Chuyên đề

Chuyện về một người vợ liệt sỹ

Dương Quốc Vinh
Văn học địa phương
15:00 | 23/07/2024
Nghĩa trang liệt sỹ thành phố tọa lạc trên quả đồi mâm xôi, lấp lóa trong nắng sớm. Mấy chú chim tào mào, chim sâu ríu rít hòa âm trong vòm lá xà cừ xanh biếc.
aa

Trong không gian nghĩa trang thoảng mùi hương hoa huệ quyện hương trầm. Ba người phụ nữ đang làm lễ trước tượng đài “Tổ quốc ghi công”, rồi họ xuống đặt lễ thắp hương ngôi mộ liệt sỹ giáp tượng đài. Đó là mộ liệt sỹ Sơn Hồng Hương.

Bà mẹ lầm rầm khấn: Hôm nay là sinh nhật con gái Phương Hoa, cũng là tròn 50 năm anh đi xa. Mẹ con em lên thăm anh và đồng đội đây, anh sống khôn chết thiêng thì phù hộ, độ trì cho vợ, con, các cháu anh nhé...”. Hai người con gái đi thắp hương các ngôi mộ xung quanh. Từ khóe mắt bà mẹ hai giọt lệ lăn trên gò má. Bà đang vui, năm năm tình nghĩa vợ chồng, 50 năm mỏi mòn chờ đợi, vò võ một mình nuôi con. Bà đã hoàn thành trách nhiệm của người vợ liệt sỹ nuôi nấng các con nên người, có vị trí trong xã hội. Bất chợt những kỷ niệm một thời tuổi trẻ gian khổ mà vui, một tình yêu thương, nghĩa vợ chồng, chờ đợi, niềm hạnh phúc dẫu muộn màng lần lượt hiện về.

Chuyện về một người vợ liệt sỹ

Nhớ sáng ấy gia đình ông Lắm, một hộ khá giả trong làng sang nhà xin hỏi Đề con gái của bà Phán cho con trai. Một nam nhi có dáng đi chấm phẩy, đã vậy tính khí thất thường nhiều lúc như chập cheng. Từ trước tết, “chấm phẩy” đã sang nhà bà Phán mấy lần bày tỏ tình cảm song Đề không bắt nhời. Nghe tiếng chó sủa, Đề biết là “chấm phẩy” đến bèn lẻn sang nhà hàng xóm để mẹ ngồi tiếp chuyện.

Gia cảnh bà Phán từng có của ăn của để trong làng. Sau ngày ông Phán ốm mất, Đề mới lên bảy tuổi, hoàn cảnh gia đình có phần sa sút. Bà Phán thân gái dặm trường chịu khó làm lụng nuôi 7 người con nên người. Từ bé Đề đã được tiếng chịu thương chịu khó, làm lụng đồng áng đỡ mẹ. Tuổi cập kê đã lớn vổng, da trắng tóc dài, ra dáng hoa khôi đồng Chiêm, bao gã trai làng dập dìu trồng cây si trước ngõ. Lì lợm hơn cả là gã trai có dáng đi chấm phẩy. Đẹp trai không bằng chai mặt, sự nhẫn nại của gã với hoàn cảnh khá giả của gia đình đã làm bà Phán xiêu lòng. Bà nghĩ chồng mất sớm, gả con vào chỗ gia đình khá giả là phúc phận con cái sau này; nên lúc sáng con gái đi vắng bà đã nhận lời nhà trai sang ăn hỏi vào ngày mai. Buổi tối, đợi Đề đi họp thanh niên về, bà Phán bảo: Con gái có thì, gia đình người ta ngày mai sang ăn hỏi đấy, thằng đó xấu trai song nhà nó giàu có, mẹ quyết rồi, mai chị ở nhà để lo việc. Đề vâng dạ cho mẹ vui song trong đầu cô đã có kế hoạch đi thoát ly. Hồi chiều, tranh thủ lúc giải lao, Đề đã bày tỏ với Bí thư Đoàn xã nỗi éo le của mình và muốn đi công nhân công trường thủy điện Thác Bà. Biết nỗi khổ của đoàn viên, Bí thư Đoàn xã ủng hộ cho Đề đi công trường theo ý nguyện. Sáng tinh mơ hôm sau, Đề xin phép mẹ lên chợ huyện bán mấy chục trứng, nhân thể mua mấy thứ về để trưa làm cơm đón nhà trai. Tay cắp rổ trứng, Đề rảo bước ra cổng làng, ở đó Bí thư Đoàn xã đã chờ sẵn. Hai anh em lai nhau ra ga Nam Định để nhập đoàn rồi ngược tầu lên Yên Bái.

