Diễn đàn lý luận

Đôi điều về thơ và nhà thơ Lê Hồng Thiện

Nguyễn Tiến Bình
Chuyện văn chuyện đời
09:00 | 15/02/2025
Baovannghe.vn - Lê Hồng Thiện đã là người sớm và bền lòng ham mê văn chương, báo chí, chuyên tâm làm văn chương, báo chí, có tay nghề viết đa thể loại, là tác giả đa tài và hăng say viết lách...
aa

Nhà thơ Lê Hồng Thiện cùng trong số ít người viết báo, viết văn, làm thơ chúng tôi ở Hưng Yên. Lê Hồng Thiện viết thơ trữ tình, thơ trào phúng, viết báo, viết truyện, tản văn, bút ký, tùy bút, viết phê bình - tiểu luận - bình và giới thiệu thơ cũng đã và đang “ra tấm, ra món”. Như thế, xem ra, Lê Hồng Thiện đã là người sớm và bền lòng ham mê văn chương, báo chí, chuyên tâm làm văn chương, báo chí, có tay nghề viết đa thể loại, là tác giả đa tài và hăng say viết lách đáng nể ở nước ta.

Nếu viết đầy đủ về nhà thơ Lê Hồng Thiện thì chỉ một tập sách thôi chưa đủ. Ở bài viết này, trước khi nói đôi nét về sự nghiệp, đời thơ, tác phẩm của nhà thơ Lê Hồng Thiện, tôi kể về những điều về hoàn cảnh, đời sống của Nhà thơ thuở ban đầu cầm bút. Nhà thơ Lê Hồng Thiện sinh ra, lớn lên ở xã Lam Sơn, thuộc huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên. Hiện giờ, phường Lam Sơn cũng như thành phố Hưng Yên đã phát triển cảnh quan khang trang, cơ sở hạ tầng đổi mới, nhu cầu thiết yếu cho đời sống con người đã được đáp ứng. Những năm sáu mươi, Lam Sơn là xã nghèo khó, nhiều gia đình thiếu ăn, trong đó có gia đình Lê Hồng Thiện. Nhân dân xã Lam Sơn cực hơn các phường ở thị xã Hưng Yên, dù các phường được hơn xã Lam Sơn là “Trời mưa, có nước (nước máy), nửa đêm, có đèn (đèn điện)”. Những năm đó, gia đình Lê Hồng Thiện làm nghề nông, nhà đông con, công việc bấp bênh. Ngoài chăn nuôi, trồng trọt rau màu, vợ chồng Lê Hồng Thiện còn làm nghề trồng đay. Nghề này, ở vùng “Sống ngâm da, chết ngâm xương”, rất vất vả khi cày bừa đất, trồng cây, chăm bón, chặt cây, làm đay. Vất vả nhất là khâu làm đay, là phải chặt cây, buộc thành bó, ghép thành bè, gắng sức ngụp lặn để kéo từng bè đay trên sông nước về nơi bóc đay xa gần cây số. Kéo bè đay đến nơi, vớt vác các bó cây đay lên bờ, rồi đứng giữa trời, hai chân choãi ra, hai tay lấy đà, cố sức kéo bóc từng cây đay; sau đó vác các bó bẹ mang ngâm ở ao. Khi bẹ rữa, vợ chồng Lê Hồng Thiện phải đứng ngâm mình trong nước thối đen, mùi thối bốc nồng nặc, để giũ đay làm bung hết bẹ thối rữa đến khi chỉ còn tơ đay, là bê lên bờ, vắt lên sào, phơi nắng, khi khô, bó lại thành bó to, gánh đội đi cân, tức là mang đến nơi thu mua để cân - cách gọi của người đi bán tơ đay.

Đôi điều về thơ và nhà thơ Lê Hồng Thiện
Nhà thơ Lê Hồng Thiện

Đời sống khó khăn, làm ăn vất vả như thế, mà Lê Hồng Thiện vẫn không bi quan, không chán nản yêu văn chương, vẫn ham đọc, học hỏi, tranh thủ viết, viết mải miết, có nhiều tác phẩm báo, thơ được đăng tải. Lê Hồng Thiện là người đặc biệt vượt lên hoàn cảnh đặc biệt để thỏa lòng yêu văn chương, để làm văn chương thành công, mà không qua trường lớp đào tạo văn chương nào. Thành công ở trường đời mà thành công lớn, với số lượng tác phẩm nhiều, nhiều thể loại, chất lượng khá cao. Như báo Văn nghệ thuộc Hội Nhà văn Việt Nam đã viết: thành công của Lê Hồng Thiện do cần mẫn làm việc kết hợp với sức sáng tạo. Nhà thơ Lê Hồng Thiện hiểu sâu, biết rộng các thể loại văn học, báo chí và biết lai lịch, khả năng, thành quả của rất nhiều nhà thơ, nhà văn, nhà báo, nhà hoạt động cách mạng, nhà trí thức, doanh nhân… cũng do làm việc cần mẫn - đọc nhiều, thấm hiểu nhiều, ghi nhớ nhiều và ghi nhớ lâu, tự làm giàu kiến thức cổ, kim ở độ sâu rộng cho mình; có tác dụng hữu hiệu thực sự cho sáng tác thành công. Thành công sáng tác của tác giả Lê Hồng Thiện thật đáng kể, đáng nể, là xuất bản một khối lượng đồ sộ, với 11 tập thơ thiếu nhi, mấy tập thơ trữ tình, truyện, bút ký, tùy bút, tản văn, tiểu luận - phê bình, giới thiệu sách, và nhiều bài thơ trào phúng, thơ châm đăng ở nhiều báo, tạp chí, đài, chưa kể 6 tập sách sẽ xuất bản.

Như thế, thấy sức viết rất ghê của tác giả Lê Hồng Thiện; sức sáng tạo hào sảng của Nhà thơ Lê Hồng Thiện hầu như không chê vào đâu được, với hầu hết các tập sách đều được tặng thưởng, với tổng số được gần 20 Giải thưởng và Huy chương. Đó, phải nói là kết quả to lớn của một người cầm bút có tâm, có tài.

Ở bài viết ngắn này, tôi chỉ nói đôi chút về mảng thơ thiếu nhi của Nhà thơ Lê Hồng Thiện, với sự đam mê nhất, có nhiều thành công nhất của nhà thơ; đã làm nhiều người tâm đắc, yêu mến nhà thơ nhất. Mười một tập thơ thiếu nhi của nhà thơ Lê Hồng Thiện, tập nào tôi cũng muốn giới thiệu, bình phẩm, nhất là các tập xuất bản từ năm 1997 đến nay. Đọc lại tập “Trứng treo, trứng nằm, “Cánh diều và mùa thu” (1989); “Trăng của mỗi người” (1988); “Gió và gương” (1993). Tập thơ thiếu nhi “Trứng treo, trứng nằm”, có 21 bài thơ trong 32 trang sách, được Sở Văn hóa - Thông tin tỉnh Hải Hưng cấp phép; do Hội VHNT tỉnh Hải Hưng xuất bản năm 1994; được Ủy ban Bảo vệ, Chăm sóc trẻ em tỉnh Hải Hưng tài trợ kinh phí; Nhà in Trẻ ở Hà Nội ấn hành tháng 6 năm 1994. Ngay bìa sách “Trứng treo, trứng nằm”, ta đã thấy một cái tên ngộ nghĩnh, hóm hỉnh cũng như bài thơ có chất ngộ nghĩnh, hóm hỉnh, đầy tính trẻ thơ ngây thơ. Nhìn bìa sách, thấy rất ấn tượng, bởi họa sĩ tài hoa bậc nhất tỉnh Hải Hưng - Trần Việt Cường vẽ minh họa, với phía dưới bìa là chị gà mái đang nhổm đứng dặn đẻ ở ổ trứng, đầu cổ chị ngước nhìn lên hình quả trứng gà mà hình dáng, màu sắc giống quả trứng chị đẻ. Phía bên phải bìa gắn với quả là cái cuống dài xuống, vòng cong như vòng tay ôm ổ trứng và chị gà; chỗ cuối cuống có ô tròn như chỗ của thân cành cây mà cuống quả trứng gà mọc ra ở đó. Ở giữa vòng tròn cuối cuống có từ THƠ. Đó là họa sĩ thấm dư ba giàu ý tưởng từ hình tượng, cảnh trí bài thơ rất ngộ với cái tên cũng ngộ -“Trứng treo, trứng nằm” của tác giả Lê Hồng Thiện. Ngộ ở cả từ, là từ “treo”, và từ “nằm”. Quả trứng, mà lại treo. Nhìn quả trứng gà trên cành cây trứng gà thấy đúng là nó được treo thật.

Treo quả trứng, tưởng vô lý mà đúng lý, là khi nhìn quả trứng gà có tên gọi, hình dáng, màu sắc giống y hệt quả trứng gà mà chị gà mái vừa đẻ; quả trứng gà trên cây nó thõng xuống trên cành cây trứng gà thì đúng như quả trứng gà được treo thật, và đó chính là quả trứng gà, quả trứng gà này được sinh ra từ cây mà mọi người vẫn gọi là cây trứng gà. Qua thơ, ta thấy quả trứng gà trên cây giống như quả trứng gà trong ổ, mà ý ngầm đã nói từ các dòng thơ trong bài “Trứng treo, trứng nằm” của nhà thơ Lê Hồng Thiện. Đó là sự liên tưởng, sự tài nhận biết cả hình dáng giống nhau của sự vật và tên như nhau của sự vật; biết so sánh, biết phát hiện, sự nhận biết tinh tế cảnh vật quanh nhà và cảnh vật thiên nhiên, để thấy các đặc điểm, đặc tính của hai vật thể tuy khác loài mà cùng tên, có hình dáng giống nhau y hệt. Đó là phát hiện và lập tứ thơ một cách đầy thú vị, khi biết nhìn ra, thấy ra từng cảnh, vật... Ta thấy, chỉ có thế, mà nhà thơ Lê Hồng Thiện đã từ quan sát kỹ, giỏi nhận biết, khéo tạo ra cảnh trí, hình ảnh ngộ nghĩnh và câu, từ cùng tư duy ngộ nghĩnh đầy chất mục đồng, từ sự vật bình thường thành sự vật ngộ nghĩnh, có chất vui, qua thơ có nhân vật được nhân cách hóa, có tình tiết câu chuyện được đối đáp uyển chuyển, rõ ràng, gọn gàng, có diễn biến với trình tự, có tính hài hước mà thân tình, cùng bày tỏ, cùng có nhận biết khi nói với nhau cho đến khi đã hiểu ra đầu ra cuối. Đó là nhận biết của trí tuệ trẻ thơ và tâm hồn trẻ thơ, qua người lớn cũng có nhận biết, tâm hồn và hồn nhiên nhận biết như trẻ thơ trong trẻo. Sự khéo nhận biết, và cấu tứ, dựng hình ảnh thơ thông minh, tài trí, qua câu, từ của tác giả bài “Trứng treo, trứng nằm” là vậy. Và đây cũng là lý do tác giả Lê Hồng Thiện lấy tên của bài thơ làm cái tên cho tập thơ.

TRỨNG TREO, TRỨNG NẰM

Quả treo cành bổng, cành mềm

Mấy anh bạn nhỏ gọi tên trứng gà

Chị gà ngơ ngác nhìn ra

Trứng đâu lên tận mái nhà của cây?

Chạy về thấy trứng còn đây

Trứng vàng, trứng ngọc vẫn đầy ổ rơm!

Chị gà rối rít mừng rơn

- * -

Tới cây cùng cục: Cảm ơn-dịu dàng:

“Chính tôi đẻ quả trứng nằm

Còn cây đẻ trứng trên cành đung đưa”

Chuyện trò như thể phân bua

Cây tròn bóng nắng gà chưa muốn về.

Đấy, thơ thiếu nhi của Nhà thơ Lê Hồng Thiện đều là như thế và hơn thế, tức là đều có chất trẻ thơ, thường có tuýp gây sự bất ngờ qua liên tưởng để nhận biết sự vật, thiên nhiên, con người, loài vật…, để độc giả trẻ thơ được hưởng sự tế nhị, vui vẻ, thú vui, của tính con trẻ ngây thơ, trong trắng của cuộc đời trong trắng, trong veo. Có được điều đó, do tác giả Lê Hồng Thiện có thi pháp tính trẻ thơ riêng, nên trẻ thơ có niềm thích thú riêng, đạt hiệu quả nhận biết, phát triển trí tuệ, tâm đức riêng. Do vậy, thơ của Nhà thơ Lê Hồng Thiện không chỉ chiếm trọn trái tim của trả thơ khiến các em thích thú mà ngay cả người lớn cũng bị những câu thơ hồn nhiên, hóm hỉnh nhưng thắm đượm chất đời của ông chinh phục.

Vơi mình - Thơ Lâm Minh Thường

Vơi mình - Thơ Lâm Minh Thường

Baovannghe.vn- Sông vơi mình đi con nước/ chiều hôm tiếng rao gầy kiếp phù du
Thời tiết ngày 25/4/2025: Bắc Bộ mưa giông, cục bộ có nơi mưa to

Thời tiết ngày 25/4/2025: Bắc Bộ mưa giông, cục bộ có nơi mưa to

Baovannghe.vn - Theo Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, thời tiết ngày 25/4/2025: Bắc Bộ có mưa rào và giông vài nơi. Cục bộ có nơi mưa to.
Phát động phong trào "Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số"

Phát động phong trào "Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số"

Baovannghe.vn - Sáng ngày 24/4, tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (Hà Nội), Hội đồng Thi đua Khen thưởng Trung ương tổ chức Lễ phát động phong trào "Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số".
Đọc truyện: Từ trên những đám mây - Truyện ngắn của Nguyễn Minh Chung

Đọc truyện: Từ trên những đám mây - Truyện ngắn của Nguyễn Minh Chung

Baovannghe.vn - Giọng đọc: Hà Phương; Đồ họa: Thùy Dương
"Đảng trong mùa xuân đại thắng" mùa 2 sẽ diễn ra tại Nhà hát Hồ Gươm

"Đảng trong mùa xuân đại thắng" mùa 2 sẽ diễn ra tại Nhà hát Hồ Gươm

Baovannghe.vn- Chương trình nghệ thuật đặc biệt "Đảng trong mùa xuân đại thắng" mùa 2 sẽ diễn ra vào lúc 20h00 ngày 28/4, tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) và truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1.