Văn hóa nghệ thuật

Bản tin Văn nghệ: Khởi động Cuộc thi "Tiếng hát Hà Nội" - 2024

Việt Thắng
Âm nhạc
15:07 | 31/10/2024
Baovannghe.vn - Cuộc thi nhằm tạo cơ hội cho các nghệ sĩ sáng tạo, góp phần thúc đẩy sự phát triển nghệ thuật.
aa

Khởi động Cuộc thi "Tiếng hát Hà Nội" 2024

Chiều ngày 30/10, Cuộc thi "Tiếng hát Hà Nội" - 2024 được Đài Phát thanh Truyền hình Hà Nội chính thức khởi động.

"Tiếng hát Hà Nội" - 2024 quy tụ đội ngũ ban giám khảo và cố vấn chuyên môn gồm các nghệ sĩ, nhạc sĩ, ca sĩ tên tuổi, cùng các chuyên gia thanh nhạc hàng đầu như: NSND Quang Vinh - Chủ tịch Hội Âm nhạc Hà Nội, NSND Quốc Hưng - Phó Giám đốc Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, NSND Mai Hoa, ca sĩ Hồ Quỳnh Hương, nhạc sĩ Giáng Son...

Họp báo khởi động Cuộc thi “Tiếng hát Hà Nội” - 2024. Ảnh BTC
Họp báo khởi động Cuộc thi “Tiếng hát Hà Nội” - 2024. Ảnh BTC

Thí sinh đăng ký dự thi qua App Hanoi On từ nay đến hết ngày 19/11, vòng bán kết từ ngày 12 đến 15/12, đêm chung kết diễn ra ngày 26/12 tại Nhà hát Hồ Gươm. Có 3 phong cách biểu diễn âm nhạc để thí sinh đăng ký dự thi là: thính phòng cổ điển, dân gian và nhạc nhẹ. Trong đó, tập trung các ca khúc về Hà Nội, đặc biệt là các ca khúc gắn với sự kiện kỷ niệm 70 năm giải phóng Thủ đô.

Cuộc thi nhằm tạo cơ hội cho các nghệ sĩ sáng tạo, góp phần thúc đẩy sự phát triển nghệ thuật. Đồng thời, cũng tạo điều kiện để phát triển những tài năng âm nhạc trẻ, tìm kiếm những gương mặt, giọng ca mới, giàu triển vọng.

Ngoài giải đặc biệt BTC còn trao 3 giải nhất, 3 giải nhì, 3 giải ba và 5 giải chuyên đề.

Tọa đàm “Tính văn học trong nghệ thuật cải lương”

Sáng 30/10, Hội Sân khấu TP HCM tổ chức tọa đàm Tính văn học trong nghệ thuật sân khấu cải lương giai đoạn từ năm 1975 đến nay, với sự tham dự của văn nghệ sĩ, nhà lý luận phê bình và nhiều phóng viên báo đài.

Một cảnh trong vở cải lương “San hô đỏ” của nhà văn Bích Ngân do tác giả Phạm Văn Đằng chuyển thể, đạo diễn NSND Trần Ngọc Giàu dàn dựng. Ảnh: BTC
Một cảnh trong vở cải lương “San hô đỏ” của nhà văn Bích Ngân do tác giả Phạm Văn Đằng chuyển thể, đạo diễn NSND Trần Ngọc Giàu dàn dựng. Ảnh: BTC

Theo các nhà chuyên môn, chất văn học trong kịch bản cải lương của các tác giả như NSND Nguyễn Thành Châu khai thác đề tài lãng mạn, trữ tình với: "Vợ và tình", "Men rượu hương tình", hoặc đề tài anh hùng ca, bi tráng với "Bình Tây đại nguyên soái"…; Trần Hữu Trang với chủ đề hiện thực phê phán qua hai tác phẩm "Đời cô Lựu", "Tô Ánh Nguyệt"…; Điêu Huyền với đề tài cách mạng qua "Tìm lại cuộc đời"; Minh Khoa - Nguyễn Gia Nghiệm với "Người ven đô"… đã tạo nên sức hấp dẫn cho sân khấu cải lương khi các tác phẩm mang đậm tính nhân văn, truyền tải triết lý sống gần gũi với người lao động, nông dân, khơi dậy lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết. Cùng với đó là, "Quan điểm cứ làm mới cải lương một cách bất chấp, mà chưa hiểu sâu về nó, đã khiến cho việc đổi mới vội vàng, phá hỏng những giá trị mà trong đó chất văn học cần được gìn giữ" được NSND Trần Ngọc Giàu - Chủ tịch Hội Sân khấu TP HCM nhắc tới trong buổi tọa đàm.

Còn Tiến sĩ Đỗ Dũng phân tích: "Kịch bản mang tính văn học phải bảo đảm các yếu tố: ca từ, cách chọn lọc bài bản, cách xây dựng hình tượng nhân vật. Nếu đạo diễn, diễn viên không tôn trọng kịch bản văn học, không thẩm thấu đúng giá trị văn chương thì không thể chuyển tải cảm xúc đến khán giả".

Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu còn cho rằng những vở cải lương giai đoạn hoàng kim của sân khấu từ 1975 đến 1985 mang tinh thần của văn học dân tộc, sự hòa quyện giữa thơ ca và nhạc điệu, góp phần truyền tải những thông điệp về lòng yêu nước, tình cảm gia đình, nghĩa tình đồng bào.

Từ năm 1990 trở đi, cải lương bước vào giai đoạn đổi mới, với sự xuất hiện của nhiều tác giả mới. Chất văn học trong kịch bản cải lương lúc này bắt đầu có những biến đổi để phù hợp với xu hướng thời đại. Nội dung kịch bản cải lương bắt đầu tiếp cận những vấn đề hiện thực hơn, gắn liền với cuộc sống hiện đại của người dân sau thời kỳ đổi mới kinh tế.

Tuy nhiên, đây cũng là giai đoạn mà chất văn học trong kịch bản cải lương gặp nhiều thách thức. Việc tập trung khai thác các đề tài xã hội, hiện thực cuộc sống đôi khi dẫn đến việc thiếu đi chiều sâu văn học.

Hướng đến mục tiêu xây dựng đội ngũ tác giả trẻ mê văn chương Hội Sân khấu TP HCM đã tổ chức các khóa đào tạo cơ bản, nâng cao, thu hút đông tác giả trẻ, trong đó phân tích, mổ xẻ bài bản về nghệ thuật sáng tác kịch bản cải lương để mỗi đề cương được thông qua, nâng tầm chất văn học. Các trại sáng tác đã thử nghiệm mời các nhà văn cùng tham gia, trao đổi góc nhìn về những đề tài, nâng tầm tính tư tưởng, đưa chất văn chương, thơ ca vào kịch bản cải lương.

"Linh miêu" chính thức chiếu ở rạp từ ngày 22/11

Tại buổi họp báo chiều 30/10, nhà sản xuất Võ Thanh Hoà cho biết, bộ phim "Linh miêu" có tổng số 360 giờ quay. Riêng về mặt bối cảnh, có tổng cộng 16 set quay được dàn dựng với số tiền lên đến vài tỷ đồng. Đặc biệt, ngôi nhà chính của gia tộc Dương Phúc được ê-kíp đoàn phim dàn dựng lại gần như toàn bộ từ ngôi nhà bỏ hoang.

“Linh miêu: Quỷ nhập tràng” sẽ chính thức được chiếu tại các rạp trên toàn quốc từ ngày 22/11.

Bản tin Văn nghệ: Khởi động Cuộc thi
Dàn diễn viên trong phim "Linh miêu" tại buổi họp báo chiều 30/10. Ảnh: BTC

So với "Quỷ cẩu" từng nhận được nhiều lời chê về mặt kỹ xảo, lần này với "Linh miêu" có khoảng 600 shoot hình sẽ được dựng bằng công nghệ CGI (mô phỏng hình ảnh). Theo NSX Võ Thanh Hòa riêng công đoạn này được thực hiện bởi 4 công ty chuyên về kỹ xảo tại Việt Nam.

Tại sự kiện, hoa hậu Thùy Tiên cũng nhận được rất nhiều sự chú ý trong lần đầu lấn sân sang lĩnh vực điện ảnh. Hoa hậu hòa bình quốc tế 2021 chia sẻ: “Điều khiến Tiên chọn nhân vật này là vì kịch bản, vì sự đa dạng trong tâm lý của nhân vật này giúp Tiên có nhiều cơ hội để thể hiện bản thân đối với một vai diễn đầu tay”.

Tại buổi showcase, ê-kíp cũng nỗ lực tái hiện không gian Huế xưa với lối trang trí mô phỏng phần nào theo phong cách cung đình Huế. Vũ khúc Lục cúng hoa đăng hay nghi lễ kiệu rước thây trong phim cũng đã được tái hiện lại tại sự kiện.

Việt Thắng (tổng hợp)

Bản tin Văn nghệ: Bế mạc Liên hoan PT-TH Công an Nhân dân lần thứ XIV Bản tin Văn nghệ: Phát động cuộc thi sáng tác "Vang mãi khúc quân hành" Bản tin Văn nghệ: Khai mạc "Tuần lễ sách và chuyển đổi số năm 2024" Bản tin Văn nghệ: Trao giải cuộc thi viết “Hà Nội trong tôi” Bản tin Văn nghệ: Festival “Tôn vinh tiếng Việt, văn hóa Việt”
Vỏ lạc đỏ. Truyện ngắn dự thi của Nguyễn Thu Hà SG

Vỏ lạc đỏ. Truyện ngắn dự thi của Nguyễn Thu Hà SG

Baovannghe.vn- Cái nhà ngày xưa tay Tiến nói là dãy tập thể cũ nát, xây từ trước 1975. Nó từng là niềm tự hào của những kẻ được ưu tiên về sống trong đó. Kỉ niệm thì đúng là nhiều vô kể. Nhưng riêng với lão thì nó còn chứa nỗi nhục nhã sâu kín nhất. Nỗi nhục đóng đinh lão trong im lặng cả đời…
Lê Văn Thảo: Nhà văn tài năng và trung hậu

Lê Văn Thảo: Nhà văn tài năng và trung hậu

Baovannghe.vn - Tháng 7 năm 1971, sau chiến dịch Đường 9 - Nam Lào, Hội Nhà văn tổ chức Hội nghị Những người viết văn trẻ lần thứ hai,
Đọc truyện: Lưng chừng ban mai - Truyện ngắn dự thi của Tịnh Vũ

Đọc truyện: Lưng chừng ban mai - Truyện ngắn dự thi của Tịnh Vũ

Baovannghe.vn - Giọng đọc: Hà Phương; Đồ họa: Thùy Dương
Tác phẩm nghệ thuật thu giữ từ mafia được trưng bày công khai

Tác phẩm nghệ thuật thu giữ từ mafia được trưng bày công khai

Baovannghe.vn - Triển lãm SalvArti tại Palazzo Reale, Milan, là một sự kiện độc đáo, đưa những tác phẩm nghệ thuật bị tịch thu từ các băng đảng tội phạm mafia trở về tay cộng đồng. Được tổ chức bởi Bộ Văn hóa Ý và Hội đồng thành phố Milan, triển lãm này giới thiệu khoảng 80 tác phẩm nghệ thuật hiện đại và đương đại, bao gồm các kiệt tác của các nghệ sĩ lừng danh như Giorgio de Chirico, Salvador Dalí và Andy Warhol, thu hút sự chú ý không chỉ của giới yêu nghệ thuật mà còn của công chúng rộng rãi. Đây là dịp để nghệ thuật, từng bị lợi dụng cho các mục đích tội phạm, được tôn vinh trong bối cảnh văn hóa, công lý và giáo dục.
Từ BookTok đến thay đổi cuộc chơi trong ngành Văn học

Từ BookTok đến thay đổi cuộc chơi trong ngành Văn học

Baovannghe.vn - TikTok, mạng xã hội khởi đầu với các video ngắn nổi bật, giờ đây đã chính thức bước vào thị trường xuất bản với tham vọng biến những đề xuất văn học lan truyền thành sách bán chạy. Dự án đầy tham vọng này không chỉ tận dụng hiện tượng “BookTok” - cộng đồng chia sẻ tình yêu sách trực tuyến - mà còn đánh dấu một bước tiến mới trong ngành xuất bản sách kỹ thuật số và sách giấy.