Một đêm trên tàu cảm giác Đề bâng khuâng vì lần đầu xa nhà, phần thương mẹ không ngủ được, non trưa đoàn xuống ga Yên Bái, đi bộ hai chục cây số thì đến công trường. Khu vực dự kiến xây dựng thủy điện Thác Bà là một thung lũng rậm rạp bên bờ sông Chảy, bốn bề là rừng. Đêm đêm vẫn nghe tiếng nai tác, tiếng chim “bắt cô trói cột” thao thức vùng hồ. Những ngày đầu tiên đoàn ở trọ nhà dân, ngày đi chặt nứa, đánh tranh làm nhà. Rồi đi phát rừng mở rộng mặt bằng. Mấy trăm công nhân nữ và nam, tuổi mười bảy bẻ gãy sừng trâu. Ban ngày đi lao động, tối nghe đọc báo, tập văn nghệ, hát những bài ca cách mạng như “Quê em”, “Lá xanh”... vất vả nhưng vui. Chỉ khi đêm về khuya khó ngủ, nhớ nhà, nhớ mẹ và các em. Tháng sau có cô bạn cùng làng cũng lên công trường kể lại: Gia đình nhà trai đợi đến nửa tiếng không thấy Đề. Bà Phán sốt ruột vào buồng thì chiếc giường đã trống không, chỉ có mảnh giấy để lại: “Con xin lỗi mẹ vì con không thể lấy người này, con đi xa một thời gian khi nào ổn định sẽ viết thư về...”. Bà Phán ấp úng phân trần xin lỗi nhà trai về sự cố không mong đợi này. Họ nhà trai ngọt nhạt, trách móc một hồi rồi ngậm ngùi mang lễ về. Đề cười buồn, lòng thương mẹ, thương mình.

Vốn tính nhanh nhẹn, dám nghĩ, dám làm, Đề có sáng kiến chặt cây ngậm một phần ba cả khoảng đồi đợi gió đến du đổ cả khoảng rừng, nên đội của Đề luôn giành năng suất phát rừng cao nhất công trường, cô luôn tương trợ giúp đỡ mọi người yếu hơn. Sau ba tháng phát dọn san lấp, Công trường xây dựng thủy điện Thác Bà đã hoàn thành mặt bằng để triển khai các hạng mục. Đề được tập thể trong đội quý mến bầu điển hình tiên tiến và tham dự Đại hội chiến sỹ thi đua toàn quốc. Đại hội diễn ra ở Thủ đô Hà Nội. Đủ mặt các nam thanh, nữ tú trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng trong cả nước, ngồi kín cả Hội trường. Nghe báo cáo thành tích của các cá nhân điển hình, Đề càng tự hào về tuổi trẻ đã đóng góp một phần nhỏ bé vào thành tích chung xây dựng quê hương. Đến bữa ăn trưa, Đề cứ thấy nong nóng sau gáy, quay lại thì gặp ánh mắt nồng nàn của sắc áo màu xanh. Anh ấp úng: Mình tên Hương ở Đoàn đại biểu Quân đội, trông em rất giống em gái anh ở quê, mình làm bạn nhé... Buổi tối mùa Xuân ở Hà Nội se lạnh. Hương lẽo đẽo đi theo mấy chị em đoàn Yên Bái đi vãn cảnh Hồ Gươm, ăn kem Tràng Tiền. Đầu mày cuối mắt, lúc chia tay Hương đã có địa chỉ, nơi ở của Đề.

Thư đi thư lại, Đề thấy thương anh bộ đội có giọng nói trầm ấm và nét chữ mềm mại rắn rỏi. Ba tháng sau, Đề đang dự giao ban cuối tháng thì bác bảo vệ có đôi mắt hấp háy thông báo: Cô Đề có anh Trung úy bộ đội đến thăm. Cô xin phép hội nghị ra cổng thì thấy anh xúng xính trong trang phục bộ đội đang chơi oẳn tù tì với mấy đứa trẻ.

Sau bữa cơm ở nhà bếp, tay trong tay, họ đi dạo con đường mới mở còn hăng mùi đất. Anh kể cho cô nghe về quê hương về tuổi thơ của mình, một làng quê nghèo với những cây thốt nốt thuộc tỉnh Kampôngsapư trên đất nước Chùa tháp. Tuổi thơ anh cũng vất vả cùng mẹ nuôi các em, bố đi hoạt động cách mạng bên Việt Nam. Campuchia bị thực dân Pháp đô hộ người dân cực khổ trăm đường. Thành công của Cách mạng Việt Nam tháng 8 năm 1945 ảnh hưởng lớn đến phong trào cách mạng Campuchia. Rất nhiều người yêu nước Cam puchia sang học tập, hoạt động, tham gia vào cuộc đấu tranh chống Pháp ở Việt Nam. Cha của anh đã đi hoạt động cách mạng, ở nhà chỉ còn mấy mẹ con rau cháo nuôi nhau. Mùa hè năm ấy, được sự bắt mối của tổ chức, anh quyết định sang Việt Nam hoạt động cách mạng và đi tìm cha của mình. Buổi chia tay với mẹ thật bịn rịn, từ trường học anh ra thẳng chợ nơi mẹ bán hàng. Biết được nguyện vọng của con sẽ đi theo con đường cách mạng giải phóng dân tộc, mẹ chỉ kịp cởi chiếc khăn rằn trao cho con và dặn ráng tìm bố, có gì thông tin cho mẹ. Sáu tháng sau, anh biết được cha đã hy sinh trong kháng chiến chống Pháp, chỉ còn người chú ruột Sơn Ngọc Minh là cán bộ cao cấp của Đảng nhân dân cách mạng Campuchia. Anh được cử đi đào tạo sỹ quan lục quân sau đó về công tác ở Tỉnh đội Thái Bình.

Một năm sau thì họ cưới nhau theo nếp đời sống mới tại Thác Bà. Một hội trường đơn sơ, những đĩa kẹo lạc, đĩa chuối tiêu vùng trung du và thuốc lá Tam Đảo. Những lời chúc mừng, lời ca tiếng hát chúc phúc cho đôi bạn trẻ. Đêm tân hôn ở Công trường thủy điện Thác Bà, hai đứa ôm nhau không dám cựa mạnh vì sạp nứa. Đề ứa nước mắt vì thương anh, thương mình, hình dung những khó khăn của người vợ bộ đội. Cô không thể ngờ cuộc hôn nhân này để lại cho cô nhiều tình cảm sâu nặng đến như vậy. Rồi đứa con đầu lòng ra đời vào một ngày tháng bảy đẹp trời ở công trường Thủy điện Thác Bà, anh đặt tên con là Bích Ngọc, những mong muốn sau này con nên người hữu ích cho xã hội.

Rồi anh được cử đi học cao cấp lý luận chính trị tại Trường Đảng Nguyễn Ái Quốc, chiến tranh lan ra miền Bắc, Thác Bà trở thành điểm đánh phá ác liệt của giặc Mỹ. Hàng ngày bé Ngọc lũn cũn ra nhà trẻ để mẹ ra công trường. Tháng một lần vào thứ bảy, anh từ Hà Nội về thăm con. Niềm vui của gia đình là những buổi sum họp thật đầm ấm với rau măng, trứng tráng gà nhà. Có những lần bom Mỹ thả trúng công trường thủy điện, anh cùng lãnh đạo Công trường chỉ huy mọi người sơ tán, bảo vệ người già và trẻ em đào bới cấp cứu người bị thương. Phong cách quân sự, tháo vát anh được mọi người, trầm trồ thán phục. Rồi anh chị sinh cháu thứ hai vào một ngày hè tháng 5 năm 1969, anh đặt tên con là Phương Hoa. Một tháng sau anh lên đường đi B. Từ đó gia đình bặt tin anh. Sau này Đoàn công tác của Thông tấn xã Việt Nam lên thăm nhà và chuyển cuốn nhật ký của anh cho gia đình, thì sự thật được sáng tỏ. Đoàn công tác trên đường vào Nam qua Lào bị phục kích bất ngờ. Trong đoàn có trên mười tay súng bộ đội chính quy đã chiến đấu dũng cảm mở đường máu cho đoàn thoát hiểm. Anh đã hy sinh tại Savannakhet của nước bạn Lào.

