Chuyên đề

Giữ lửa các trò chơi dân gian và các môn thể thao dân tộc

Lưu Ánh Sao
Văn học địa phương
02:10 | 14/07/2024
Những trò chơi dân gian luôn là điểm nhấn hấp dẫn, thu hút được nhiều sự quan tâm mọi người mỗi khi ghi tham gia các lễ hội đầu xuân.
aa

Hòa cùng sắc xuân là những âm hưởng rộn ràng, nhộn nhịp của các lễ hội đầu năm. Ngay sau những nghi thức tâm linh truyền thống là những tiếng hò reo, cổ vũ, tiếng cười rộn vang náo nhiệt từ các trò chơi dân gian. Những trò chơi dân gian luôn là điểm nhấn hấp dẫn, thu hút được nhiều sự quan tâm mọi người mỗi khi ghi tham gia các lễ hội đầu xuân. Trong những năm gần đây, một số trò chơi dân gian truyền thống đã dần được phát triển thành các môn thể thao dân tộc như: kéo co, đẩy gậy, bắn nỏ, ném còn… thu hút được sự quan tâm và tham gia đông đảo của quần chúng nhân dân. Qua đó, góp phần quan trọng trong bảo tồn văn hoá truyền thống các dân tộc, đồng thời thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của phong trào thể dục thể thao trong quần chúng nhân dân.

Môn thể thao dân tộc đẩy gậy tại Lễ hội Chùa Tiên (Lạc Thuỷ - Hoà Bình) Ảnh: V.T
Môn thể thao dân tộc đẩy gậy tại Lễ hội Chùa Tiên (Lạc Thuỷ - Hoà Bình). Ảnh: V.T

Từ những trò chơi dân gian

Trên địa bàn tỉnh Hòa Bình có 7 dân tộc chính cùng chung sống lâu đời và mỗi dân tộc đều có những trò chơi dân gian riêng như đẩy gậy, ném còn, cò le, đánh mảng, đi cà kheo (của người Mường), “gọi nàng sọt”, “khấn rượu cần đoán số” của người Thái hay bắn nỏ, đánh đu (người Tày) và ném pópo, tầu tu lu (người Mông) và đá cầu, đánh đu (người Dao)… Bất cứ ai đến với Hòa Bình vào dịp đầu xuân chắc hẳn sẽ không còn thấy lạ với những trò chơi dân gian đầu xuân với đủ mọi lứa tuổi tham gia, không phân biệt già trẻ, trai gái, cả người chơi và người xem đều mang đến những cung bậc cảm xúc thú vị và khó quên. Có những trò chơi thật đơn giản như: đánh mảng, đẩy gậy…. nhưng cũng có những trò chơi phải chuẩn bị công phu và chu đáo như: Đánh đu, bắn nỏ, ném còn, đi cà kheo… Mỗi trò chơi lại gắn với những ý nghĩa riêng đặc biệt. Môn đẩy gậy, bắn nỏ là trò chơi biểu trưng cho tinh thần thượng võ, sức mạnh, sự khéo léo, tinh nhanh của bà con dân tộc miền núi. Những trò chơi như ném còn, đánh mảng thể hiện cho sự khéo léo của phụ nữ người dân tộc Mường. Trò chơi kéo co lại khẳng định cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết, đồng lòng để tạo nên sức mạnh tập thể. Các trò chơi dân gian không yêu cầu cao về sân bãi, hay dụng cụ, tất cả đều xuất phát từ đời sống sản xuất và sinh hoạt của nhân dân có thể là bãi cỏ, đất trống cùng với những dụng cụ tự tạo đơn giản như thanh gỗ, dây rừng đều có thể trở thành dụng cụ sử dụng trong các trò chơi dân gian. Nhưng đặc biệt hơn cả vẫn là tính cộng đồng và nhân văn, bởi trò chơi dân gian không mang nặng tính phân tranh, cao thấp hay thắng thua mà chủ yếu tính giải trí, vui tươi, tăng cường đoàn kết trong cộng đồng.

Trò chơi đánh mảng của người Mường
Trò chơi đánh mảng của người Mường

Các trò chơi dân gian thường được tổ chức trong các lễ hội đầu xuân. Sau nghĩ lễ tâm linh trang trọng là phần hội được bắt đầu bằng những trò chơi gian vui nhộn. Những ngày này, không khó để thấy sự náo nhiệt tại sân vận động, các sân văn hóa xóm, tổ tưng bừng với những trò chơi dân gian. Chị em phụ nữ với váy áo rực rỡ tay cầm theo quả còn bông, cây nỏ chắc chắn đã được cánh đàn ông chuẩn bị sẵn đổ về nơi tổ chức lễ hội. Gặp nhau ai cũng tay bắt mặt mừng, cười nói và cùng nhau tham gia những trò chơi truyền thống đầu xuân… Những tiếng cổ vũ vui nhộn, tiếng cười giòn tan trong nắng xuân, không phân biệt già trẻ, trai gái, thắng hay thua, tất cả chỉ có niềm vui, tình đoàn kết, khởi đầu cho một năm mới mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu.

…đến những thành tích cao trong các môn thể thao dân tộc

Những trò chơi dân gian truyền thống gắn liền với đời sống của bà con Nhân dân các dân tộc chính là cơ sở và là điều kiện để phát triển các môn thể thao dân tộc. Do đó trong những năm gần đây, các môn thể thao dân tộc đã được lựa chọn để tổ chức thi đấu trong các hoạt động văn hóa – thể thao của các xóm, tổ dân phố, các xã, phường, các huyện, thành phố, các ngành và cả những giải thể thao lớn của tỉnh và toàn quốc. Đơn cử năm 2022, tỉnh Hòa Bình đã có 100% các xã, phường, thị trấn, 10/10 huyện, thành phố tổ chức Đại hội Thể dục thể thao tại cơ sở, tổ chức từ 5 đến 10 môn thi đấu trong đó có từ 2-5 môn thể thao dân tộc. Các giải đấu của tỉnh như: Đại hội Thể dục Thể thao tỉnh Hòa Bình lần thứ VII, năm 2022 và gần đây nhất là Giải bắn nỏ, kéo co, đẩy gậy trẻ - vô địch tỉnh Hòa Bình năm 2023. Bên cạnh đó, tại các ngành, đơn vị đã lựa chọn các môn thi đấu như kéo co, ném còn trong các hoạt động dịp đầu xuân, các hoạt động văn hóa, thể thao đã thu hút sự tham gia đông đảo của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động. Nhờ sự nở rộ của các môn thể thao dân tộc nên tỉnh Hòa Bình là một trong những địa phương có thành tích cao trong thi đấu các môn thể thao này. Tại Hội thi Thể thao các dân tộc thiểu số toàn quốc lần thứ XIII, khu vực I năm 2023, Đoàn thể thao tỉnh Hòa Bình tham dự hội thi có hơn 60 cán bộ, huấn luyện viên, vận động viên thi đấu 7 môn. Trong đó có các môn thể thao dân tộc như: Đẩy gậy, ném còn, bắn nỏ, kéo co, tung còn, tù lu. Đoàn đã giành 2 Huy chương Vàng môn tung còn nam, nữ; 1 Huy chương Vàng môn tù lu; 1 Huy chương Vàng môn đẩy gậy hạng cân 66 - 69kg nam; 1 Huy chương Vàng môn kéo co hạng cân 560kg nữ. Tại Ngày hội Văn hoá, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Tây Bắc lần thứ XV, đoàn vận động viên tỉnh Hòa Bình giành ngôi vị Nhất toàn đoàn khi tham gia tranh tài ở 6 môn thể thao dân tộc truyền thống: việt dã; tung còn; đẩy gậy; kéo co; bắn nỏ và tu lu…

Thi bắn nỏ
Thi bắn nỏ

Đơn giản chỉ là những trò chơi dân gian, nhưng khi được duy trì và phát triển trong cộng đồng thì các môn thể thao như tung còn, đẩy gậy, kéo co, bắn nỏ đã trở thành thế mạnh của cá nhân hay của cả tập thể trong thi đấu. Qua đó, cho thấy các môn thể thao dân tộc là một trong những nét đẹp trong văn hóa truyền thống của dân tộc ta và đã lưu dẫn xuyên suốt trong đời sống, tâm thức của bà con nhân dân và khi được khơi dậy thì nét đẹp này sẽ trở thành tình yêu và niềm đam mê trong cộng đồng.

Để góp phần bảo tồn các môn thể thao dân tộc truyền thống, hi vọng rằng trong thời gian tới các cấp chính quyền tỉnh Hòa Bình sẽ tiếp tục quan tâm xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng, đồng thời tuyên truyền khuyến khích Nhân dân tích cực tham gia luyện tập, tổ chức các hoạt động vui chơi các trò chơi dân gian, các môn thể thao dân tộc trong cộng đồng. Đặc biệt cần tiếp tục nhân rộng và phát triển việc tổ chức các hoạt động văn hóa thể thao trong các lễ hội, các hoạt động đầu xuân không chỉ mang đến ý nghĩa tinh thần sâu sắc, khích lệ quần chúng nhân dân hướng về cội nguồn truyền thống, nâng cao tình đoàn kết, xây dựng đời sống văn hoá, văn minh. Mà đây còn là cơ hội phát triển, nâng tầm và giữ lửa các môn thể thao dân tộc trở thành thế mạnh của tỉnh.

Tinh thần yêu nước và thượng võ trong trò chơi dân gian Phát hành bộ tem 'Trò chơi dân gian' nhân dịp Tết thiếu nhi 1/6
Nguồn Tạp chí Văn nghệ Hoà Bình
Hơn 10 năm vẽ – hơn 10 năm đi – hơn 3.000 lần cúi đầu trước lịch sử

Hơn 10 năm vẽ – hơn 10 năm đi – hơn 3.000 lần cúi đầu trước lịch sử

Hơn 3.000 bức chân dung Mẹ Việt Nam Anh hùng do họa sĩ Đặng Ái Việt thực hiện suốt hơn một thập kỷ đã chính thức được số hóa và giới thiệu qua website “Chân dung Mẹ Việt Nam Anh hùng” tại TP.HCM, trong khuôn khổ chương trình giao lưu do Thành đoàn và Sở Khoa học – Công nghệ TP.HCM tổ chức sáng 11/4.
Định hướng - Thơ Bùi Thúy

Định hướng - Thơ Bùi Thúy

Baovannghe.vn- Trong giọng nói như mơ như thực/ có làn gió định hướng tôi
“Địa đạo” - thước phim chiến tranh dung dị mà phi thường

“Địa đạo” - thước phim chiến tranh dung dị mà phi thường

Baovannghe.vn - Sau 20 năm kể từ tác phẩm “Sống trong sợ hãi” về đề tài hậu chiến; và sau 10 năm kể từ khi đặt bút viết kịch bản Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối, đạo diễn Bùi Thạc Chuyên đã chuyển tải lên màn ảnh những thước phim chiến tranh dung dị nhưng phi thường về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của người dân, chiến sĩ cách mạng dưới lòng địa đạo Củ Chi.
“Ký ức Trường Sơn…” sáng ngời trang sử vàng chói lọi

“Ký ức Trường Sơn…” sáng ngời trang sử vàng chói lọi

Baovannghe.vn - Nhân kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Nhà hát Nghệ thuật Đương đại Việt Nam sẽ tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề “Ký ức Trường Sơn…” vào 20h, ngày 27/4 tại Nhà hát Lớn Hà Nội.
Bộ quy tắc ứng xử với di sản: Tôn trọng để phát triển

Bộ quy tắc ứng xử với di sản: Tôn trọng để phát triển

Baovannghe.vn - Ngày 11/4/2025, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Đạo Cương đã ký Quyết định số 1000/QĐ-BVHTTDL ban hành Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của người làm công tác di sản văn hóa.