Với khẩu hiệu: Điện ảnh: Sáng tạo - cất cánh, liên hoan sẽ diễn ra từ ngày 7 đến 11-11.Đây là sự kiện điện ảnh ý nghĩa, thiết thực chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước và 70 năm ngày Giải phóng thủ đô.
Theo ban tổ chức, Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII nhằm giới thiệu, tôn vinh các tác phẩm điện ảnh xuất sắc của quốc tế và Việt Nam đến với khán giả yêu điện ảnh trong và ngoài nước; Phát hiện những tài năng mới của điện ảnh quốc tế và Việt Nam; kết nối, giao lưu hợp tác để cùng phát triển, hợp tác giữa các nhà làm phim, nhà phát hành phim, nghệ sĩ điện ảnh Việt Nam và quốc tế.
Liên hoan sẽ diễn ra từ ngày 7 đến 11-11.2024 |
Trong khuôn khổ liên hoan phim, gồm các sự kiện như: chương trình phim dự thi; chương trình phim không dự thi; chương trình tọa đàm; chương trình khai mạc; chương trình bế mạc và trao giải thưởng; các hoạt động phối hợp.
Trong đó, chương trình phim dự thiđược tuyển chọn từ các nền điện ảnh trên thế giới, bao gồm: chương trình phim dài dự thi; chương trình phim ngắn dự thi; chương trình phim dự giải thưởng của AFCNet (giải thưởng danh dự do Mạng lưới các Ủy ban Điện ảnh châu Á trao cho phim dài dự thi xuất sắc nhất đến từ các quốc gia thành viên).
Chương trình phim không dự thi gồm: chương trình Toàn cảnh Điện ảnh thế giới; chương trình Tiêu điểm Điện ảnh một quốc gia: "Điện ảnh Đức" (hướng đến kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Đức năm 2025);
Chương trình phim Việt Nam đương đại (trong đó có một số phim về Hà Nội nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng thủ đô) và giới thiệu các phim Việt Nam được sản xuất từ năm 2022 đến năm 2024.
Trong khuôn khổ các hoạt động diễn ra tại Liên hoan phim, còn có 2 chương trình tọa đàm về chủ đề điện ảnh.
Tọa đàm 1 với chủ đề "Tiêu điểm điện ảnh Đức" dự kiến diễn ra ngày 8-11, với nội dung gồm những bài học kinh nghiệm về sản xuất phim của điện ảnh Đức;
Cách khai thác đề tài mang tính con người, xã hội và nhân văn; phân tích cách kể chuyện đa chiều sáng tạo, xu hướng làm phim của điện ảnh Đức hiện nay.
Tọa đàm 2 với chủ đề "Phát triển sản xuất phim khai thác đề tài lịch sử và chuyển thể từ tác phẩm văn học" diễn ra ngày 9-11, gồm những vấn đề đặt ra khi chuyển thể tác phẩm văn học sang điện ảnh; đổi mới tư duy của các nhà làm phim khi khai thác đề tài lịch sử; giải pháp nâng tầm và phát triển các dòng phim, kinh nghiệm quốc tế…
Điểm nhấn của Liên hoan phim là chương trình khai mạc gồm các hoạt động: Chiếu phim khai mạc diễn ra từ 15h đến 17h ngày 7-11 tại Trung tâm Chiếu phim quốc gia, 87 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội;
Chương trình thảm đỏ diễn ra từ 17h30 đến 19h30 ngày 7-11 tại sảnh khuôn viên phía trước Nhà hát Hồ Gươm, 40 Hàng Bài, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Lễ khai mạc diễn ra lúc 20h đến 21h30 ngày 7-11 tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội và được truyền hình trực tiếp trên sóng VTV và HTV.
Chương trình bế mạc và trao giải thưởng gồm các hoạt động: Chương trình thảm đỏ diễn ra từ 17h30 đến 19h30 ngày 11-11 tại sảnh, khuôn viên phía trước Nhà hát Hồ Gươm;
Lễ bế mạc và trao giải thưởng diễn ra lúc 20h đến 22h ngày 11-11 tại Nhà hát Hồ Gươm và được truyền hình trực tiếp trên sóng VTV và HTV.
Trong khuôn khổ liên hoan còn có các hoạt động phối hợp như triển lãm ảnh "Các di sản của Việt Nam được UNESCO công nhận", "Trải nghiệm qua các thước phim điện ảnh"; Chợ Dự án làm phim; chương trình chiếu phim cho các phóng viên báo chí; chương trình chiếu phim ngoài trời…
Trưng bày tranh sơn mài "Dấu thiêng" gồm 52 tác phẩm sơn mài truyền thống về phong cảnh quê hương, các địa danh di sản dân tộc với phong cách nghệ thuật kết hợp giữa cổ truyền và hiện đại của hoạ sĩ Chu Nhật Quang. Triển làm chia thành 4 chủ đề:
Chủ đề "Khởi" mở đầu triển lãm với 14 bức tranh sơn mài tập trung vào thể loại tĩnh vật. Trong các tác phẩm này, họa sĩ Chu Nhật Quang không chỉ tìm cách tái hiện các vật dụng quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày như hoa quả, bình gốm và các đồ vật gia đình, mà còn mang lại một sự sống mới cho chúng thông qua sự kết hợp tinh tế giữa màu sắc và kết cấu sơn mài.
Trưng bày tranh sơn mài "Dấu thiêng" gồm 52 tác phẩm sơn mài truyền thống về phong cảnh quê hương |
Chủ đề "Cội" gồm 17 bức tranh, đưa người xem vào một hành trình sâu xa để khám phá văn hóa và di sản của dân tộc Việt Nam như Hoàng Thành Thăng Long, Tháp Rùa, Chùa Một Cột, chùa Thầy...
Chủ đề "Linh" với 9 bức tranh, tiếp tục khơi gợi sự hoài niệm về văn hóa và di sản. Họa sĩ tái hiện cảnh sân khấu thủy đình xưa với những buổi diễn rối nước, ngôi chùa Thầy nổi tiếng, và những cảnh đời thường tại các ngôi làng cổ.
Chủ đề cuối cùng mang tên "Nôi", với 12 bức tranh gợi lên ký ức về quê hương, những ngôi đình làng và nghệ thuật rối nước - những biểu tượng văn hóa đặc trưng của cộng đồng nông dân Việt Nam.
Song song với " Dấu thiêng" họa sĩ Chu Nhật Quang đang thực hiện 20 bức tranh sơn mài khổ lớn với chủ đề về Bác Hồ và chiến thắng 30.4.1975 hướng tới kỷ niệm ngày giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước. Anh cho biết, dự định sẽ hoàn thành trước ngày 30.4.2025 và mong muốn được triển lãm tại TP.HCM vào dịp kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Cuộc thi được tổ chức nhân dịp kỷ niệm 53 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đan Mạch (1971 – 2024). Với chủ đề Những ý tưởng xanh, cuộc thi khuyến khích các em học sinh tìm hiểu thêm các thách thức về môi trường và khí hậu. Đồng thời chia sẻ các sáng kiến, suy nghĩ và tầm nhìn của mình làm thế nào để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
Cuộc thi được tổ chức nhân dịp kỷ niệm 53 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đan Mạch (1971 – 2024) |
BTC cho biết, cuộc thi năm nay được phát động rộng rãi tới tất cả học sinh Việt Nam, từ cấp tiểu học đến trung học cơ sở. Hạn cuối nộp bài dự thi là ngày 20.12.2024. Bài dự thi gửi về Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam, tầng 7 (tòa nhà BIDV, 194 Trần Quang Khải, Hoàn Kiếm, Hà Nội). Lễ trao giải sẽ được diễn ra vào cuối năm học 2024 - 2025 và được tổ chức ở Hà Nội.
Cũng thông tin nhanh từ BTC, Ban giám khảo cuộc thi năm nay bao gồm các hoạ sĩ uy tín đến từ Nhà xuất bản Kim Đồng, báo Thiếu niên Tiền Phong, báo Nhi đồng, cùng các đại diện của Hội hữu nghị Việt Nam - Đan Mạch và Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam.
Nhạc sĩ Nguyễn Thành Trung đã chắt lọc những hình ảnh đẹp, đầy hoài niệm và đặt vào ca khúc về Hà Nội mang tên “Cô đơn giữa Hà Nội” và “Thanh âm Hà Nội”. Đây là hai ca khúc mang giai điệu nhẹ nhàng, sâu lắng và đậm chất tự sự, như thôi thúc người nghe trở về những ký ức đẹp nhất của Thủ đô Hà Nội, được phát trên các nền tảng số ngày 26/9.
Đây là hai ca khúc mang giai điệu nhẹ nhàng, sâu lắng và đậm chất tự sự, như thôi thúc người nghe trở về những ký ức đẹp nhất của Thủ đô Hà Nội |
- "Cô đơn giữa Hà Nội", mở đầu là những tiếng rao – thanh âm của phố phường Hà Nội từ xưa đến nay đã tô điểm cho Hà Nội thêm phần thi vị. Lời ca mộc mạc, giản dị hòa trong âm thanh của tiếng đàn guitar, giọng hát của ca sĩ Huy Chiến (Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam) khi da diết, lúc tự tình nói lên tâm sự của người nhạc sĩ đôi khi thấy cô đơn, lạc lõng trước những ồn ào của âm thanh, náo nhiệt của đô thị Hà Nội đang đổi thay từng ngày. - Ở ca khúc "Thanh âm Hà Nội", ca sĩ Đức Tuyên với chất giọng baritone trầm, dày và ấm đã góp phần làm cho Hà Nội đẹp hơn trong sức vươn lên, xứng danh với danh hiệu Thành phố vì hòa bình: Hà Nội sang trang chỉ còn tiếng chuông vang bờ hồ/ Gọi dậy lòng người dân thanh âm cuộc sống mới… Hà Nội hôm nay chỉ còn tiếng reo vang hòa bình/ Người mẹ dạy con khúc hát dân ca. |
Chia sẻ về cảm hứng nhạc sĩ Nguyễn Thành Trung bày tỏ: “Hà Nội luôn mang một vẻ đẹp rất riêng, rất đặc biệt. Tiếng cười nói, tiếng rao hàng, tiếng xe cộ hòa quyện vào nhau, tạo nên một bản hòa ca phố phường đầy sức sống. Nơi đây không chỉ đẹp bởi cảnh sắc thiên nhiên, mà còn bởi tâm hồn, tình cảm của con người. Thủ đô cũng đang vươn lên không ngừng, đổi mới và hiện đại. Như bao người con Hà Nội, tôi muốn thể hiện tình yêu, tri ân của mình với mảnh đất này. Và âm nhạc có lẽ là cách thể hiện thú vị nhất”.
Nhạc sĩ Nguyễn Thành Trung hy vọng, bộ đôi tác phẩm về Hà Nội của mình sẽ đưa người nghe bước vào những kỷ niệm, những giây phút bình yên và hạnh phúc, để cảm nhận những điều giản dị, đẹp đẽ nhất và thêm yêu mến, gắn bó với Thủ đô.
Nguyệt Anh | Báo Văn Nghệ
----------
Bài viết cùng chuyên mục: