Sự kiện & Bình luận

75 năm tác phẩm “Dân vận” của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Những giá trị lý luận, thực tiễn

Minh Nguyệt
Chính trị xã hội
10:08 | 15/10/2024
Baovannghe.vn - Hội thảo khoa học 75 năm tác phẩm “Dân vận” của Chủ tịch Hồ Chí Minh do Ban Dân vận TƯ, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và Tỉnh ủy Tuyên Quang tổ chức
aa

Ngày 15/10/1949, bài báo "Dân vận" của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đăng trên báo Sự thật với bút danh X.Y.Z.

Tác phẩm gồm 4 nội dung lớn: Nước ta là nước dân chủ. Dân vận là gì? Ai phụ trách dân vận? Dân vận phải thế nào?

Trong đó, Người chỉ rõ mối quan hệ giữa dân chủ và dân vận; Quan điểm, nguyên tắc tiến hành công tác dân vận; Trách nhiệm vận động quần chúng của cả hệ thống chính trị; Phương pháp vận động quần chúng và những phẩm chất cần có đối với cán bộ dân vận.

Hội thảo đã tập trung làm rõ hơn các nội dung của tác phẩm "Dân vận" như: Từ tư tưởng Hồ Chí Minh về dân vận đến công tác dân vận của Đảng giai đoạn hiện nay; Công tác tuyên truyền, giáo dục, quán triệt làm chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, hành động của các cấp ủy đảng, hệ thống chính trị và toàn xã hội về công tác dân vận; sự lãnh đạo cụ thể hóa, thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng về công tác dân vận và tổ chức thực hiện hiệu quả trong thực tiễn… Phối hợp tổ chức các phong trào thi đua yêu nước, thi đua "Dân vận khéo", các cuộc vận động, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

75 năm tác phẩm “Dân vận” của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Những giá trị lý luận, thực tiễn
Ngày 15/10/1949, bài báo "Dân vận" của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đăng trên báo Sự thật với bút danh X.Y.Z. Ảnh Báo NA

Các báo cáo tham luận đã đi sâu phân tích nội dung tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh về trách nhiệm thực hiện công tác dân vận. Xuyên suốt tác phẩm đều thể hiện rõ vai trò của nhân dân. Tác phẩm đã nêu lên quan niệm tổng quát về “dân chủ”, thể hiện tính chất, bản chất của chế độ nhà nước ta - nhà nước dân chủ, chế độ chính trị dân chủ, nhà nước của dân, do dân, vì dân. Đồng thời, tập trung phân tích những nội dung phong phú, sinh động về công tác dân vận, về những phẩm chất cần có ở đội ngũ cán bộ phụ trách công tác dân vận. Đặc biệt, tác phẩm chỉ rõ những yêu cầu đặt ra đối với đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác dân vận, theo phương châm “óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm” phải thật thà, gương mẫu “nói đi đôi với làm” ; đồng thời nhấn mạnh “dân vận khéo” thì việc gì cũng xong…

Trên thực tế, trong quá trình lãnh đạo đổi mới và phát triển đất nước, Đảng đã khắc sâu bài học “Dựa vào dân”; “Dân là gốc”, “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng” làm phương châm để xây dựng sự đồng thuận xã hội, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, không ngừng củng cố và mở rộng mối quan hệ gắn bó máu thịt giữa Đảng với dân…

Những luận cứ khoa học và những ý kiến đóng góp của đại biểu được xem là những thông tin quan trọng để bổ xung vào công tác nghiên cứu, hướng dẫn, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ công tác dân vận; thực hiện chương trình phối hợp công tác dân vận trong hệ thống chính trị thời kỳ mới.

Hội thảo là hoạt động thiết thực, có ý nghĩa quan trọng kỷ niệm 75 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh viết tác phẩm "Dân vận"; 94 năm Ngày truyền thống công tác Dân vận của Đảng; 25 năm Ngày "Dân vận" của cả nước; tiếp tục khẳng định tầm vóc, giá trị lý luận, thực tiễn tác phẩm "Dân vận" của Chủ tịch Hồ Chí Minh, qua đó để nhận thức ngày càng đầy đủ, sâu sắc hơn về tư tưởng, tầm nhìn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác dân vận đối với cách mạng Việt Nam và việc vận dụng, phát huy giá trị tác phẩm và các di sản Hồ Chí Minh trong công tác dân vận hiện nay.

-----------

Bài viết cùng chuyên mục:

Viết cho ai, một nội dung cơ bản trong tư tưởng báo chí Hồ Chí Minh Thế giới tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh qua Di tích tưởng niệm Người 55 năm thực hiện di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh: Vang mãi lời nước non Khánh thành Biển kỷ niệm mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Sainte-Adresse Từ Đền Hùng còn vang vọng mãi lời Bác dạy

Bình luận

avatar-comment
Nên làm gì để phát triển văn hóa hiện nay?

Nên làm gì để phát triển văn hóa hiện nay?

Baovannghe.vn - Để phát triển văn hóa nước ta hiện nay, theo tôi, nên chú ý các vấn đề sau đây: hiểu rõ và đánh giá đúng thực trạng văn hóa hiện nay; tiếp tục nghiên cứu để xác định đặc điểm, chỗ mạnh và cả chỗ yếu của truyền thống văn hóa Việt Nam; quan điểm xây dựng văn hóa trong thời đại mới; những bình diện nào của văn hóa cần quan tâm xây dựng.
Đường dẫn - Thơ Đoàn Mạnh Phương

Đường dẫn - Thơ Đoàn Mạnh Phương

Baovannghe.vn- Giữa cái cần và cái đủ. Giữa lặng im và ồn ĩ/ Ngay ngắn thở trong một thế giới nghiêng, sự tương thích của ý nghĩ, sự gắng gượng của âm thầm trải nghiệm
10 thí sinh xuất sắc giành giải "Tài năng piano toàn quốc 2025"

10 thí sinh xuất sắc giành giải "Tài năng piano toàn quốc 2025"

Baovannghe.vn - Đêm Chung kết và lễ trao giải Festival Piano Talent toàn quốc 2025 diễn ra tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam tối 30/3 với 10 gương mặt tài năng xuất sắc
Bên những dòng sông. Tản văn của Lê Quốc Hán

Bên những dòng sông. Tản văn của Lê Quốc Hán

Baovannghe.vn - Nếu tuổi thơ tôi êm đềm như dòng sông khi xuân sang thì tuổi thanh xuân lại dữ dội như mùa lũ lụt tràn về. Rồi bỗng có phép mầu, tất cả đã đổi thay...
Diễn ngôn hộ pháp trong tiếp nhận văn học đương đại

Diễn ngôn hộ pháp trong tiếp nhận văn học đương đại

Trong môi trường văn học đương đại ở Việt Nam, thì sự đa dạng trong tiếp nhận và phê bình văn chương được xem là chỉ dấu của một đời sống văn học/học thuật, việc một tác phẩm tạo ra tranh luận đa chiều là điều hết sức cần thiết, và khi tác phẩm tạo ra được tranh luận cũng chính là lúc tác phẩm đang thể hiện sức sống. Trường ca Lò Mổ của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều là một ví dụ điển hình. Ngay từ khi ra mắt, tác phẩm đã gợi nên những phản ứng đa chiều từ công chúng lẫn giới phê bình.