Văn hóa nghệ thuật

Bản tin Văn nghệ: Hà Nội tổ chức vinh danh "Công dân Thủ đô ưu tú" năm 2024

Việt Thắng
Âm nhạc 14:02 | 08/10/2024
Baovannghe.vn - Sáng 8/10/2024, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng Thi đua Khen thưởng Trung ương dự Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt, vinh danh Công dân Thủ đô ưu tú năm 2024.
aa

Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt, vinh danh Công dân Thủ đô ưu tú năm 2024

Sáng 8/10/2024, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng Thi đua Khen thưởng Trung ương dự Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt, vinh danh Công dân Thủ đô ưu tú năm 2024. Hội nghị do Thành uỷ, HĐND, UBND, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức.

Hội nghị nằm trong chuỗi hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024), nhằm tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt” trên các lĩnh vực của Thành phố năm 2024, đồng thời đề ra nhiệm vụ, biện pháp tiếp tục đẩy mạnh phong trào “Người tốt, việc tốt” năm 2025 và những năm tiếp theo. Biểu dương, tôn vinh các cá nhân “Người tốt, việc tốt” tiêu biểu, cá nhân được tặng thưởng danh hiệu “Công dân Thủ đô ưu tú” năm 2024. Cùng với đó là tuyên truyền, nhân rộng các gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt trong phong trào thi đua yêu nước trên các lĩnh vực đời sống xã hội trên địa bàn Thủ đô.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tại hội nghị. Ảnh: TTXVN
Thủ tướng Phạm Minh Chính tại hội nghị. Ảnh: TTXVN

Dưới đây là danh sách (xếp thứ tự theo vần A, B, C) 10 cá nhân được đề nghị xét tặng danh hiệu “Công dân Thủ đô ưu tú” năm 2024

1. Giáo sư, Tiến sĩ Kinh tế, Giảng viên Cao cấp, Nhà giáo Nhân dân Hoàng Văn Cường, nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (sinh năm 1963);

2. Nghệ nhân nhân dân Phan Thị Kim Dung, hội viên Hội Liên hiệp phụ nữ phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân (sinh năm 1951);

3. Ông Hoàng Quốc Hải, hội viên Hội Liên hiệp Văn học - Nghệ thuật Hà Nội (sinh năm 1938);

4. Bà Đào Thanh Hoàn, Phó Chánh Văn phòng Báo Kinh tế & Đô thị, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng tâm lý - Giáo dục Ngọc Ân (sinh năm 1976);

5. Trung tướng Chu Duy Kính (sinh năm 1930), nguyên Tư lệnh Quân khu Thủ đô, nguyên Ủy viên Thường vụ Thành ủy Hà Nội, đại biểu Quốc hội khóa IX, lão thành cách mạng, hội viên Hội Cựu chiến binh phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội;

6. Tiến sĩ Dương Thị Thanh Mai, Chuyên gia pháp luật, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp; Trưởng nhóm Chuyên gia sửa đổi Luật Thủ đô (sinh năm 1954);

7. Ông Phạm Quang Nghị, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội (sinh năm 1949);

8. Ông Phùng Hữu Phú, nguyên Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội, nguyên Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội (sinh năm 1948);

9. Phó Giáo sư, Tiến sĩ Y học, Bác sĩ cao cấp, Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Văn Thạch, nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, nguyên Viện trưởng Viện Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (sinh năm 1954);

10. Trung tá Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng Công an phường Láng Hạ, quận Đống Đa (nguyên Trưởng Công an phường Láng Thượng) (sinh năm 1981).

Trao giải thưởng Cuộc thi sáng tác ca khúc ca ngợi Phụ nữ, Người mẹ Việt Nam

Tối 7/10, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phối hợp Hội Nhạc sĩ Việt Nam và Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam tổ chức trao giải thưởng Cuộc thi sáng tác ca khúc ca ngợi Phụ nữ, Người mẹ Việt Nam.

Các tác giả đoạt giải. Ảnh: Internet
Các tác giả đoạt giải. Ảnh: Internet

Ban Tổ chức cuộc thi đã nhận được 611 tác phẩm của 438 tác giả, trong đó có 565 tác phẩm ca ngợi về Phụ nữ, Người mẹ Việt Nam và 46 tác phẩm viết về Mẹ đỡ đầu. Cùng với sự tham gia của nhiều nhạc sĩ chuyên và không chuyên, trong đó có một số nhạc sĩ gạo cội là Nghệ sĩ nhân dân, nhạc sĩ Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và các nhạc sĩ trẻ, rapper trẻ… Đặc biệt, có sự tham gia của nhạc sĩ lớn tuổi nhất là 91 tuổi với những bài ca đi cùng năm tháng.

Đa phần các tác phẩm đều được đầu tư kỹ về nội dung và nghệ thuật, bảo đảm tiêu chí của Cuộc thi, có tinh thần, nội dung tư tưởng phù hợp, mang tính nghệ thuật cao, thể hiện được đức tính tốt đẹp của Phụ nữ, Người mẹ Việt Nam trong nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống, đóng góp tích cực cho sự phát triển của gia đình, cộng đồng, xã hội, đất nước, làm nổi bật hình ảnh mang tính đại diện cao của người phụ nữ Việt Nam thời đại mới.

Đề án xây dựng Hội An - thành phố sáng tạo

Hướng tới mục tiêu gia nhập hệ thống công nghiệp văn hóa toàn cầu, Đề án xây dựng Hội An - thành phố sáng tạo giai đoạn 2024 - 2027, định hướng đến năm 2030 vừa được HĐND thành phố Hội An (khóa XII) thông qua với kỳ vọng sẽ tạo cú hích cho lĩnh vực thủ công và nghệ thuật dân gian sau khi Hội An gia nhập mạng lưới thành phố sáng tạo toàn cầu của UNESCO.

Biểu diễn nghệ thuật trên phố cổ Hội An. Ảnh: Internet
Biểu diễn nghệ thuật trên phố cổ Hội An. Ảnh: Internet

Mục tiêu cụ thể của đề án, đến năm 2027, Hội An sẽ hoàn thành các sáng kiến cấp địa phương, cấp quốc tế và các nội dung đã cam kết khi gia nhập mạng lưới thành phố sáng tạo của UNESCO. Cũng trong năm 2027, Hội An sẽ hoàn thiện ít nhất 4 không gian sáng tạo tại các làng nghề đã được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; thành lập 13 câu lạc bộ văn nghệ dân gian tại các xã, phường cũng như thành lập câu lạc bộ sáng tạo trên từng lĩnh vực, ngành nghề, loại hình hoạt động.

Theo thống kê sơ bộ, trên địa bàn thành phố hiện có hơn 200 nghệ nhân, thợ thủ công giỏi, biên kịch, biên đạo, nhạc công, thiết kế, kỹ thuật âm thanh ánh sáng...

Đây chính là lực lượng nòng cốt, nguồn lực quan trọng để Hội An hướng đến thành phố sáng tạo. Bên cạnh đó, hiện có 658 doanh nghiệp nhỏ và 1.710 hộ kinh doanh, 3.013 lao động trong lĩnh vực thủ công - nghệ thuật dân gian và 700 diễn viên, nhạc công…

Bên cạnh nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm và các nhóm nhiệm vụ cụ thể, thành phố cũng chú trọng phát triển nguồn nhân lực, xem đây là yếu tố quan trọng hàng đầu để Hội An hướng đến thành phố sáng tạo. tạo điều kiện và môi trường để văn nghệ sĩ, nghệ nhân sáng tạo mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế cho đổi mới sáng tạo….

Để hướng đến mục tiêu trở thành đô thị di sản, việc tập trung xây dựng một Hội An “bảo tàng sống” ngay giữa môi trường văn hóa đương đại của cư dân bản địa là lối đi hứa hẹn nhiều thành công.

Việt Thắng (Tổng hợp)

-------

Bài viết cùng chuyên mục:

Bản tin Văn nghệ: Hà Nội - nơi lắng hồn núi sông Bản tin Văn nghệ: Tiếp tục chuỗi hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn năm 2024 Bản tin Văn nghệ: Công bố 9 đề cử "Giải thưởng Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội" Bản tin Văn nghệ: “Ngày hội Văn hóa vì hòa bình” và những khoảnh khắc lịch sử Bản tin Văn nghệ: “Tầm nhìn mới, cơ hội mới xây dựng Thủ đô”
Diễn ngôn về văn hóa Việt Nam và những đối thoại xuyên thời từ một tiểu thuyết du ký

Diễn ngôn về văn hóa Việt Nam và những đối thoại xuyên thời từ một tiểu thuyết du ký

Baovannghe.vn - Cuốn sách Hồ Xuân Hương và Tôi của tác giả Đông Di được xếp - có lẽ do chính tác giả xếp - vào thể loại tản văn. Nhưng khi đọc xong và nghĩ sâu về tác phẩm này, tôi vẫn cứ muốn xem nó là một tiểu thuyết, chính xác là một tiểu thuyết du ký.
Tiếng lòng của người lính Hà Nội trên mặt trận vùng biên năm ấy

Tiếng lòng của người lính Hà Nội trên mặt trận vùng biên năm ấy

Baovannghe.vn - Hoàng Nguyên yêu thơ lắm. Ở đâu và lúc nào anh cũng đắm đuối thơ. Anh thuộc Thơ Mới, nhất là Nguyễn Bính. Anh noi gương mà làm thơ. Nhưng thơ anh lại rất ít lục bát. Anh làm thơ thể dài, nhưng cũng không phải thơ tự do.
Tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025

Tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025

Baovannghe.vn - Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 dự kiến kéo dài 5 ngày từ ngày 14 đến 18/11, tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội.
Nhận diện truyền thống và hiện đại

Nhận diện truyền thống và hiện đại

Baovannghe.vn- Hiện đại hóa xã hội Việt Nam đang diễn ra trong bối cảnh toàn cầu hóa sâu rộng, với những tác động nhanh chóng và phức tạp tới mọi lĩnh vực đời sống. Trong bối cảnh đó, vấn đề kế thừa và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc trở thành một yêu cầu cụ thể và cấp bách trong chiến lược phát triển bền vững.
Chicago bên dòng sông Seine. Truyện ngắn của Camille Bordas

Chicago bên dòng sông Seine. Truyện ngắn của Camille Bordas

Baovannghe.vn- Camille Bordas sinh năm 1987 ở Pháp, lớn lên ở Mexico, năm 2012 cô chuyển tới Mỹ sống cùng chồng là nhà văn Adam Levin. Camille Bordas hiện làm việc tại Đại học Florida. Các tác phẩm của cô từng được đăng trên The New Yorker, The Paris Review, Tin House, Tạp chí Chicago và LitHub.