Những ngày gian khổ ở Thác Bà rồi cũng qua, Công trình thủy điện Thác Bà hoàn thành, hòa vào lưới điện quốc gia. Đầu năm 1974 thành lập Tổng công ty xây dựng Vĩnh Phú - Hoàng Liên Sơn và chuyển địa điểm về Việt Trì. Lúc này Bích Ngọc và Phương Hoa đã đi học, điều kiện kinh tế gặp khó khăn, ngoài chăn lợn, mấy mẹ con bóc lạc thuê cho ngoại thương để có tiền trang trải cho cuộc sống gia đình. Hàng ngày sau giờ học hai chị em đi lấy rau khoai về nuôi lợn, lần hồi đắp đổi qua ngày. Hai cô gái chịu thương chịu khó học tập tiến bộ khiến bọn con trai không dám bắt nạt coi thường nữa. Trong ký ức của Ngọc, con lợn là cứu cánh cho cuộc sống mấy mẹ con, lợn ốm cả nhà lo, những lần lợn xuất chuồng, nó phải bảo mấy đứa bạn cùng đẩy xe cải tiến giao lợn cho cửa hàng thực phẩm phố Gát, mà từ Nông Trang xuống phố Gát hàng chục km lại chang chang giữa nắng hè.

Bốn mươi năm sau! Vào năm 2008, chị Đề nền nã, mỏng mày hay hạt năm nào đã lên chức bà ngoại. Hai con gái của ông bà đã xây dựng gia đình và có cuộc sống thật viên mãn. Bích Ngọc là giảng viên Trường Chính trị tỉnh, Phương Hoa là giáo viên Trường phổ thông Trung học thành phố. Hai con rể của bà một là luật sư, một là sỹ quan quân đội nhân dân Việt Nam. Hàng ngày bà ăn chay, niệm phật, đi chùa Minh Phương, tạo sự thư thái trong tâm hồn, một năm hai lần bà cùng Ban chấp hành Tịnh tràng đạo xá thành phố Việt Trì tổ chức đoàn thăm viếng các nghĩa trang, các chùa chiền mọi miền đất nước.

Một đêm tháng bảy oi nồng, trong giấc ngủ chập chờn, ông về báo mộng cho bà: “Hiện ông đang ở Nghĩa trang liệt sỹ Anh Sơn, tỉnh Nghệ An. Ông bảo bà đón ông về Phú Thọ cho gần vợ con. Khi vào Nghĩa trang Anh Sơn, hễ con gái ngã vào ngôi mộ nào thì đó là anh vậy, anh sẽ phù hộ mẹ con em đưa anh về”. Ngày kỷ niệm hai bảy tháng bảy, sau tuần nhang, bà bảo với các con: Bố báo mộng cho mẹ đang ở nghĩa trang Anh Sơn, mẹ con mình đi vào đó xem thế nào. Sau một tuần chuẩn bị giấy tờ, hồ sơ một ngày cuối tháng đẹp trời, mấy mẹ con khởi hành từ Việt Trì đi tìm mộ liệt sỹ Sơn Hồng Hương. Xe xuất phát theo đường Hồ Chí Minh. Xế chiều thì xe đến Anh Sơn, Các anh trong ban quản lý vẫn chờ đoàn vào làm việc. Đây là nghĩa trang dành riêng quy tập các liệt sỹ hy sinh trên chiến trường Lào và các tỉnh khu bốn. Nắng chiều vẫn le lói trên các mộ liệt sỹ, bốn mẹ con đi thắp hương trên các phần mộ. Đến khu mộ các liệt sỹ vô danh, một đám mây ngang qua râm mát cả một vùng, Phương Hoa ngã vào ngôi mộ thứ hai, cô òa khóc: “Mẹ ơi, các anh ơi, bố Hương đây rồi. Sau một năm chuẩn bị các thủ tục, xin giấy phép của Sở Lao động Thương binh và Xã hội Phú Thọ và Cục đối ngoại Bộ Quốc phòng, tháng 10 năm 2010, bà và các con lại vào Nghệ An đón ông về quê hương đất Tổ. Lễ đón liệt sỹ được tổ chức trang trọng tại nhà riêng của liệt sỹ phường Nông Trang, thành phố Việt Trì, đại diện các cấp chính quyền, cơ quan nơi các con bà công tác đều có mặt. Trong không khí trang nghiêm, ông Trưởng ban công tác mặt trận đã ôn lại tiểu sử, công lao của liệt sỹ Sơn Hồng Hương người con ưu tú của dân tộc Khơ me đã ngã xuống vì độc lập tự do của Tổ quốc Việt Nam. Rồi dòng người nối nhau tiễn đưa ông về Nghĩa trang Liệt sỹ thành phố nơi các đồng đội của ông đang an nghỉ trong vòng tay đất mẹ.

Đã thành nếp cứ đến ngày hai bảy tháng 7, cũng là ngày giỗ ông, hàng năm cả gia đình lên thắp hương các liệt sỹ và đón ông về nhà. Ở cái tuổi gần tám mươi, khuôn mặt da mồi vẫn phảng phất nét đẹp thời con gái, bà vẫn nhớ như in buổi gặp đầu tiên người lính có nụ cười tỏa nắng. Định mệnh đã gắn bó hai tâm hồn, trải qua sướng khổ vui buồn, hạnh phúc và khổ đau. Ông đã đi xa song vẫn như đâu đây chứng kiến sự thay da đổi thịt của quê hương Việt Nam, quê hương Campuchia xinh đẹp. Hai cháu ngoại của bà đang học tại Đại học Hoàng gia Campuchia cuối tuần vẫn điện về thăm sức khỏe bà ngoại. Nó vẫn mong ngày tốt nghiệp được đón bà và bố mẹ sang thăm đất nước Chùa Tháp, thăm tỉnh Kampôngsapư. Cầu mong cho bà luôn khỏe mạnh để thực hiện cuộc hành hương ấy.

Thắp nến tri ân tại hơn 3.200 nghĩa trang liệt sĩ Tháng Bảy tri ân các Anh hùng liệt sĩ ở Ngã ba Đồng Lộc huyền thoại Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn - Thơ Lê Na Ai biết Đền thờ liệt sĩ Trường Sơn - Bến Tắt? Mười sáu đồng xu trắng - Truyện ngắn dự thi của Nguyễn Tiến Lợi
Nguồn Văn nghệ Đất Tổ
Thời tiết ngày 20/9: Thanh Hóa - Quảng Trị tiếp tục có mưa lớn diện rộng

Thời tiết ngày 20/9: Thanh Hóa - Quảng Trị tiếp tục có mưa lớn diện rộng

Baovannghe.vn - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, từ đêm 19/9 - 20/9, mưa lớn xảy ra tại khu vực từ Thanh Hóa - Quảng Trị
Đọc truyện: Cây cột nhà bay trên sông. Truyện ngắn dự thi của Lê Hòa

Đọc truyện: Cây cột nhà bay trên sông. Truyện ngắn dự thi của Lê Hòa

Baovannghe.vn - Đọc truyện: Hà Phương; Đồ họa: Thùy Dương
Công điện của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ứng phó bão số 4 và hoàn lưu sau bão

Công điện của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ứng phó bão số 4 và hoàn lưu sau bão

Baovannghe.vn - Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
Tái hiện lịch sử từ khảo cổ học

Tái hiện lịch sử từ khảo cổ học

Trong số các nhà văn nữ Việt Nam đương đại, nhà văn Vũ Thanh Lịch, Phó giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình, là cây bút văn xuôi có nội lực sung mãn. Chị là tác giả của nhiều truyện ngắn hay, ghi dấu trong lòng bạn đọc mà “Nhà Thánh” - giải nhất Cuộc thi truyện ngắn Lửa mới 2018-2019 do Tạp chí Văn nghệ Quân đội tổ chức là một minh chứng tiêu biểu.
Mùa thu. Truyện ngắn của Như Bình

Mùa thu. Truyện ngắn của Như Bình

Baovannghe.vn - Bà ngoại chỉ nói: "Đừng thúc ép gì nhiều. Phải tội. Đời người bạc, phận mỏng, biết sao được số trời. Mày làm thế không sợ chuốc khổ cho con bé".