Tối 28-9, tại Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội), Thành ủy Hà Nội tổ chức vinh danh những tác giả, tác phẩm đoạt giải cuộc thi Phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh lần thứ VII - năm 2024.
Tiết mục trống hội chào mừng lễ trao giải Báo chí về Phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh |
Trước đó, để có được những giải thưởng đem lại thành công cho cuộc thi, Ban Tổ chức đã tiếp nhận tổng số 345 tác phẩm của 48 đơn vị - cơ quan báo chí với đầy đủ các loại hình báo chí. Trong đó, nhiều tác phẩm báo chí được chuẩn bị công phu, bám sát thực tiễn, phản ánh đúng, trúng và kịp thời các vấn đề trong phát triển văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, tạo hiệu ứng lan tỏa tích cực trong xã hội. Số lượng tác phẩm tham dự giải cũng thể hiện tinh thần lao động nghiêm túc, sáng tạo, trách nhiệm của những người làm báo, các cơ quan báo chí trước các vấn đề đặt ra đối với phát triển văn hóa Thủ đô Hà Nội hiện nay.
Với tinh thần công tâm, Hội đồng Sơ khảo đã tổ chức chấm Giải và giới thiệu được 80 tác phẩm vào vòng Chung khảo. Sau khi có kết quả chấm giải vòng sơ khảo, Ban Tuyên giáo Thành ủy đã chủ trì tổ chức triển khai chấm giải vòng Chung khảo. Kết quả, Hội đồng Chung khảo thống nhất lựa chọn được 34 tác phẩm báo chí xuất sắc nhất để trao Giải, trong đó có 1 Giải Đặc biệt, 3 Giải A, 5 Giải B, 10 Giải C và 15 Giải Khuyến khích. Giải Đặc biệt thuộc về tác phẩm “Dấu ấn công nghiệp văn hóa Thủ đô” của nhóm tác giả Ban Thời sự - Đài Truyền hình Việt Nam. Ban Tổ chức tôn vinh Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội và Báo Kinh tế & Đô thị là các cơ quan báo chí tiêu biểu có nhiều tác phẩm chất lượng tham dự giải.
Ngoài ra, Giải năm nay có sự tham gia của 4 cơ quan báo chí thuộc các tỉnh: Hòa Bình, Lai Châu, Điện Biên, Quảng Ngãi. Các tác phẩm dự thi khai thác một số khía cạnh mới về đề tài văn hóa, con người Hà Nội, việc giữ gìn, bảo tồn văn hóa dân tộc Mường ở Hà Nội, tình cảm và khí chất của người Hà Nội ở Tây Bắc, trên mảnh đất Điện Biên lịch sử ...
Cuộc thi sáng tác ca khúc “Thanh âm Hà Nội” năm 2024 do Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024). Cuộc thi đã nhận được gần 200 ca khúc mới sáng tác về Hà Nội.
Biểu diễn nghệ thuật trong lễ trao giải cuộc thi sáng tác ca khúc "Thanh âm Hà Nội" |
Ghi nhận từ các nhà lý luận phê bình âm nhạc, đây đều là những ca khúc đẹp, chất lượng về Hà Nội. Có thể điểm qua các ca khúc “Hà Nội mùa yêu thương” của nhạc sĩ Vũ Ngọc Đảm, viết về sự chuyển mình đẹp đẽ và thơ mộng của bốn mùa ở Thủ đô, bằng giai điệu blue jazz trẻ trung, giàu tiết tấu, hợp thị hiếu của người yêu nhạc hiện nay; ca khúc “Hà Nội ngày… tháng… năm” của nhạc sĩ trẻ Tạ Duy Tuấn, lấy cảm hứng từ chính câu chuyện tình yêu của bố mẹ thời bao cấp ở Hà Nội để gửi gắm thông điệp về sự gắn bó, tình yêu với Hà Nội và sự tiếp nối xây dựng Thủ đô của thế hệ trẻ; ca khúc “Hà Nội Thủ đô em mến yêu”, “Tự hào Thủ đô mến yêu” ... của Nghệ sĩ ưu tú, nhạc sĩ Thúy My lại mang đến những hình ảnh Hà Nội thân thương, con người thân thiện, đặc biệt là lịch sử hào hùng của Thủ đô nghìn năm văn hiến, Thành phố Vì hòa bình được nhạc sĩ đưa vào các ca khúc với giai điệu hứng khởi, dễ hát, dễ thuộc và phần rap tươi mới, hợp thời đại thu hút được sự chú ý của thế hệ măng non…
Chia sẻ từ BTC, để tạo dấu ấn cho cuộc thi sáng tác, ý tưởng ra tuyển tập "Thanh âm Hà Nội" đã nhận được sự đồng thuận nhất trí cao của các thành viên. 70 tác phẩm tiêu biểu, chất lượng từ cuộc thi đã được in thành tuyển tập ca khúc “Thanh âm Hà Nội” năm 2024 để lan tỏa tới công chúng, đồng thời lan tỏa đến thế hệ trẻ sự kế thừa và tiếp nối thế hệ đi trước dành tình yêu, tâm huyết sáng tác về Hà Nội, góp phần cho sự phát triển âm nhạc Thủ đô.
Theo kế hoạch, “Ngày hội Văn hóa vì hòa bình”, được tổ chức trang trọng vào ngày 6/10 tại hồ Hoàn Kiếm. Ngày hội có quy mô khoảng 10.000 người, trong đó có khoảng 700 đại biểu khách mời trong nước và quốc tế, 9.000 người tham gia gồm lực lượng diễu hành và trình diễn là nghệ nhân và nhân dân của 30 quận, huyện, thị xã; các nghệ sĩ, diễn viên, nhạc công và các tầng lớp nhân dân Thủ đô, bạn bè quốc tế.
TP Hà Nội xác định Chương trình “Ngày hội văn hóa vì hòa bình” là dấu ấn đặc biệt trong chuỗi sự kiện kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô. Ảnh minh họa |
Chương trình được tổ chức tại sân khấu chính là khu vực Tượng đài Vua Lý Thái Tổ và các sân khấu phụ tại khu vực: Vườn hoa Đền Bà Kiệu, Quảng trường Đông Kinh – Nghĩa Thục, Nhà hát Nghệ thuật đương đại Việt Nam, ngã tư Lê Thái Tổ – Bà Triệu – Tràng Thi – Hàng Khay.
Lễ khai mạc “Ngày hội văn hóa vì hòa bình” sẽ diễn ra từ 7 giờ 30 phút đến 10 giờ ngày 6/10 với 3 phần nội dung. Phần 1 – Mở đầu: thực cảnh tái hiện hình tượng và biểu diễn liên khúc “Truyền thuyết Hồ Gươm – Người Hà Nội – Cảm xúc tháng 10 – Khí phách Hà Nội – Hát vang lý tưởng tuổi trẻ”. Phần này sẽ có sự tham gia của 500 chiến sĩ tái hiện đoàn quân tiếp quản Thủ đô năm 1954. Phần 2: khai mạc ngày hội; Phần 3: trình diễn, diễu hành chủ đề “Hà Nội ngày về chiến thắng”, “Hà Nội – dòng chảy di sản”, “Hà Nội – Thành phố hòa bình – Thành phố sáng tạo”. Điểm nhấn của Lễ khai mạc Ngày hội chính là phần trình diễn, diễu hành của khoảng 9.000 người với các nội dung chủ đạo: trình diễn trống hội Thăng Long kết hợp múa cờ, múa rồng, múa lân; diễu hành, giới thiệu di sản văn hóa Hà Nội được UNESCO và quốc gia ghi danh; diễu hành, giới thiệu di sản văn hóa tín ngưỡng tiêu biểu của Thủ đô; diễu hành và trình diễn nghệ thuật dân gian tiêu biểu; diễu hành và giới thiệu làng nghề truyền thống tiêu biểu Thủ đô; diễu hành và giới thiệu văn hóa ẩm thực Hà Nội và diễu hành, giới thiệu làng hoa Hà Nội và trình diễn áo dài nữ sinh Hà thành... |
TP Hà Nội xác định, Chương trình “Ngày hội văn hóa vì hòa bình” là dấu ấn đặc biệt trong chuỗi sự kiện kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024) và là ngày hội của toàn dân do Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ TP Hà Nội tổ chức, nhằm biểu dương lực lượng gắn với quảng bá, giới thiệu về văn hóa Thủ đô Hà Nội, góp phần thúc đẩy kinh tế du lịch trên địa bàn TP.
Cuốn sách “Đô thị Sài Gòn - Chợ Lớn trước năm 1945 qua tài liệu lưu trữ” của nhóm tác giả đến từ Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước - Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II thực hiện, do Nhà xuất bản Tổng hợp TP.HCM xuất bản và phát hành.
Sách dày 552 trang, được bố cục thành 2 phần với 4 chương |
Giải thưởng Khoa học Trần Văn Giàu (hay còn gọi là Giải thưởng Trần Văn Giàu) do Giáo sư Trần Văn Giàu sáng lập năm 2002, với mục tiêu trao giải cho các tác giả với các công trình nghiên cứu về lịch sử và lịch sử tư tưởng tại Nam Bộ, khu vực cực Nam Trung Bộ (từ Ninh Thuận đến Cà Mau). Sự kiện có những năm bị gián đoạn do các công trình dự giải không đạt tiêu chí để trao thưởng. Năm 2023, tác phẩm Gia Định - Sài Gòn - TPHCM dặm dài lịch sử (1698 - 2020) của nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư, do Nhà xuất bản Tổng hợp TP HCM phát hành, nhận giải thưởng lần thứ 11. |
Sách dày 552 trang, được bố cục thành 2 phần với 4 chương. Trong đó phần 1 là “Vùng Sài Gòn - Gia Định: Từ sơ khởi đến năm 1859”, phần 2 là “Đô thị Sài Gòn - Chợ Lớn thời Pháp thuộc (1859 - 1945)”. Các chương trong cuốn sách theo thứ tự là “Những tiền đề hình thành vùng đất mới”, “Sài Gòn - Gia Định trước thời Pháp thuộc”, “Tổ chức hành chính Sài Gòn - Chợ Lớn” và “Quy hoạch đô thị Sài Gòn - Chợ Lớn”.
Theo ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM, tác phẩm “Đô thị Sài Gòn - Chợ Lớn trước năm 1945 qua tài liệu lưu trữ” sẽ là nguồn tài liệu quan trọng, hỗ trợ việc hoạch định chính sách và quy hoạch đô thị trong tương lai. Đồng thời mong muốn giải thưởng sẽ tiếp tục mở rộng, thu hút nhiều nhà nghiên cứu tham gia.
Bùi Quyên | Báo Văn Nghệ
----------
Bài viết cùng chuyên mục: