Ngày 26/10, Liên hiệp Các tổ chức Hữu nghị thành phố Hà Nội đã tổng kết, trao giải Cuộc thi viết “Hà Nội trong tôi” và tổ chức liên hoan giai điệu hòa bình, hữu nghị với chủ đề Âm vang thành phố vì hòa bình.
Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) và 25 năm Ngày Hà Nội được UNESCO vinh danh là “Thành phố vì hòa bình” (16/7/1999 - 16/7/2024).
GS.TS Ahn Kyong Hwan (Hàn Quốc) giành giải Đặc biệt cuộc thi Hà Nội trong tôi. Ảnh: Nguồn BTC |
Cuộc thi đã nhận được gần 200 bài dự thi của cán bộ ngoại giao, sinh viên nước ngoài đang học tập tại Hà Nội và người Việt Nam ở nước ngoài.
Các bài dự thi không chỉ nêu bật được tình cảm gắn bó của tác giả đối với mảnh đất và con người Hà Nội, mà còn cho thấy sự am hiểu về lịch sử, văn hóa và ẩm thực của thành phố, qua đó giúp lan tỏa những nét đẹp của văn hóa và con người Hà Nội, góp phần xây dựng Thủ đô ngày càng giàu đẹp, văn minh và hiện đại.
Ban Giám khảo đã lựa chọn 50 bài thi xuất sắc để chấm chung khảo và chọn ra 1 giải Đặc biệt, 2 giải Nhất, 3 giải Nhì, 5 giải Ba và 10 giải Khuyến khích.
Với tình yêu dành cho Hà Nội, tác phẩm “Hà Nội là sao vàng trong tôi” của Công dân danh dự Thủ đô, GS,TS Ahn Kyong Hwan (Hàn Quốc) giành giải Đặc biệt.
Các giải Nhất thuộc về Đại sứ Palestine tại Việt Nam Saadi Salama với tác phẩm “Một Hà Nội khác" và thí sinh Mei Leng (Trung Quốc) với tác phẩm “Hà Nội trong tôi”.
Đây là triển lãm cá nhân đầu tiên của họa sĩ Tào Tuấn Linh mang tên The Mute. Trong triển lãm lần này, hoạ sĩ gửi đến khán giả 27 tác phẩm sơn mài nhằm giúp khán giả thấy những khoảnh khắc mà trong đó, tiếng nói của sự câm lặng mạnh mẽ hơn hết thảy mọi ngôn từ, và bản chất của cuộc đấu tranh hiện sinh được tái hiện.
The Mute dẫn dắt người xem qua hành trình khám phá chiều sâu của sự tĩnh mịch còn lại sau khi tất cả những thanh âm – cả ngọt ngào êm đềm lẫn ồn ào man dại – đã tắt lịm. Một khoảng vô ngôn, một sự câm tuyệt đối của cả con người và thế giới, và bên trong khoảng câm đó, những tiếng gào thét mới thực sự bắt đầu. Trong mỗi tác phẩm, các hình hài méo mó, các gam màu đối lập đều là biểu tượng cho cuộc giằng xé nội tâm không ngừng nghỉ mà con người phải trải qua khi đối mặt với những xô bồ của đời sống hiện đại.
Ghi nhận từ triển lãm, đa phần các tác phẩm sơn mài trong The Mute được họa sĩ sáng tác theo trường phái biểu hiện. Trong cảm quan của họa sĩ Tuấn Linh, chủ nghĩa biểu hiện chính là việc “phá vỡ” và “tái cấu trúc” thực tại để phản ánh những khoảnh khắc, những cảm xúc ngỡ chỉ thoáng qua nhưng lại dai dẳng, ám ảnh.
Thông quan ngôn ngữ của sơn mài, với tính ngẫu hứng và khó chi phối, dường như họa sĩ Tuấn Linh đã tìm thấy sự tương đồng từ chất liệu để thực hiện ý tưởng của mình. Bên cạnh đó, việc chọn sơn mài, họa sĩ cũng cho mình chút thử thách, bởi chất liệu đặc thù này đòi hỏi nhiều thời gian, sự nhẫn nại và bền bỉ để hiểu, để nắm bắt và khám phá các cách thể hiện mới, để vượt qua khuôn thước của sơn mài truyền thống, từ đó mở rộng biên độ sáng tạo, tìm kiếm tiếng nói riêng của họa sĩ trong thế giới ngôn ngữ sơn mài chung, và cố gắng đi đến tận cùng của sự tự do trong biểu đạt nghệ thuật.
Triển lãm mở cửa từ 26/10 – 24/11/2024 tại Annam Gallery, 371/4 Hai Bà Trưng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP HCM.
Vở kịch độc diễn của Marine Bachelot Nguyen, dựa theo câu chuyện về cuộc đời bà Trần Tố Nga, đã được công diễn tại Festival Avignon danh giá.
Lịch lưu diễn tại Việt Nam: - 05/11/2024, TP.HCM, IDECAF, 19:30 - 09/11/2024, Đà Nẵng, Nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh, 19:30 - 12/11/2024, Huế, 19:30 - 15/11/2024, Hà Nội, Trường Pháp Alexandre Yersin, 19:30 |
Vở kịch Những thân thể nhiễm độc dẫn dắt khán giả dõi theo câu chuyện của bà Trần Tố Nga, một người phụ nữ Việt Nam cả đời dấn thân vào nhiều cuộc chiến, từ chiến tranh Việt Nam, cho tới vụ kiện lịch sử về chất độc màu da cam…
Là một chiến sĩ kháng chiến trẻ tuổi ở vùng du kích trong chiến tranh Việt Nam, bà Trần Tố Nga cùng nhiều người khác đã bị phơi nhiễm chất độc màu da cam. Gần đây, tại Pháp, bà tham dự phiên điều trần tại Tòa phúc thẩm Paris, nhằm tiếp tục xét xử vụ kiện chống lại các công ty sản xuất hoặc tiếp thị chất độc da cam/dioxin mà quân đội Mỹ sử dụng trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam, giai đoạn 1961-1971.
Trong vở kịch Những thân thể nhiễm độc, nhân vật Trần Tố Nga do một nữ diễn viên trẻ hóa thân. Câu chuyện được kể đan xen với các phần trình diễn, lời thoại, video, hình ảnh về cuộc đời của bà Trần Tố Nga. Vở kịch chuyển tải sức sống của những thân thể bị tổn thương và nhiễm độc bởi bi kịch lịch sử, nhưng họ luôn kiên cường đấu tranh.
Vở kịch có thời lượng: 1h20′. Ngôn ngữ chuyển thể : Tiếng Pháp và có phụ đề tiếng Việt.
-----------
Bài viết cùng chuyên mục: