Chuyên đề

"Trại bảy chú lùn" của nhà văn Bảo Ninh được dịch sang tiếng Hungary

Câu chuyện văn hoá
08:19 | 04/11/2020
Tập truyện Trại bảy chú lùn của nhà văn Bảo Ninh đã được nhà xuất bản AB Art phát hành tại Hungary. Đây là kết quả hoạt động trong chương trình hợp tác xuất bản giữa NXB AB Art của Hungary và Hội Nhà văn Việt Nam.
aa

Tập truyện Trại bảy chú lùn của nhà văn Bảo Ninh đã được nhà xuất bản AB Art phát hành tại Hungary. Đây là kết quả hoạt động trong chương trình hợp tác xuất bản giữa NXB AB Art của Hungary và Hội Nhà văn Việt Nam. Sách do dịch giả Gabor Pap chuyển ngữ.

Dịch giả Gabor Pap cũng chia sẻ, khi dịch tập truyện ngắn sang tiếng Hungary, ông đã cẩn thận chú giải những chi tiết liên quan đến văn hóa và lịch sử của Việt Nam. Đồng thời nhà văn Bảo Ninh cũng tự tay viết một bức thư như lời đề từ gửi đến độc giả Hungary, nhân dịp cuốn sách đầu tiên của ông được xuất bản tại quốc gia này.

Trại bảy chú lùn được xuất bản lần đầu năm 1987, gồm 10 truyện ngắn về chủ đề chiến tranh. Đó là những câu chuyện về chiến tranh, về những con người sống trong thời loạn lạc, khói lửa bom đạn. Trong số họ, có người là lính cụ Hồ, có người đứng bên kia chiến tuyến. Trước thời cuộc, mỗi nhân vật, mỗi hoàn cảnh, diễn biến tâm lý khác nhau, để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả.

Việc Trại bảy chú lùn được dịch trực tiếp từ tiếng Việt sang tiếng Hungary đánh dấu một điểm sáng mới trong xuất ngoại văn chương Bảo Ninh nói riêng và Việt Nam nói chung. Cuốn sách cũng đem lại góc nhìn mới về chiến tranh Việt Nam tại quốc gia Đông Âu này. Hầu hết sách về chủ đề chiến tranh Việt Nam mà người Hungary được đọc trước đây đều do người Mỹ, người Hàn Quốc hoặc Australia, New Zealand viết nên. Đọc về lịch sử Việt Nam qua chính ngòi bút của tác giả Việt Nam sẽ đem tới những tư liệu chân thật và sống động hơn cho chính người Hungary.

Trước đó, Nhà văn Bảo Ninh được bạn đọc Việt Nam và thế giới biết đến với tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh. Tính đến nay, Nỗi buồn chiến tranh đã được dịch ra hơn 15 thứ tiếng, phần lớn đều dịch lại từ bản tiếng Anh trừ các bản sách tiếng Pháp, tiếng Nhật, tiếng Hàn và tiếng Trung.

Nguyễn Phương


Linh mã. Truyện ngắn dự thi của Nguyệt Chu

Linh mã. Truyện ngắn dự thi của Nguyệt Chu

Baovannghe.vn - Bao giờ Người cũng bình thản đến lạ lùng như thế. Một dũng tướng vào sinh ra tử, xông pha trận mạc một đời, há sợ gì cái chết? Ta đã theo Người
Mẹ của anh. Truyện ngắn của Đức Hậu

Mẹ của anh. Truyện ngắn của Đức Hậu

Baovannghe.vn - Hạnh chào ông bố và theo ông vào nhà. Ngôi nhà to rộng, phòng khách bày la liệt những đồ gỗ quý hiếm. Ông bố Nga tóc hoa râm, người đẫy đà, có gương mặt phương phi, đôi mắt sắc lẻm.
Thăng hoa những xúc cảm từ “Giao lộ sáng tạo”

Thăng hoa những xúc cảm từ “Giao lộ sáng tạo”

Baovannghe.vn - Tiếp nối thành công của Lễ hội thiết kế sáng tạo tổ chức từ năm 2021, Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 có chủ đề “Giao lộ sáng tạo” diễn ra từ ngày 9 đến 17/11
Luật Nhà giáo: Hướng đến giải quyết tốt mối tương quan giữa thầy và trò

Luật Nhà giáo: Hướng đến giải quyết tốt mối tương quan giữa thầy và trò

Baovannghe.vn - Luật Nhà giáo trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ Tám, gồm 9 chương, 50 điều, cụ thể hóa 5 chính sách trong đề nghị xây dựng Luật đã được Chính phủ thông qua tại Nghị quyết số 95/NQ-CP ngày 7.7.2023 của Chính phủ, bao gồm: Định danh nhà giáo, Tiêu chuẩn và chức danh nhà giáo, Tuyển dụng, sử dụng và chế độ làm việc của nhà giáo; Đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ và tôn vinh nhà giáo; Quản lý nhà nước về nhà giáo.
Tranh cãi pháp lý "Những vần thơ của quỷ Sa Tăng" ở Ấn Độ

Tranh cãi pháp lý "Những vần thơ của quỷ Sa Tăng" ở Ấn Độ

Baovannghe.vn - Cuốn tiểu thuyết The Satanic Verses (Những vần thơ của quỷ Sa Tăng) của Salman Rushdie, xuất bản năm 1988, đã trở thành tâm điểm của các cuộc tranh cãi toàn cầu do một số quan điểm được cho là xúc phạm đạo Hồi. Tác phẩm này bị cấm nhập khẩu vào Ấn Độ ngay sau khi phát hành, với mục tiêu ngăn chặn các bất ổn xã hội. Đặc biệt, khi lãnh tụ tối cao Iran, Ayatollah Khomeini, ban hành fatwa năm 1989 kêu gọi ám sát Rushdie, cuốn sách càng trở thành mục tiêu công kích của các nhóm cực đoan. Tuy nhiên, từ đó đến nay, lệnh cấm này có thật sự tồn tại hay không lại là một câu hỏi chưa được làm rõ.