Chiều 9/10, Báo Nhân Dân tổ chức lễ khai mạc triển lãm tương tác Cột cờ Hà Nội và ra mắt chuyên trang điện tử Tri thức chuyên sâu Hà Nội.
Chuyên trang Tri thức chuyên sâu Hà Nội bao gồm 400 bài viết về mọi khía cạnh lịch sử, văn hóa, và sự phát triển của Hà Nội, nhằm phục vụ độc giả trong việc tra cứu, tìm hiểu, khám phá, và mang đến trải nghiệm mới mẻ khi tiếp cận thông tin về Thủ đô.giới thiệu phụ san đặc biệt dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô. Triển lãm là điểm nhấn trong đợt thông tin đặc biệt Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô. Triển lãm tương tác Cột cờ Hà Nội giúp người xem có cơ hội được hòa mình vào những khoảnh khắc lịch sử cùng 10 dấu mốc quan trọng trong tiến trình giải phóng và tiếp quản Thủ đô tháng 10/1954. |
Trong dịp này, Báo Nhân Dân cũng cho ra mắt dự án "Mỗi người, một mảnh ghép". Tại dự án độc giả sẽ gửi ảnh cá nhân để ghép thành một bức ảnh lớn về Cột cờ Hà Nội. Độc giả sẽ dùng mã số được cung cấp để tìm kiếm vị trí bức ảnh của mình trong bức hình lớn được công bố ngày 10/10.
Ngoài ra, khách đến tham quan triển lãm sẽ được sở hữu bản phụ san đặc biệt, gồm một trang nội dung về Cột cờ Hà Nội và một trang cắt dán mô hình. Từ đó, bạn đọc có thể cắt trang báo in và dán thành mô hình Cột cờ Hà Nội, tương tác với mô hình thông qua 3 mã QR. Mỗi mã QR sẽ cung cấp nội dung mở rộng và dẫn đến các dự án thú vị khác của Báo Nhân Dân.
Đồng chí Lê Quốc Minh hướng dẫn đồng chí Trần Sỹ Thanh trải nghiệm Triển lãm tương tác Cột cờ Hà Nội. Ảnh: BTC |
Ông Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam cho biết, từ ngày 10/10, tại trụ sở của Báo Nhân Dân ở Hà Nội cũng như cơ quan thường trú khắp 63 tỉnh, thành phố trong toàn quốc cũng bắt đầu tặng miễn phí phụ trương đặc biệt Cột cờ Hà Nội tới độc giả cả nước.
Tại Trung tâm Thông tin văn hóa Hồ Gươm - số 2 Lê Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm Hà Nội, 150 bức ảnh quý về ngày đoàn quân tiến về Hà Nội, giải phóng Thủ đô (ngày 10/10/1954) vừa được giới thiệu với công chúng trong triển lãm ảnh “Hà Nội ngày tiếp quản”.
Triển lãm do Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp cùng Hội Khoa học lịch sử Việt Nam - Tạp chí Xưa và Nay tổ chức trong khuôn khổ chuỗi các hoạt động nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Một số hình ảnh trưng bày tại Triển lãm |
Qua 150 bức ảnh quý về Hà Nội ngày tiếp quản được giới thiệu tại triển lãm, công chúng có dịp trở lại với những khoảnh khắc hào hùng của Thủ đô từ 70 năm trước. Đó là khoảnh khắc Chủ tịch Trần Duy Hưng đứng trên xe mui trần vẫy chào người dân khi vào tiếp quản Thủ đô; đó là cảnh bộ binh của Trung đoàn 308 tiến vào khu vực Cửa Nam sáng 10/10/1954; đó là hình ảnh những người lính Pháp lặng lẽ qua cầu Long Biên rút khỏi Hà Nội. Rồi hình ảnh những người dân hai bên đường hân hoan vẫy cờ hoa đón chào đoàn quân trở về; phụ nữ Thủ đô diễu hành trên đường phố chào mừng Chính phủ về Thủ đô...
Tại lễ khai mạc tối 9/10, công chúng đã được xem bộ phim tư liệu “Ký ức Hà Nội” để cảm nhận những thời khắc thiêng liêng của thủ đô 70 năm về trước.
Triển lãm kéo dài đến hết ngày 20/10/2024.
“Sao Mai” Khánh Ly - Tiến sĩ, giảng viên Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, vừa ra mắt MV “Hà Nội ngày tháng cũ” của nhạc sĩ Song Ngọc, do nhạc sĩ Văn Trung và Kim Long phối khí mới.
Hà Nội ngày tháng cũ có sự tinh tế, nên thơ và đầy hoài niệm, khiến người nghe cảm nhận được sự mới mẻ, hiện đại. Cùng với âm nhạc, phần hình ảnh của MV cũng mang đến cho người xem nhiều cảm xúc đẹp. Điểm đặc biệt tạo nên sức cuốn hút mạnh mẽ cho MV, còn là sự khéo léo, sáng tạo của đạo diễn Anh Quân, khi kể một chuyện tình yêu trong sáng, hoài nhớ trên nền không gian quen thuộc của phố phường Hà Nội như hồ Hoàn Kiếm, phố Tràng Thi, phố Phùng Hưng, phố Phan Đình Phùng, cầu Long Biên…
Hà Nội ngày tháng cũ có sự tinh tế, nên thơ và đầy hoài niệm, khiến người nghe cảm nhận được sự mới mẻ, hiện đại. |
Và với những tình cảm sâu nặng với Hà Nội, Khánh Ly đã hóa thân thành một cô gái Hà Nội duyên dáng, yêu kiều. Trong tà áo dài cùng kiểu tóc và trang điểm đúng phong cách thiếu nữ Hà thành xưa, nữ ca sĩ đã hoàn thiện một bức tranh đầy cảm xúc về Hà Nội. Tất cả gợi nhớ đến hình ảnh tiểu thư Hà Nội khuê các, vừa sang trọng, vừa nền nã…
Trước Hà Nội ngày tháng cũ Khánh Ly cũng co ca khúc về Hà Nội được công chúng yêu thích như “Hà Nội 12 mùa hoa”, “Phố khuya” (Giáng Son); “Mùa lá đi qua”, “Mùa đi ngang phố” (Dương Trường Giang); “Đêm nằm mơ phố” (Việt Anh)...
Chia sẻ về ca khúc “Hà Nội ngày tháng cũ” ca sĩ Khánh Ly cho biết, chị muốn chia sẻ và cùng với người yêu nhạc đi qua những khung cảnh đẹp, cổ kính và lãng mạn của Hà Nội xưa. Hình ảnh “ánh trăng thơ in trên mặt hồ” trong bài hát khiến tôi rung động, thấy như mình ngược dòng ký ức quay về thời áo trắng mộng mơ với những xúc cảm đầu đời trong sáng".
Việt Thắng (tổng hợp)
------------
Bài viết cùng chuyên mục: