Ngày 31/3, tại Bảo tàng Hùng Vương, thành phố Việt Trì, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ và tỉnh Vĩnh Phúc đã tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề Văn hóa Hùng Vương trong dòng chảy văn minh sông Hồng. Đây là sự kiện quan trọng trong chuỗi hoạt động của Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ 2025.
Hơn 300 hiện vật được trưng bày tại Bảo tàng Hùng Vương với chuyên đề Văn hóa Hùng Vương trong dòng chảy văn minh sông Hồng, đã kể lại câu chuyện lịch sử, các lớp trầm tích văn hóa thời đại Hùng Vương theo 2 phần:
Phần 1: Di sản văn hoá thời đại Hùng Vương tiêu biểu trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Phần 2: Dấu tích khảo cổ học thời kỳ tiền Hùng Vương trên địa bàn Vĩnh Phúc.
Tại đây đã trưng bày các hình ảnh, sưu tập hiện vật tiêu biểu thuộc các nền văn hoá Phùng Nguyên, Gò Mun, Đông Sơn phát hiện tại địa bàn tỉnh Phú Thọ; trình chiếu phim tư liệu về di sản Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và Hát Xoan Phú Thọ; phim tư liệu về Di sản văn hoá thuộc thời đại Hùng Vương tiêu biểu của tỉnh Vĩnh Phúc...
![]() |
Các đại biểu thăm gian trưng bày hiện vật thuộc các giai đoạn văn hóa Phùng Nguyên - Đồng Đậu - Gò Mun và Đông Sơn phát hiện trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Ảnh: Báo Phú Thọ |
Các hiện vật được trưng bày rất đa dạng về chất liệu như: Đồ đá, đồ gốm, xương, sừng, đồ đồng; đồng thời, cũng rất phong phú với các bộ sưu tập về: Vũ khí, đồ dùng trong lao động sản xuất, đồ trang sức...
Bên cạnh đó, triển lãm còn trưng bày tác phẩm nghệ thuật về Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và Hát xoan Phú Thọ - hai di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Triển lãm mở cửa phục vụ du khách đến hết ngày 20/4/2025 tại Bảo tàng Hùng Vương (đường Trần Phú, phường Gia Cẩm, TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ)./.
Lễ hội văn hóa Việt Nam 2025 tại Osaka không chỉ là dịp giữ gìn và lan tỏa văn hóa Việt Nam, mà còn là cầu nối để đưa hình ảnh đất nước và dân tộc Việt Nam đến gần hơn với bạn bè quốc tế.
Lễ hội Văn hóa Việt Nam 2025 do Hiệp hội Xúc tiến Hợp tác Kinh tế Việt Nam - Nhật Bản tổ chức, dưới sự bảo trợ của Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Osaka (Nhật Bản), nhằm hướng tới các lễ kỷ niệm trọng đại của đất nước trong năm 2025 như 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), 80 năm Quốc khánh (2/9/1945- 2/9/2025).
![]() |
Lễ hội văn hóa Việt Nam 2025 diễn ra với nhiều nội dung đặc sắc, thu hút sự tham gia của đông đảo kiều bào Việt Nam và bạn bè Nhật Bản. Ảnh: Báo Nhân Dân điện tử |
Lễ hội diễn ra với nhiều nội dung đặc sắc, thu hút sự tham gia của đông đảo kiều bào Việt Nam và bạn bè Nhật Bản.
Theo Ban tổ chức Lễ hội văn hóa Việt Nam 2025, là dịp để cộng đồng người Việt tại Osaka nói riêng và trên khắp Nhật Bản nói chung được gặp gỡ, giao lưu, tăng cường tình đoàn kết và hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình hội nhập với xã hội sở tại.
Họa sĩ Lương Thị Thanh Phương, đã đưa nghệ thuật truyền thống Việt Nam vào 78 lá bài tarot, tạo nên một tác phẩm độc đáo và giàu bản sắc, xuất sắc giành giải quán quân cuộc thi Cartomancy Exhibition Challenge, đưa văn hóa nước nhà tới với bạn bè quốc tế.
Với 78 lá bài, mỗi lá là một câu chuyện, một mảnh ghép văn hóa được thể hiện qua ngôn ngữ hội họa đương đại, Thanh Phương không chỉ tạo ra một tác phẩm nghệ thuật độc đáo mà còn gửi gắm khát vọng đưa Việt Nam vươn xa hơn trên bản đồ nghệ thuật thế giới.
![]() |
Tác phẩm Bắt cô trói cột đã dành giải nhất cuộc thi Cartomancy Exhibition Challenge được tổ chức thường niên tại Thái Lan, vinh danh những tác phẩm nghệ thuật vẽ trên các lá bài tarot đẹp nhất. Ảnh: BTC |
Tarot vốn là một bộ môn nghệ thuật phương Tây, nhưng qua bàn tay của Thanh Phương, nó được "Việt hóa" một cách tinh tế. Chị không sao chép những hình ảnh cổ điển từ tarot châu Âu, mà thay vào đó, sử dụng chất liệu dân gian, họa tiết trang trí đình làng, hay những biểu tượng trong truyền thuyết Việt Nam.
Không dừng lại ở việc sáng tác, Thanh Phương còn tích cực tham gia các hoạt động truyền cảm hứng nghệ thuật cho thế hệ trẻ. Chị đã dành ba năm để dạy vẽ cho các em nhỏ, giúp các em tiếp cận với mỹ thuật truyền thống như tranh sơn mài, gốm sứ, và đồ thủ công mỹ nghệ.
Chị mong muốn thế hệ trẻ sẽ cùng nhau bảo tồn và phát triển những giá trị truyền thống, đồng thời sáng tạo để nghệ thuật Việt Nam không ngừng tiến xa.