Chuyên đề

‘Trí nhớ suy tàn’ của Nguyễn Bình Phương được xuất bản ở Pháp

Câu chuyện văn hoá
09:40 | 12/02/2019
Trí nhớ suy tàn là cuốn tiểu thuyết thứ hai của nhà văn Nguyễn Bình Phương vừa được nhà xuất bản Riveneuve xuất bản tháng 1 vừa qua. Tác phẩm do Emmanuel Poisson chuyển ngữ với tên Un autre ciel (Một bầu trời khác).
aa

Trí nhớ suy tàn là cuốn tiểu thuyết thứ hai của nhà văn Nguyễn Bình Phương vừa được nhà xuất bản Riveneuve xuất bản tháng 1 vừa qua. Tác phẩm do Emmanuel Poisson chuyển ngữ với tên Un autre ciel (Một bầu trời khác).

Riveneuve giới thiệu cuốn tiểu thuyết là một trong những tác phẩm đặc trưng nhất của tác giả, người tiên phong của thế hệ viết văn mới. Đây là tác phẩm thứ hai của Nguyễn Bình Phương được xuất bản tại Pháp, sau Thoạt kỳ thủy (do Danh Thành dịch) năm 2014.

Trí nhớ suy tàn là tiểu thuyết thứ năm, tác phẩm dung lượng ngắn nhất trong 9 tiểu thuyết đã xuất bản của Nguyễn Bình Phương. Tác phẩm ra mắt năm 2000 bởi NXB Thanh Niên, được tái bản bởi NXB Văn học (2006) và NXB Tổng Hợp (2013).

Trí nhớ suy tàn được coi là tiểu thuyết đặc sắc của Nguyễn Bình Phương. GS Phùng Văn Tửu đánh giá về tác phẩm: “Nhân vật của Trí nhớ suy tàn mơ hồ hơn rất nhiều sau từ 'em', đó là chỗ mạnh của Nguyễn Bình Phương. Chẳng ai biết cô 'em' sắp hai mươi sáu tuổi ấy tên là gì, làm việc ở cơ quan, nhưng cơ quan nào, công việc gì cũng chẳng rõ...”

Theo GS Phùng Văn Tửu, chính sắc thái mù mờ có dụng ý kỹ thuật ấy - không loại trừ do "trí nhớ suy tàn" - tạo nên sức cuốn hút đông đảo bạn đọc nhập thân vào với “em”.

“Thiếu gì những độc giả tiểu thuyết là các cô gái trạc tuổi như ‘em’, có công ăn việc làm ở một cơ quan nào đó, có đủ loại bạn học ngày xưa, bạn bè hiện nay, có những chuyện linh tinh đời thường như 'em', có những mối tình vui buồn, với những băn khoăn day dứt như ‘em’”, Phùng Văn Tửu viết.

PGS.TS Phùng Gia Thế đánh giá Trí nhớ suy tàn là những trang viết giàu chất thơ nhất của Nguyễn Bình Phương, thể hiện sinh động những vùng “hiện thực mờ”, vùng khuất lấp và cả sự thánh thiện trong cõi sâu thẳm mịt mù của con người.

Nhà văn Nguyễn Bình Phương là một trong những cây bút cách tân hàng đầu của văn học Việt Nam hiện nay. 9 tiểu thuyết của ông đã được xuất bản gồm: Bả giời, Vào cõi, Những đứa trẻ chết già, Người đi vắng, Trí nhớ suy tàn, Thoạt kỳ thuỷ, Ngồi, Mình và họ, Kể xong rồi đi. Ông còn là tác giả của các tập thơ: Lam chướng, Khách của trần gian, Xa thân, Từ chết sang trời biếc, Thơ Nguyễn Bình Phương, Buổi câu hờ hững, Xa xăm gõ cửa.

Nguyễn Bình Phương đang là Tổng biên tập tạp chí Văn nghệ Quân đội - một tạp chí văn chương hàng đầu hiện nay.

Dịch giả Emmanuel Poisson là Giáo sư Lịch sử Việt Nam tại Đại học Paris Diderot. Ông còn là nhà nghiên cứu, với công trình Quan và Lại ở miền Bắc Việt Nam. Bên cạnh đó, ông đã chuyển ngữ các tác phẩm của Phong Điệp, Nguyễn Việt Hà và một số tác giả Việt sang tiếng Pháp.

Thảo Trần ( tổng hợp)


Bình luận

avatar-comment
Bạch Tuyết qua các văn bản chuyển thể - một diễn giải văn hóa đại chúng từ điểm nhìn nữ quyền

Bạch Tuyết qua các văn bản chuyển thể - một diễn giải văn hóa đại chúng từ điểm nhìn nữ quyền

Từ bình hoa di động đến chiến binh nổi loạn, Bạch Tuyết không còn là cô công chúa thụ động chờ đợi hoàng tử. Qua các bản chuyển thể, nàng được khoác lên những lớp vỏ nữ quyền mới – nhưng liệu đó có thực sự là tiến bộ hay chỉ là “nữ quyền cổ tích” bị thị trường hóa?
Thủ tướng: Không yêu cầu công chứng với giấy tờ đã tích hợp trên VNeID

Thủ tướng: Không yêu cầu công chứng với giấy tờ đã tích hợp trên VNeID

Baovannghe.vn - Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 171/TB-VPCP ngày 11-4-2025 kết luận Phiên họp lần thứ nhất Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06.
Khi ngòi bút trở thành tiếng nói của kẻ giết người

Khi ngòi bút trở thành tiếng nói của kẻ giết người

Cuộc tranh luận dữ dội về cuốn tiểu thuyết El odio (Hận Thù) ở Tây Ban Nha hé lộ một thực tế nhức nhối: đâu là giới hạn của tự do sáng tạo văn chương, khi sự im lặng của nạn nhân bị thay thế bằng tiếng nói của kẻ sát nhân?
Hơn 10 năm vẽ – hơn 10 năm đi – hơn 3.000 lần cúi đầu trước lịch sử

Hơn 10 năm vẽ – hơn 10 năm đi – hơn 3.000 lần cúi đầu trước lịch sử

Hơn 3.000 bức chân dung Mẹ Việt Nam Anh hùng do họa sĩ Đặng Ái Việt thực hiện suốt hơn một thập kỷ đã chính thức được số hóa và giới thiệu qua website “Chân dung Mẹ Việt Nam Anh hùng” tại TP.HCM, trong khuôn khổ chương trình giao lưu do Thành đoàn và Sở Khoa học – Công nghệ TP.HCM tổ chức sáng 11/4.
Định hướng - Thơ Bùi Thúy

Định hướng - Thơ Bùi Thúy

Baovannghe.vn- Trong giọng nói như mơ như thực/ có làn gió định hướng tôi