Sáng nay 7/10, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia diễn ra hội thảo “Tầm nhìn mới, cơ hội mới xây dựng Thủ đô Hà Nội văn hiến – văn minh – hiện đại, thành phố kết nối toàn cầu”. Hội thảo do Ban Tuyên giáo T.Ư, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Thành ủy Hà Nội tổ chức. Đây là một trong hai sự kiện cấp Quốc gia trong chuỗi các sự kiện chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Toàn cảnh Hội thảo “Tầm nhìn mới, cơ hội mới xây dựng Thủ đô Hà Nội văn hiến – văn minh – hiện đại, thành phố kết nối toàn cầu”. Ảnh: Internet |
Tham dự hội thảo có khoảng 500 đại biểu, gồm đại diện các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước, lãnh đạo các cơ quan Trung ương, lãnh đạo một số tỉnh trong Vùng đồng bằng sông Hồng, Vùng Thủ đô, các đồng chí lãnh đạo Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ thành phố, các ban Đảng của Thành uỷ, các sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã; các trường đại học, viện nghiên cứu trên địa bàn thành phố; các chuyên gia, nhà khoa học; một số tổ chức quốc tế gắn bó với sự nghiệp phát triển Thủ đô; các hiệp hội, doanh nghiệp và các cơ quan thông tấn báo chí Trung ương và địa phương.
Hội thảo được tổ chức nhằm xác định vị trí, vai trò, sứ mệnh lịch sử của Thủ đô Hà Nội với quốc gia, dân tộc; sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước đối với quá trình phát triển của Thủ đô. Đồng thời, khẳng định sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh thần đại đoàn kết dân tộc, ý chí, quyết tâm và sức mạnh của Quân đội nhân dân Việt Nam là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Bên cạnh đó, Hội thảo cũng nêu bật những thành tựu vĩ đại của quân, dân Thủ đô đã đạt được trong sự nghiệp đấu tranh chống quân xâm lược, xây dựng và phát triển Thủ đô trong bảy mươi năm qua, đặc biệt những thành tựu kinh tế - xã hội đã đạt được trong gần bốn mươi năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước. Đồng thời, xác định định hướng, tầm nhìn mới, khát vọng vươn lên để phát triển Thủ đô “Văn hiến - văn minh - hiện đại” và kết nối toàn cầu. Trong đó, tập trung cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp để triển khai 3 văn kiện quan trọng của Hà Nội là: Luật Thủ đô 2024; Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.
Hội thảo đã nhận được 100 bài viết chất lượng minh chứng cho sự quan tâm đặc biệt của các cơ quan, đơn vị, các chuyên gia, nhà khoa học trên địa bàn thành phố dành cho sự phát triển của Thủ đô.
Với chủ đề “Giao lộ sáng tạo”, Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 sẽ diễn ra từ ngày 9-17/11. Sự kiện nhằm thí điểm một tuyến trải nghiệm về kinh tế sáng tạo cho thành phố trong tương lai, thể hiện tiềm năng đổi mới của Hà Nội. Từ đó, góp phần cộng hưởng, kết nối, đánh thức tinh thần sáng tạo và thu hút các nguồn lực.
Đây là lần đầu tiên, một giao lộ sáng tạo của Thủ đô sẽ được hình thành dọc theo 7 công trình di sản lịch sử tiêu biểu của Hà Nội với hàng trăm hoạt động đổi mới sôi nổi thuộc đa dạng lĩnh vực vực như: kiến trúc, thiết kế, mỹ thuật, trình diễn, điện ảnh và quảng cáo.
Bản đồ khám phá Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024. Ảnh BTC |
Khu vực chính diễn ra Lễ hội là Quảng trường Cách mạng Tháng Tám, kết nối trục bắc - nam (phố Lý Thái Tổ - Lê Thánh Tông) và trục đông - tây (dốc Bác Cổ - phố Tràng Tiền). Nơi đây có các công trình kiến trúc nổi bật như: Cung Thiếu nhi Hà Nội, Nhà khách Chính phủ (Bắc Bộ Phủ), Nhà Hát Lớn, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Đại học Tổng hợp…
Tuyến trải nghiệm của Lễ hội sẽ là dịp đưa các công trình kiến trúc nổi bật, gắn liền với lịch sử Hà Nội đến gần hơn với đời sống người dân. Theo đó, Nhà Khách Chính phủ sẽ lần đầu tiên mở cửa đón khách tham quan. Các tour tham quan Nhà Hát Lớn, Đại học Tổng hợp… sẽ được “kích hoạt”.
Nhiều hoạt động sáng tạo được tổ chức tại khu vực sẽ trở thành cuộc đối thoại giữa các công trình lịch sử với những ý tưởng sáng tạo hiện đại. Từ đó, tìm kiếm vai trò của thế hệ trẻ trong việc tiếp nối, phát huy các giá trị của dân tộc xuyên suốt quá trình xây dựng ngành công nghiệp sáng tạo. Đây là tiền đề để thúc đẩy Thủ đô phát triển thành trung tâm sáng tạo của cả nước.
Tại Lễ hội, sẽ có khoảng gần 100 hoạt động sáng tạo diễn ra. Điểm nhấn là các công trình biểu tượng, sắp đặt mô hình không gian sáng tạo, hoạt động triển lãm, biểu diễn nghệ thuật, trải nghiệm. Nhiều tọa đàm, hội thảo với sự góp mặt của các chuyên gia trong và ngoài nước thuộc lĩnh vực sáng tạo cũng sẽ được tổ chức.
Thông qua Lễ hội, nhằm giáo dục mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ thêm hiểu biết và trân trọng lịch sử, trân trọng quá khứ và khơi nguồn sáng tạo để kế thừa, tiếp nối những giá trị văn hóa mà các thế hệ trước đã dày công vun đắp và dựng xây.
Tý Quậy là một bộ truyện tranh Việt Nam nổi tiếng của họa sĩ Đào Hải (1958–2014) dog NXB Kim Đồng ấn hành từ năm 2003. Bộ truyện tranh này được nhiều thế hệ trẻ em yêu thích tìm đọc suốt gần 30 năm qua. Tính đến nay, đã có hàng triệu bản in của bộ Tý Quậy này đến tay bạn đọc.
Đã 10 năm, kể từ ngày họa sĩ Đào Hải đi xa, các cộng sự của ông vẫn luôn ấp ủ, tâm huyết để phát triển bộ truyện. Tập 14 của bộ truyện tranh Tý Quậy mà NXB Kim Đồng ra mắt bạn đọc mới là minh chứng.
"Tý Quậy" tập 14 ra mắt |
Mang theo hoài niệm về những trò tinh nghịch thời thơ ấu, họa sĩ Đào Hải đã sáng tạo ra thế giới truyện tranh độc đáo xoay quanh cuộc sống của nhân vật Tý và Tèo - hai người bạn học chung lớp, sống cùng khu tập thể, rất thông minh nhưng nghịch ngợm, với vô vàn tình huống oái oăm, dở khóc dở cười xuất phát từ những trò quậy phá có một không hai. Đằng sau mỗi câu chuyện phản ánh chân thực tình cảm, suy nghĩ, tâm lí tuổi học trò, tác phẩm luôn gửi gắm những bài học, thông điệp sâu sắc, nhân văn về giáo dục.
Thông qua thế giới của Tý Quậy, họa sĩ Đào Hải đã truyền tải những quan điểm giáo dục hiện đại, đến nay vẫn còn vẹn nguyên giá trị. Với Tý Quậy, bạn đọc nhỏ tuổi có thể tìm thấy hình ảnh của chính mình, và qua đó… chính các em sẽ là người tự rút ra cho mình bài học một cách tự nhiên, tự thay đổi để tiến bộ.
Tập 14 Tý Quậy vừa mới ra mắt gồm những câu chuyện, tình huống nóng hổi trong xã hội đương đại. Có thể thấy trong tập này câu chuyện về trào lưu Flex đến hơi thở cuối cùng, sự bùng nổ của thương mại điện tử và những mặt trái của “mua hàng online”. Bên cạnh đó vẫn là những câu chuyện về tình yêu thương dành cho gia đình, bạn bè, động vật nuôi, những tình huống dí dỏm về học hành, thi cử, trường lớp… đã làm nên “thương hiệu” Tý Quậy gần ba thập kỷ qua.
Bộ truyện "Tý Quậy" sẽ tiếp tục ra mắt những tập mới trong tương lai, giống như mạch nguồn truyện tranh Việt ngày càng được tiếp nối, mở rộng không ngừng, tạo ra bức tranh tuổi thơ nhiều sắc màu cho các thế hệ thiếu nhi Việt Nam.
Việt Thắng ( tổng hợp)
Ngày 8/10/2024, tại sân khấu thực cảnh của Đảo Ký Ức Hội An, chương trình “Hoi An Memories & ABBA Music Show” sẽ được tổ chức. Đây là đêm diễn đặc biệt nằm trong khuôn khổ tour lưu diễn Việt Nam của nhóm nhạc “chơi nhạc ABBA hay nhất mọi thời đại” ARRIVAL FROM SWEDEN, đánh dấu kỷ niệm 55 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam – Thụy Điển.
Đây là lần đầu tiên Hội An, tổ chức sự kiện âm nhạc mang tầm vóc quốc tế. Trên sân khấu thực cảnh rộng 25.000m2 giữa sông Hoài của Đảo Ký Ức Hội An, âm nhạc huyền thoại của ABBA sẽ được cất lên qua những màn trình diễn của ARRIVAL from Sweden cùng giàn nhạc giao hưởng SPO (Saigon Philharmonic Orchestra). Khán giả sẽ được gặp lại những bản hit nổi tiếng một thời như “Dancing Queen,” “Mamma Mia,” “SOS,”... và đặc biệt là “Just A Notion” - bài hát được Björn Ulvaeus và Benny Andersson của ABBA đích thân sáng tác và trao tặng cho ARRIVAL FROM SWEDEN, như một sự công nhận dành cho nhóm nhạc trình diễn nhạc ABBA “hay nhất mọi thời đại”.
Poster chính thức của chương trình |
Với chủ đề “Hoi An Memories & ABBA Music show – Nơi hội ngộ của miền di sản”, sân khấu Ký Ức Hội An trở thành một lựa chọn độc đáo hơn bao giờ hết để tôn vinh những giá trị bất hủ của âm nhạc huyền thoại giữa lòng vùng đất di sản.
Đình Khánh
----------
Bài viết cùng chuyên mục: