Diễn đàn lý luận

Tọa đàm về tác phẩm của nhà văn Võ Minh

Tác phẩm và dư luận
11:16 | 29/06/2023
Sáng ngày 27-6-2023, tại thị xã Cửa Lò (Nghệ An), Nhà xuất bản Phụ nữ, Tạp chí Sông Lam và Chi hội Văn học nghệ thuật thị xã Cửa Lò đã phối hợp tổ chức buổi toạ đàm về tác phẩm của nhà văn Võ Minh
aa

Sáng ngày 27-6-2023, tại thị xã Cửa Lò (Nghệ An), Nhà xuất bản Phụ nữ, Tạp chí Sông Lam và Chi hội Văn học nghệ thuật thị xã Cửa Lò đã phối hợp tổ chức buổi toạ đàm về tác phẩm của nhà văn Võ Minh.

Dự buổi toạ đàm có lãnh đạo Nhà xuất bản Phụ nữ, Hội Liên hiệp VHNT tỉnh Nghệ An, tạp chí Sông Lam, Nhà xuất bản Nghệ An; Các đồng chí nguyên lãnh đạo thị xã Cửa Lò; các nhà nghiên cứu VHNT, các nghệ sỹ, nhà giáo, nhà văn, nhà thơ, nhà báo và đông đảo công chúng VHNT trong và ngoài tỉnh.

Lãnh đạo Hội VHNT tỉnh Nghệ An và NXB Phụ nữ (bìa phải) tặng hoa chúc mừng nhà văn Võ Minh

Nhà văn Võ Minh quê ở xã Nghi Thịnh, huyện Nghi Lộc (Nghệ An), sinh năm 1952, là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Ông là Cựu chiến binh chống Mỹ cứu nước, là thương binh nặng hạng 1/4, mất sức 81%. Sau năm 1975, ông xuất ngũ, học Đại học rồi sống và viết ở Hà Nội đến nay. Võ Minh đã xuất bản 3 đầu sách: Có một thời như thế (Hồi ký, Nxb Thanh Niên, 2007, tái bản nhiều lần), Nghị quyết cây khế (Tập truyện ngắn, Nxb Hội Nhà văn, 2014), Lốc xoáy (Tiểu thuyết, Nxb Phụ nữ, 2022) và một số tác phẩm đăng trên báo chí trung ương và địa phương. Mặc dù số lượng tác phẩm chưa nhiều, nhưng sách của ông đã được rất nhiều bạn đọc trong và ngoài nước quan tâm, quý trọng cả về tác phẩm và tác giả

Tại buổi tọa đàm, các nhà văn, nhà báo, nhà phê bình văn học cùng nhiều độc giả đã chia sẻ nhiều ý kiến đóng góp tâm huyết, tạo nên một diễn đàn trao đổi đa chiều và hết sức sinh động xoay quanh 3 tác phẩm của nhà văn Võ Minh. Các ý kiến tham luận, phát biểu, giao lưu của các đại biểu đều bày tỏ sự ngưỡng mộ với những nỗ lực, tâm huyết và chúc mừng thành công bước đầu của nhà văn Võ Minh trên con đường sáng tác văn chương. Những tác phẩm của ông cho thấy một tấm lòng luôn trăn trở với thời cuộc của đất nước, thể hiện trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân của một nhà văn, là tấm gương lao động sáng tạo của một thương binh là “Bộ đội Cụ Hồ”.

Quang cảnh buổi tọa đàm

Nhiều ý kiến tập trung phân tích, đánh giá về tiểu thuyết Lốc xoáy là tác phẩm viết về một quãng thời gian với tất cả những sự kiện làm nên “dấu ấn lịch sử” từ khi kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược đến giai đoạn đầu công cuộc Đổi mới toàn diện. Tác phẩm gồm 3 phần. Phần thứ nhất “Trời long đất lở” viết về cuộc cải cách ruộng đất những năm giữa thập niên 50 của thế kỷ trước. Đây là một “khúc quăn thắt” của lịch sử dân tộc mà nhiều điều đến hôm nay vẫn được coi là “nhạy cảm”. Phần thứ hai “Ma quỷ cõi người” viết về cách mạng văn hóa, xây dựng mô hình hợp tác xã nông nghiệp, mua bán và tín dụng… trong giai đoạn đất nước phải dồn sức tất cả cho tiền tuyến, tất cả vì thống nhất đất nước, “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”. Đây là giai đoạn “kinh tế thời chiến”, hành chính quan liêu bao cấp, có ý nghĩa tích cực trong giai đoạn đó, nhưng cũng gây nên nhiều hệ lụy trong đời sống kinh tế-xã hội sau này. Phần thứ ba “Luật đời nhân quả” là những trang viết về những tháng năm đất nước thống nhất, tiến hành công cuộc Đổi mới, chấp nhận kinh tế tư nhân. Một giai đoạn hậu chiến tranh cùng những tác động mặt trái của cơ chế thị trường…

