Theo đó, Giải Cống hiến năm nay của Hội Nhà văn TP.HCM trao cho nhà văn Trang Thế Hy (1924-2015) vô cùng có ý nghĩa khi đúng vào dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông.
Nhà văn Trang Thế Hy (hội viên Hội Nhà văn Việt Nam) tên thật là Võ Trọng Cảnh, là một nhà văn Nam bộ nổi tiếng, trưởng thành trong chiến tranh cách mạng - suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
Ngoài bút danh thường dùng Trang Thế Hy, nhà văn còn có nhiều bút danh khác: Phạm Võ, Văn Phụng Mỹ, Triều Phong, Vũ Ái, Văn, Minh Phẩm..., ông cũng là một trong những nhà văn đương đại hàng đầu của văn chương Nam bộ nửa sau thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21.
Nhà văn Trang Thế Hy là Ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn TP.HCM, từng làm Chủ tịch danh dự Hội Văn học nghệ thuật Nguyễn Đình Chiểu (Bến Tre).
Giải Cống hiếnnăm nay của Hội Nhà văn TP.HCM trao cho nhà văn Trang Thế Hy |
Giải thưởng Văn học của Hội Nhà văn TP.HCM cũng được trao cho nhiều tác phẩm xuất sắc: Miền đất mặn (tiểu thuyết của nhà văn Phùng Quang Thuận, do NXB Tổng hợp TP.HCM ấn hành) và Sóng đời (tiểu thuyết của nhà văn Lương Hữu Quang, NXB Hội Nhà văn xuất bản).
Giải thưởng văn học trẻ: Dị bản (truyện dài của tác giả Nguyễn Đinh Khoa, NXB Trẻ).
Giải thưởng văn học dịch: Song nguy thuyền (tiểu thuyết, tác giả Tạ Lăng Khiết) bản quyền của Công ty Cổ phần Văn hóa Chi (Chibooks – người đại diện là dịch giả Nguyễn Lệ Chi, NXB Lao Động)
Tặng thưởng văn xuôi được trao cho tác phẩm Đã là thuyền, phải ra khơi (hồi ký của cố GS-TS Trần Hồng Quân, NXB Hội Nhà văn).
Thơ: Vẽ nhớ (nhà thơ Nguyễn Thanh Hoàng, NXB Hội Nhà văn) và Năm ngón chưa đặt tên (nhà thơ Đinh Nho Tuấn, NXB Hội Nhà văn).
Lý luận phê bình được trao cho tác phẩm Dưới những lớp sóng thời gian (tác giả Ngô Xuân Hội, NXB Hồng Đức); Cây bút trước những ngọn đèn tỏa sáng (tác giả Đoàn Minh Tuấn, NXB Hội Nhà văn); Tình ca tiếng nước ta (tác giả Dương Thành Truyền, NXB Trẻ) và Văn chương phương Nam (tác giả Hà Thanh Vân, NXB Dân Trí).
Dịp này, Hội Nhà văn TP.HCM cũng công bố danh sách các hội viên mới.
Về văn xuôi có các nhà văn: Nguyễn Thị Như Hiền, Hoàng Hiền, Trần Huyền Trang, Thủy Nguyên (Hoàng Thủy Nguyên), Nguyễn Đinh Khoa, Emma Hạ My (Nguyễn Thị Hạ My).
Về thơ gồm các nhà thơ: Võ Thị Như Mai, Vũ Minh Quyền, Đoàn Nguyễn Anh Minh, Trần Quốc Vĩnh, Trần Thế Bản, Quỳnh Tiên (Bùi Thị Quỳnh Tiên), Nguyên Phương (Nguyễn Thị Phượng), Mai Thị Thu Cúc, Lâm Bình (Lâm Thanh Bình).
Lý luận phê bình: Trần Lê Hoa Tranh, Tuấn Trần (Trần Quốc Tuấn).
Dịch thuật: Huỳnh Hữu Phước, Trọng Nghĩa (Lương Huỳnh Trọng Nghĩa).