà thơ Vũ Xuân Hương thiên về học thuật thì nhà nhà thơ Trương Gia Hòa với phong cách nhẹ nhàng giàu cảm xúc và cả hai diễn giả về cơ bản đều nhất trí với các tác giả tham luận trước đó: AI chưa thể thay thế các nhà văn, nhà thơ và chúng ta vẫn cứ việc yên tâm mà viết văn làm thơ…

Cuộc tọa đàm đã khép lại trong không khí có phần tiếc nuối do thời gian có hạn, nhưng chắc chắn đã góp phần trả lời một cách chân thực vấn đề đã được nêu.

Sơn Hùng


Dấu mốc trên hành trình tiểu thuyết

Dấu mốc trên hành trình tiểu thuyết

Baovanghe.vn - Tấn kịch ở Hạ Lỗi là tiểu thuyết thứ 6 trên hành trình tiểu thuyết của Nguyễn Nhuận Hồng Phương. Thiên truyện bắt đầu bằng cuộc hồi hương nhọc nhằn và bất đắc dĩ của thông phán Trịnh Huệ và cậu con trai Trịnh Hạ mới 7 tuổi đầu của ông.
Thời tiết ngày 20/9: Thanh Hóa - Quảng Trị tiếp tục có mưa lớn diện rộng

Thời tiết ngày 20/9: Thanh Hóa - Quảng Trị tiếp tục có mưa lớn diện rộng

Baovannghe.vn - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, từ đêm 19/9 - 20/9, mưa lớn xảy ra tại khu vực từ Thanh Hóa - Quảng Trị
Báo Văn nghệ nhận Tặng thưởng của Ban Bí thư về hoạt động tuyên truyền lý luận, phê bình VHNT năm 2023

Báo Văn nghệ nhận Tặng thưởng của Ban Bí thư về hoạt động tuyên truyền lý luận, phê bình VHNT năm 2023

Baovannghe.vn - Tối ngày 19.9.2024 Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương đã tổ chức lễ trao Tặng thưởng các tác phẩm lý luận, phê bình VHNT năm 2023, tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội)
Đọc truyện: Cây cột nhà bay trên sông. Truyện ngắn dự thi của Lê Hòa

Đọc truyện: Cây cột nhà bay trên sông. Truyện ngắn dự thi của Lê Hòa

Baovannghe.vn - Đọc truyện: Hà Phương; Đồ họa: Thùy Dương
Công điện của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ứng phó bão số 4 và hoàn lưu sau bão

Công điện của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ứng phó bão số 4 và hoàn lưu sau bão

Baovannghe.vn - Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.