Sự kiện & Bình luận

Ai biết Đền thờ liệt sĩ Trường Sơn - Bến Tắt?

Trần Thế Tuyển
Tiếng nói nhà văn
14:35 | 22/07/2024
Gần 150 tỷ đồng tài trợ của doanh nghiệp, nhà hảo tâm, Báo Sài Gòn Giải Phóng kết hợp với các địa phương nơi đường Hồ Chí Minh đi qua xây dựng được 5 đền thờ
aa

Với gần 150 tỷ đồng tài trợ của các doanh nghiệp và nhà hảo tâm, Báo Sài Gòn Giải Phóng đã kết hợp với các địa phương nơi có đường Hồ Chí Minh đi qua để xây dựng được 5 đền thờ và nhà bia tưởng niệm liệt sĩ; xây và tặng gần 1500 căn nhà tình nghĩa, hơn 20 trạm xá Quân dân y kết hợp và nhiều công trình dân sinh khác...

Ai biết Đền thờ liệt sĩ Trường Sơn - Bến Tắt?
Đền tưởng niệm liệt sĩ Trường Sơn - Bến Tắt. Ảnh: Internet

Trong số các công trình tri ân trên đây, có Đền thờ liệt sĩ Trường Sơn ở khu vực Bến Tắt thuộc tỉnh Quảng Trị. Đây là ngôi đền thờ liệt sĩ được xây dựng vào năm 2011 do Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) tài trợ. Ngôi đền được xây dựng trên diện tích hơn 3 ngàn mét vuông, theo mô thức thờ tự truyền thống, gồm ngôi đền chính có ba gian. Bên ngoài có nhà bia lưu danh liệt sĩ. Trên tấm bia này có khắc câu chuyện về cuộc chiến đấu hơn 6 ngàn ngày đêm trên tuyến đường Hồ Chí Minh huyền thoại và nỗi day dứt khi vẫn còn hơn 13 ngàn hài cốt liệt sĩ chưa được tìm thấy vẫn đang nằm lại giữa núi rừng Trường Sơn...

Còn nhớ đầu năm 2011, khi chúng tôi đại diện Quỹ “Nghĩa tình Trường Sơn” của Báo Sài Gòn Giải Phóng đến gặp lãnh đạo tỉnh Quảng Trị để đề nghị được xây dựng một ngôi đền thờ các liệt sĩ Trường Sơn, ông Nguyễn Đức Chính, lúc đó là Phó Chủ tịch phụ trách văn hóa-xã hội của UBND tỉnh, đã gợi ý: Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đã có hơn 20 ngàn bộ đội, thanh niên xung phong và dân công hỏa tuyến ngã xuống trên tuyến đường Trường Sơn huyền thoại. Đến nay chúng ta đã quy tập được hơn 10 ngàn liệt sĩ về Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn. Dẫu trong số đó còn có hàng ngàn liệt sĩ chưa xác định được danh tính, nhưng phần nào cũng đã được an ủi bởi mộ phần được đồng chí, đồng bào cả nước thăm viếng. Điều trăn trở lớn nhất là theo các đơn vị chuyên môn thì hiện vẫn còn hơn 13 ngàn liệt sĩ Trường Sơn chưa tìm được hài cốt. Các anh chị đang nằm đâu đó giữa núi rừng trùng điệp thâm u. Quỹ “Nghĩa tình Trường Sơn” nên xây dựng một đền thờ cho 13 ngàn liệt sĩ này để họ có một nơi thờ phụng hương khói...

Nghe ý tưởng trên đây của đại diện lãnh đạo tỉnh Quảng trị, những người đại diện Quỹ “Nghĩa tình Trường Sơn” đồng ý ngay. Sau khi bàn bạc với lãnh đạo địa phương, chúng tôi chọn Bến Tắt làm địa điểm xây dựng Đền vì đây là địa danh lịch sử nằm ở đầu nguồn sông Bến Hải, nơi cửa ngõ Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn. Bến Tắt gắn liền với sông Bến Hải, dấu ấn chia cắt hai miền Nam Bắc mà dân tộc ta phải trải qua hơn 20 năm kháng chiến mới dành được trọn vẹn non sông một dải; nơi có một thời đặt “đại bản doanh” của Bộ Tư lệnh Bộ đội Trường Sơn do vị tướng huyền thoại Đồng Sĩ Nguyên làm Tư lệnh. Đặc biệt, việc xây dựng đền thờ liệt sĩ Trường Sơn tại nơi đây là để hình thành một cụm công trình tâm linh, kết nối dòng người đến viếng Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn; sau khi thắp hương viếng hơn 10 ngàn liệt sĩ ghi danh trong nghĩa trang, thì sang bái vọng anh linh của hơn 13 ngàn liệt sĩ chưa xác định được danh tính và chưa tìm thấy hài cốt hay phần mộ...

Mục đích ý nghĩa của công trình là như vậy, nhưng rất tiếc đã hơn 10 năm kể từ ngày khánh thành và đưa vào sử dụng, Đền thờ liệt sĩ Trường Sơn - Bến Tắt chưa trở thành điểm đến tâm linh thu hút sự quan tâm của thân nhân liệt sĩ và du khách trong nước và nước ngoài. Trên báo Tuổi Trẻ số ra ngày 26-7-2023, nhà báo Quốc Nam cho biết: “Hơn 10 năm qua, nấm mồ chung này có những lúc vắng lạnh. Vì nhiều người chỉ biết đến sự hiện diện của hơn 10.000 liệt sĩ đã tìm thấy hài cốt và được đưa về an nghỉ trong Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn, mà không biết đến nơi thờ chung cho hơn 13 ngàn liệt sĩ chưa tìm được hài cốt này.” Bài báo còn dẫn lời ông Nguyễn Anh Tuấn, nhân viên trực Đền thờ liệt sĩ Trường Sơn - Bến Tắt, cho biết: cảnh “quạnh hiu” ở đây đã diễn ra từ lâu. Những dịp lễ còn có một vài đoàn khách đến viếng bên nghĩa trang rồi luôn tiện ghé qua. Còn ngày bình thường thì gần như không ai đến hương khói. Nhiều khi nghĩ cũng chạnh lòng cho anh linh các liệt sĩ được thờ vọng ở đây...

Ông Trần Công Chức, người có “ngôi nhà bom” độc đáo ở đầu nguồn Bến Tắt để làm nơi dừng chân cho khách thập phương về viếng các liệt sĩ Trường Sơn, chia sẻ: Quanh năm, Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn tấp nập các đoàn khách thăm viếng, khói hương nghi ngút ở các phần mộ khiến ai nấy đều thấy ấm lòng. Tuy nhiên, ở Đền thờ liệt sĩ Trường Sơn - Bến Tắt thì từ sáng đến trưa mới có lác đác một vài người tạt qua. Lư hương lớn ở ngay trước sảnh đền có nhiều thời điểm lạnh ngắt. Hai nhân viên trực ở đây thi thoảng phải tự mình đi thắp hương lên bàn thờ cho không khí bớt quạnh quẽ...

Qua tìm hiểu chúng tôi được biết: có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình hình trên, trong đó có nguyên nhân phân cấp quản lý và tuyên truyền quảng bá. Ông Hoàng Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị, khẳng định: Liệt sĩ đã tìm thấy hài cốt hay chưa tìm thấy đều phải được tri ân và tưởng nhớ công bằng. Tuy nhiên, hai địa chỉ tri ân này một bên do Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch quản lý, một bên do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý. Tỉnh đã có chủ trương gộp cả hai di tích này lại thành một và giao về cho một đơn vị quản lý. Khi đó sẽ kết nối và tạo thành một chuỗi thông suốt hơn.

Đáng tiếc là cho đến nay, sự “lệch pha” trên đây vẫn chưa được khắc phục. Bởi vậy, để Đền thờ liệt sĩ Trường Sơn - Bến Tắt trở thành điểm đến tâm linh, nơi tưởng nhớ các người con ưu tú đã ngã xuống trên con đường vận tải chiến lược huyền thoại, nơi giáo dục truyền thống yêu nước, chúng tôi kiến nghị:

Thứ nhất, các cơ quan quản lý Nhà nước của tỉnh Quảng Trị cần liên tịch đánh giá thực trạng việc phát huy giá trị Đền thờ liệt sĩ Trường Sơn - Bến Tắt; có giải pháp để “làm sống lại” ngôi đền tại khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt này. Cần quy về một đầu mối quản lý và có kế hoạch tu bổ, chỉnh trang những khiếm khuyết của ngôi đền thiêng này.

