Chuyên đề

Toàn nước Nga – Xô viết cùng tham gia thực hiện bộ phim Chiến tranh và Hòa bình

Câu chuyện văn hoá
09:34 | 04/06/2021
Những ai yêu thích văn học Nga cổ điển chắc sẽ đồng ý rằng các nhà làm phim phương Tây thường thất bại trong việc ứng xử với các tác phẩm tuyệt vời ấy. Thậm chí họ sợ đụng chạm tới Nghệ nhân và Margaríta (The Master và Margarita) của nhà văn Mikhail Bulgakov, họ đã biến Anna Karenina thành một melodram đẫm nước mắt và trưng diện các mode trang phục
aa

Những ai yêu thích văn học Nga cổ điển chắc sẽ đồng ý rằng các nhà làm phim phương Tây thường thất bại trong việc ứng xử với các tác phẩm tuyệt vời ấy. Thậm chí họ sợ đụng chạm tới Nghệ nhân và Margaríta (The Master và Margarita) của nhà văn Mikhail Bulgakov, họ đã biến Anna Karenina thành một melodram đẫm nước mắt và trưng diện các mode trang phục. Trên cơ sở cuốn tiểu thuyết của Tolstoy về cuộc xâm lược nước Nga của Napoléon, vốn có nhiều xung đột, nhiều đường dây phát triển, họ sản xuất ra những bộ phim hào hoa phong nhã hoặc loạt phim phiêu lưu (có lẽ phiên bản dễ chịu hơn cả đã được công ty “BBC” quay vào năm 2016).

Dĩ nhiên không thể phủ nhận Đạo diễn Mỹ David Lean đã chiến thắng trong cách ứng xử với Boris Pasternak, khi ông thực hiện chuyển thể bộ phim Doctor Zhivago (1965) và Đạo diễn Anh Richard Brooks cũng đã thực hiện một cách hoàn chỉnh việc đưa lên màn ảnh tác phẩm Anh em nhà Karamazov (The Brothers Karamazov - 1958) của Fyodor Dostoevsky, nhưng dẫu sao đó cũng vẫn chỉ là những ngoại lệ.

Một cảnh trong phim Chiến tranh và Hòa bình của Điện ảnh Nga-Xô Viết

MỘT CUỘC “CHIẾN TRANH LẠNH” TRONG ĐIỆN ẢNH

Trong bộ phim Chiến tranh và hòa bình của Đạo diễn Mỹ Kinga Vidora, nữ diễn viên thượng thặng Audrey Hepburn rất phù hợp với vai Natasha Rostova, nhưng Henry Fonda lại quá đẹp trai và mảnh mai trong vai Pierre Bezukhov. Điều này khá tiêu biểu cho cách tiếp cận của người Mỹ trong việc muốn khắc họa tâm hồn Nga. Cội nguồn văn học nguyên thủy bị cắt xén, các nhân vật bị dàn phẳng, thiếu hẳn chiều sâu tâm lý, và toàn bộ thông điệp triết học – lên án chiến tranh, kêu gọi hòa bình của tác phẩm đã biến mất sau những pha hành động đầy màu sắc.

Vào cuối những năm 1950 đầu 1960, khi cuộc chiến tranh lạnh và cuộc chạy đua không gian khiến người Nga âu lo, xem phiên bản Mỹ - Ý thiên sử thi yêu quý của họ, họ không thể thờ ơ. Đặc biệt là kể từ năm 1962, khi nước Nga kỷ niệm 150 năm Trận chiến Borodino - cao trào mà cuốn cuốn tiểu thuyết diễn ra.

Cần phải làm một bộ phim Nga- Xô Viết về Chiến tranh và Hòa bình, và làm càng nhanh càng tốt. Bộ phim tương lai nhất định phải vượt qua sự “sáng tạo lệch lạc” của phương Tây, để gây ngạc nhiên cho ngay người Mỹ và thế giới cả về tầm vóc lẫn những tìm tòi, khai phá về nghệ thuật.

PYRIEV CHỐNG LẠI BONDARCHUK

Nhiều đạo diễn đã mơ được thực hiện một “kiệt tác để đời” như thế, nhưng cuộc chiến đã diễn ra chỉ giữa hai người: Ivan Pyriev, một “lão làng” và cũng là người lãnh đạo cao nhất của Điện ảnh Nga vào thời đó, và Sergei Bondarchuk trẻ hơn nhiều, một diễn viên và cũng là một đạo diễn đã khá thành công với bộ phim đầu tay Số phận một con người chuyển thể lên màn ảnh truyện vừa của văn hào Xô Viết Mikhail Solokhov. “Ông lão” Pyryev bị đẩy lùi bởi áp lực từ nhà nước, ông ta từ bỏ Tolstoy, để chuyển qua chọn Dostoevsky và bắt đầu quay một bộ phim ba phần theo tiểu thuyết Anh em nhà Karamazov. Buổi ra mắt bộ ba này diễn ra vào năm 1969, một năm sau khi đạo diễn qua đời. Chuyện kể lại rằng, sau cuộc “đụng độ” đó, “ông lão” Pyryev và “chàng trai đang được ngưỡng mộ” Bondarchuk không còn bao giờ muốn nhìn mặt nhau nữa.

Bondarchuk quyết định “cắm đầu nhẩy xuống vực” và không chỉ với tư cách đạo diễn mà còn sắm vai Pierre Bezukhov. Vào thời điểm đó, ông ấy đã ngoài 40 nên về tuổi Bondarchuk không thích hợp lắm với vai bá tước trẻ, nhưng nom lại giống nhân vật của Tolstoy bởi vẻ mặt nghiêm nghị và đầy đặn. Đó là một vai diễn rất khó.

Dự án khổng lồ này tiêu tốn khoảng 8 triệu rúp tiền Xô Viết (vào những năm tháng ấy đó là một khoản tiền cực kỳ lớn). Nhưng khoản tiền này còn phải được cộng thêm các chi phí do Bộ Quốc phòng gánh chịu (để so sánh, tổng chi cho bộ phim hoành tráng 3 tập Andrei Rublev của đạo diễn Tarkovsky đề cập tới lịch sử Nga ở thế kỷ XIX chỉ khoảng một triệu). Bondarchuk đã cống hiến cho bộ phim 6 năm cuộc đời, trả giá bằng hai lần lên cơn đau tim và chết lâm sàng.

KẾT HỢP TẤT CẢ CÁC NỖ LỰC

Trách nhiệm là rất lớn. Ở nước Nga - Xô Viết thuở đó, có thể nói hầu như toàn bộ xứ sở và bộ máy nhà nước đã tham gia vào công việc thực hiện bộ phim với thời lượng gần bảy giờ đồng hồ này. Bộ Văn hóa trực tiếp chỉ đạo và theo dõi quá trình bấm máy. Ủy ban Kế hoạch Nhà nước và Bộ Công nghiệp nhẹ giúp sản xuất trang phục. Bộ Quốc phòng cung cấp ngựa và vũ khí cùng trang thiết bị chiến tranh cho đoàn phim. Người ta thành lập cả một trung đoàn kỵ binh riêng phục vụ cho bộ phim. 58 Viện bảo tàng cung cấp đồ nội thất và những đồ vật liên quan tới cuộc sống hàng ngày được mô tả trong tiểu thuyết. Hơn 40 doanh nghiệp đã tham gia vào việc sản xuất các đạo cụ, trong số đó, ví như một bản sao dịch vụ các loại bát đĩa, thìa nĩa, ly uống rượu, bình cắm hoa, khăn trải bàn... của thế kỷ 18. Người ta phải phục chế 9.000 bộ quần áo, 12.000 chiếc mũ dành cho tướng lĩnh và các sĩ quan cao cấp, 200.000 chiếc cúc áo, vài ngàn loại vũ khí mang bên mình theo các nguyên mẫu của Nga và Pháp. Để quay phim, phải xây dựng 50 tòa nhà và tám cây cầu. Các công trình kiến​​trúc hoặc các cơ sở hạ tầng của thế kỷ xa xưa ấy đều phải được che phủ bởi bóng mát cây xanh. Bộ phim được quay, ví như ở Transcarpathia của Ukraine, ở vùng Smolensk (Trận Borodino), ở Leningrad hay Moscow và thậm chí tại trang trại của Tolstoy ở Yasnaya.

Nhà quay phim Anatoly Petritsky đã sử dụng phiên bản công nghệ màn ảnh rộng của Liên Xô, và mặc dù phải khắc phục các vấn đề (độ nhạy thấp và chất lượng phim kém), nhưng thực tế ông đã làm nên một điều kỳ diệu. Ông ấy đã làm mọi thứ có thể và không thể, để khiến bộ phim trở nên tuyệt đẹp về mặt thị giác. Ví dụ, ống kính quay trên trường quay trận chiến Borodino đã lướt bay như một quả đạn đại bác dọc theo dây cáp treo. Các cảnh chiến đấu cũng được quay từ cần cẩu cao, và những toàn cảnh tuyệt đẹp thì được quay bằng trực thăng. Buổi vũ hội đầu tiên của nàng Natasa đã được nhà quay phim ghi lại bằng cách di chuyển khéo léo, nhanh nhẹn giữa các vũ công trên đôi giày trượt patin.

Tất cả điều này đã được trả giá bằng thành quả. Bộ phim gồm bốn phần (Andrei Bolkonsky, Natasha Rostova, 1812, Pierre Bezukhov), được hoàn thành vào năm 1967, đã mang lại tiếng vang quốc tế lớn lao cho nền điện ảnh Nga-Xô Viết. Giải Oscar và giải Quả cầu vàng cho phim nói tiếng nước ngoài hay nhất đã được trao cho bộ phim Chiến tranh và Hòa bình của Bondarchuk. Bộ phim này cho tới tận hôm nay vẫn được coi là công trình chuyển thể lên màn ảnh xuất sắc cuốn tiểu thuyết vĩ đại Chiến tranh và Hòa binh của Tolstoy.

CHIẾN TRANH VÀ HÒA BÌNH NGÀY NAY

Bộ phim đã gợi lên những cảm xúc gì trong lòng khán giả hôm nay? Phấn khích. Công việc của các ống kính máy quay, bao gồm các cảnh hoành tráng được nhìn bằng cặp mắt của các chú chim, cho tới nay vẫn để lại ấn tượng mạnh. Cũng như vậy, các thử nghiệm trong montage giữ nguyên những thông điệp mới mẻ. Ví như, Bondarchuk đã cho thấy cuộc săn lùng của các nhà quý tộc với ánh mắt của một con sói bị bắt, khi nó nhìn chằm chằm vào những kẻ hành hạ nó. Hiệu ứng xẩy ra thật tuyệt vời, và cảnh phim chạm tới đến những ý tưởng phiếm thần của Tolstoy. Những suy ngẫm của nhà văn về các chủ đề siêu hình đặc biệt có thể nghe thấy trong những đoạn độc thoại nội tâm của Andrei và Natasha. Thông thường lời ngoài hình như vậy dễ gây khó chịu, nhưng trong phim của Bondarchuk, việc sử dụng ấy rất hợp lý, làm phong phú thêm chân dung tâm lý của các nhân vật. Dĩ nhiên chúng đã được vận dụng một cách rất hoàn hảo.

Trong phần Trận chiến Borodino từ bộ phim Chiến tranh và Hòa binh, nữ diễn viên lần đầu xuất hiện trước ống kính - Lyudmila Savelyeva (khi bắt đầu quay, cô mới 19 tuổi) đã hiển hiện đúng là một nàng Natasha lý tưởng. Cô vũ nữ ballet của Nhà hát Mariinsky đã tạo dựng nên hình ảnh của một cô gái trinh trắng, mà với bản tính mộng mơ hầu như cho phép cô ấy bay lên khỏi mặt đất. Cô gái đã di chuyển và nhảy như thể đang bay. Đến lượt mình, Vyacheslav Tikhonov đã truyền tải một cách đầy thuyết phục cảm xúc tiềm ẩn của Bá tước Bolkonsky, mặc dù giống như Bondarchuk, nam diễn viên này có phần già hơn nhân vật của mình.