Với hơn 500 trang sách, tiểu thuyết Lốc xoáy đã miêu tả khá chân thực công cuộc cải cách ruộng đất cùng những “di căn” của nó kéo dài nhiều chục năm sau. Đây là một sự kiện nhức nhói trong tiến trình cách mạng của dân tộc, như một vết thương âm ỉ trong mọi người có lương tâm. Tuy nhiên, trong Lốc xoáy, Võ Minh cũng nâng niu cái truyền thống “tay bầu tay bí”, cái văn hóa làm nên một dân tộc chịu cả ngàn năm Bắc thuộc vẫn giữ được cốt cách lấy yêu thương và đùm bọc làm trọng của con người. Đó là những cán bộ, đảng viên trung kiên, những con người “mới” như ông Năm, Hoa, Quýnh, Minh Quang, Ngô Trung…

Ở mỗi giai đoạn, mỗi sự kiện lịch sử luôn là mảnh đất cho những người cầm bút lý giải thân phận con người trong giai đoạn ấy. Đó là một trong những chức năng của người viết. Qua những trang viết, từ tư tưởng, thân phận nhân vật trong tác phẩm, những tổ chức, cá nhân trong thể chế đó, nhận ra cái chưa được để điều chỉnh, hoàn thiện các chính sách nhằm thực hiện mục tiêu “dĩ dân vi bản”; tránh lặp lại những sai lầm trong quá khứ. Đó là thông điệp nhân văn từ cuốn tiểu thuyết đầu tay của nhà văn Cựụ chiến binh-Thương binh nặng Võ Minh.

Mai Nam Thắng


Trong cánh rừng già… - Thơ Huỳnh Thị Kim Cương

Trong cánh rừng già… - Thơ Huỳnh Thị Kim Cương

Baovannnghe.vn- Những dốc dài bỏ lại phía sau/ ngày trả về im ắng
Vẽ - Thơ Tân Quảng

Vẽ - Thơ Tân Quảng

Baovannghe.vn- Ngất ngư ngồi vẽ cơn say/ hồn như cốc chén rót đầy hoàng hôn
Vở ballet "Hồ thiên nga" được công diễn tại Nhà hát Hồ Gươm

Vở ballet "Hồ thiên nga" được công diễn tại Nhà hát Hồ Gươm

Baovannghe.vn - Đoàn 45 nghệ sĩ ballet của Nga đã có mặt tại Hà Nội chuẩn bị cho hai đêm diễn “Hồ thiên nga” nhằm hướng tới kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Liên bang Nga.
Văn nghệ nuôi dưỡng tinh thần quân dân Khu 4 trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước

Văn nghệ nuôi dưỡng tinh thần quân dân Khu 4 trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước

Baovannghe.vn - Quân khu 4 gồm các tỉnh Bắc miền Trung, một vùng đất có truyền thống anh hùng, bất khuất. Hiện thực đời sống gian khổ, ác liệt, tinh thần quyết chiến, quyết thắng; hành động anh hùng, dũng cảm của quân dân Khu 4 đã thôi thúc văn nghệ sĩ sáng tạo, để lại nhiều tác phẩm có giá trị vượt thời gian, tiêu biểu cho dòng văn học - nghệ thuật (VHNT) về đề tài LLVT và chiến tranh cách mạng.
Từ hào quang rực rỡ đến bóng tối pháp đình

Từ hào quang rực rỡ đến bóng tối pháp đình

Baovannghe.vn- Từ những ngày đầu rực rỡ với hình ảnh tử tế, chân thành, họ đã vun đắp một đế chế niềm tin trong lòng hàng triệu người trẻ, để rồi chính sự liều lĩnh trong buổi “họp báo chui” và cơn bão ủng hộ thái quá từ fan/ người hâm mộ đẩy họ vào vòng xoáy không lối thoát.