Thứ hai, rất cần sự vào cuộc của các cơ quan báo chí, truyền thông; trong đó có văn nghệ sĩ, nhà văn và các doanh nghiệp, nhà hảo tâm để lan toả đến các cấp, các ngành, đến toàn xã hội đạo lý uống nước nhớ nguồn, sớm đưa Đền thờ liệt sĩ Trường Sơn - Bến Tắt vào hoạt động với đúng tầm mức và ước nguyện của nhân dân, trong đó có những người đã xây dựng ngôi đền thiêng này.

Thứ ba, thân nhân liệt sĩ và du khách đến viếng Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn và các tour du lịch Hoài niệm về chiến trường xưa và đồng đội, nên có kế hoạch đến viếng Đền thờ liệt sĩ Trường Sơn - Bến Tắt. Các tổ chức chính trị - xã hội và các trường học… nên có kế hoạch định kỳ viếng thăm đền và tổ chức các loại hình sinh hoạt văn hoá tập thể; góp phần “sưởi ấm” điểm đến tâm linh tri ân những người con ưu tú đã hy sinh vì đất nước.

Báo Văn nghệ số 29/2024

Nghĩ về “Tiếng nói nhà văn” Cổng TTĐT Chính phủ sẽ Trả lời phản ánh, kiến nghị trong thời hạn 20 ngày Công bố đường dây nóng tiếp nhận tin phản ánh về tiêu cực, tham nhũng Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu phản ánh về công tác phòng, chống COVID-19 Giáo viên phản ánh, cùng bộ SGK mỗi cuốn viết một kiểu gây khó cho học sinh
Nhà thơ Chu Thùy Liên: Ngẩn ngơ nhìn hoa mận trắng

Nhà thơ Chu Thùy Liên: Ngẩn ngơ nhìn hoa mận trắng

Baovannghe.vn - Mùa hoa mận của Chu Thùy Liên là mùa xuân rộn ràng của núi rừng Tây Bắc, ở đó tác giả gửi gắm những điều tốt lành như ước mơ ai cũng được thả lên trời cao và lời chúc cho những người con của quê hương dù đi đâu xa đều gặp may mắn, duyên lành để "nhớ lối trở về".
Di sản bất hòa ở Đông Âu

Di sản bất hòa ở Đông Âu

Baovannghe.vn - Tinh thần dám đối diện với quá khứ, dám chấp nhận sự đa dạng của văn hóa đã giúp các quốc gia Đông Âu và cả châu Âu bước qua nhiều trở ngại để bảo tồn và khai thác khối di sản kiến trúc XHCN ở Đông Âu.
Sầm Sơn trong thơ ca xưa và nay

Sầm Sơn trong thơ ca xưa và nay

Baovannghe.vn - Sầm Sơn đang góp phần đưa tỉnh Thanh Hóa đứng top đầu các tỉnh phía Bắc trong phát triển kinh tế, văn hóa...
Quả chuối dán trên tường được bán với giá 6,24 triệu đô la

Quả chuối dán trên tường được bán với giá 6,24 triệu đô la

Baovannghe.vn - Ngày 20 tháng 11 năm 2024, quả chuối mang tên Comedian của Maurizio Cattelan đã được bán tại nhà đấu giá Sotheby’s với giá 6,24 triệu đô la, trở thành tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi nhất trong giới nghệ thuật đương đại. Một quả chuối dán tường với cuộn băng keo đã tạo nên cơn sốt toàn cầu, không chỉ vì giá trị vật chất, mà còn vì các câu hỏi nó đặt ra về giá trị thực sự của nghệ thuật.
Thông cáo báo chí số 22, Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khóa XV

Thông cáo báo chí số 22, Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khóa XV

Baovannghe.vn - Thứ Năm, ngày 21/11/2024, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 22 (Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khóa XV) tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.