Diễn đàn lý luận

50 năm xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

Anh Thư
Lý luận phê bình
20:10 | 24/07/2024
Hội thảo là một bước thảo luận nhằm nhận thức, đánh giá đúng, đầy đủ hơn những thành tựu và những vấn đề đặt ra 50 năm qua trong xây dựng nền văn hóa Việt Nam
aa

Hội thảo do GS.TS Tạ Ngọc Tấn, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương, TS. Nguyễn Văn Phong, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội, PGS.TS Phạm Văn Linh, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương đồng chủ trì.

Tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận làm rõ những vấn đề cơ bản về những thành tựu, hạn chế và những nguyên nhân của thành tựu, hạn chế trong xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc qua 50 năm thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.

50 năm xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

Hội thảo “50 năm xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”

Đồng thời, đánh giá thực trạng việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc 50 năm qua. Những vấn đề đặt ra hiện nay và định hướng, giải pháp tiếp tục xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong thời gian tới.

Trước đó, hội thảo đã nghe PGS.TS Phạm Văn Linh, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương trình bày báo cáo đề dẫn. Báo cáo nêu rõ, 50 năm qua, sau chiến thắng vĩ đại mùa Xuân năm 1975 giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, cả nước bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội.Thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đất nước đã đạt nhiều thành tựu quan trọng cả về lý luận và thực tiễn. Văn hóa Việt Nam có sự thống nhất trong đa dạng, là sự hòa quyện, kết tinh giữa bản sắc văn hóa các dân tộc anh em; ngày càng phát triển mạnh mẽ, gắn với mọi mặt của đời sống, hướng tới phục vụ nhu cầu chính đáng của nhân dân; được bảo tồn, phát huy; từng bước trở thành động lực, nguồn lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tuy nhiên, sau gần 50 đất nước thống nhất văn hóa vẫn chưa thực sự được các cấp, các ngành nhận thức một cách sâu sắc và chưa được quan tâm đầy đủ, tương xứng. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý văn hóa có lúc còn lúng túng, chậm trễ, nhất là trong việc thể chế hóa các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng về văn hóa. Đầu tư cho văn hóa chưa đúng mức, còn dàn trải, chưa đạt hiệu quả cao.

Tiếp tục triển khai tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng về văn hóa và kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021, hướng tới kỷ niệm 50 giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1975-2025), hội thảo là một bước thảo luận nhằm nhận thức, đánh giá đúng và đầy đủ hơn những thành tựu và những vấn đề đặt ra 50 năm qua trong công cuộc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Phát biểu tại hội thảo, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội, Nguyễn Văn Phong chia sẻ, với chiều dài lịch sử, bề dày văn hiến ngàn năm, Hà Nội luôn luôn nhận thức sâu sắc vấn đề văn hóa vừa là nhiệm vụ trước mắt, vừa là nhiệm vụ cơ bản và lâu dài; văn hóa đang trở thành trung tâm trong chính sách phát triển của Hà Nội; quan điểm đảm bảo phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa; phát triển văn hóa vì sự hoàn thiện nhân cách con người và xây dựng con người để phát triển văn hóa…Trong nhiều năm qua, nguồn lực tài chính đầu tư cho phát triển văn hóa, con người Thủ đô được quan tâm tăng lên qua từng giai đoạn, mức đầu tư cho văn hóa tăng dần theo hướng năm sau cao hơn năm trước. Giai đoạn, 2021-2025 dự kiến mức đầu tư cho văn hóa chiếm 2% tổng thu ngân sách thành phố...

Đồng thời, trong phát biểu của mình, đồng chí cũng mong muốn hội thảo sẽ cung cấp thêm các luận cứ quan trọng để Đảng bộ Thành phố Hà Nội nghiên cứu, xây dựng văn kiện Đại hội XVIII Đảng bộ Thành phố Hà Nội trong thời gian tới một cách bài bản, chất lượng.

Anh Thư | Báo Văn Nghệ

-------------

Bài viết cùng chuyên mục:

Khai mạc Hội thảo quốc gia về Hệ giá trị Việt Nam trong thời kỳ mới Khai mạc Hội thảo khoa học toàn quốc “Về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới” Hội thảo khoa học “Thực hiện Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030 - Những vấn đề đặt ra từ thực tiễn” Ngày 12/5 diễn ra Hội thảo “Chính sách và nguồn lực cho phát triển thiết chế văn hóa, thể thao" Tổ chức Hội thảo quốc tế “Lê Quý Đôn, cuộc đời và sự nghiệp”
Đọc truyện: Cây cột nhà bay trên sông. Truyện ngắn dự thi của Lê Hòa

Đọc truyện: Cây cột nhà bay trên sông. Truyện ngắn dự thi của Lê Hòa

Baovannghe.vn - Đọc truyện: Hà Phương; Đồ họa: Thùy Dương
Công điện của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ứng phó bão số 4 và hoàn lưu sau bão

Công điện của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ứng phó bão số 4 và hoàn lưu sau bão

Baovannghe.vn - Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
Tái hiện lịch sử từ khảo cổ học

Tái hiện lịch sử từ khảo cổ học

Trong số các nhà văn nữ Việt Nam đương đại, nhà văn Vũ Thanh Lịch, Phó giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình, là cây bút văn xuôi có nội lực sung mãn. Chị là tác giả của nhiều truyện ngắn hay, ghi dấu trong lòng bạn đọc mà “Nhà Thánh” - giải nhất Cuộc thi truyện ngắn Lửa mới 2018-2019 do Tạp chí Văn nghệ Quân đội tổ chức là một minh chứng tiêu biểu.
Mùa thu. Truyện ngắn của Như Bình

Mùa thu. Truyện ngắn của Như Bình

Baovannghe.vn - Bà ngoại chỉ nói: "Đừng thúc ép gì nhiều. Phải tội. Đời người bạc, phận mỏng, biết sao được số trời. Mày làm thế không sợ chuốc khổ cho con bé".
Áp thấp nhiệt đới suy yếu từ Bão số 4  trên khu vực trung Lào

Áp thấp nhiệt đới suy yếu từ Bão số 4 trên khu vực trung Lào

Baovannghe.vn - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, sáng sớm nay (19/9), áp thấp nhiệt đới trên khu vực phía Đông Bắc quần đảo Hoàng Sa đã mạnh lên thành bão - cơn bão số 4 năm 2024.