Những cảnh trận mạc đều gây ấn tượng mạnh: quy mô rộng lớn, tất cả bao phủ trong khói, động, đa âm, nhưng đồng thời cũng ảm đạm và nặng nề, bởi vì chúng mang nội hàm của tinh thần lên án chiến tranh. Trong cuốn Lịch sử Điện ảnh 1895-2005 về điều này, Jerzy Płażewski viết rất khéo: “Hơn tất cả, ở Bondarchuk đã diễn ra một linh hồn khác, trên thực tế gần như hoàn toàn để dành cho Trận chiến Borodino. Tính giả định và quyền năng của người đạo diễn đã cho phép lấp đầy các cảnh chiến đấu bởi những tư tưởng, chứ không phải biến chúng thành những bước quân hành hay tiếng hò la ầm ĩ. Đạo diễn theo cách của Tolstoy miêu tả một cuộc đối đầu chết người, những toan tính trong cuộc chơi này, ý định của cả hai bên và hiện thân của những ý định đó,nhưng cuối cùng cũng chỉ là những hậu quả vô bổ, dù thực tế bức màn của chiến trận đã được vén mở. Đây là một khám phá thực sự của một chủ đề trước đó đã được nêu ra nhiều lần. Tính chân thực tố cáo của nó, xét về mặt văn học, chỉ có thể so sánh với với việc miêu tả mang chất khai mở về trận chiến chiến Waterloo của nhà văn Pháp Stendhal…”.

Điện ảnh phương Tây luôn xử sự không thành công với các tác phẩm kinh điển của văn học Nga: Thường phim là những vở bi kịch đẫm nước mắt và không đạt tới chiều sâu tâm lý của nhân vật trong nguyên tác văn học. Sau sự xuất hiện của bộ phim Mỹ Chiến tranh và Hòa bình với ngôi sao tuyệt thế Audrey Hepburn, Nga - Xô Viết quyết định thực hiện bộ phim của mình, với tất cả độ hoành tráng và giá trị nghệ thuật. Và điều này đã hoàn toàn thành công. Báo Gazeta Wyborcza (Ba Lan) đã bình luận: TOÀN NƯỚC NGA - XÔ VIẾT CÙNG THAM GIA THỰC HIỆN BỘ PHIM CHIẾN TRANH VÀ HÒA BÌNH.

TÔ HOÀNG

(Chuyển ngữ qua bản tiếng Nga)

Nguồn Văn nghệ số 23/2021


Thương con chiền chiện. Tản văn của Việt Tâm

Thương con chiền chiện. Tản văn của Việt Tâm

Baovannghe.vn - Cả một đồi cây sau làng là thế giới của các loài chim, nhiều lắm, chúng bay thành từng nhóm, từng bầy, có khi từng đôi, cũng có khi riêng lẻ…
Đổi mới sáng tạo Giáo dục Đại học: Cần định hướng và xây dựng chiến lược dài hơi

Đổi mới sáng tạo Giáo dục Đại học: Cần định hướng và xây dựng chiến lược dài hơi

Baovannghe.vn - Trong khuôn khổ " Ngày hội đổi mới sáng tạo" - hội thảo “Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp trong giáo dục đại học Việt Nam: Năng động và hợp tác” đã đặt ra và giải đáp nhiều vấn đề về Đổi mới Giáo dục đại học hiện nay.
Nhớ làng - Thơ Trần Chấn Uy

Nhớ làng - Thơ Trần Chấn Uy

Baovannghe.vn- Chào mào hót: cởi quách cái thử nào/ Cô gái trẻ giật mình cài lại yếm.
Giải thưởng - Thơ Thanh Quế

Giải thưởng - Thơ Thanh Quế

Baovannghe.vn- "Tác phẩm có ảnh hưởng tốt đến tư tưởng và tình cảm của nhân dân”/ Trong hội trường/ Anh vận bộ veston đỉnh đạc bước lên sân khấu nhận giải thưởng
Chuyện vãn ở La Thành - Thơ Lê Huy Mậu

Chuyện vãn ở La Thành - Thơ Lê Huy Mậu

Baovannghe.vn- Thi nhân ạ!/ Khó minh định rạch ròi/ Ta đang ở Giới nào trong Tam giới?/ Này thì rượu. Này thì thơ. Này thì em roi rói