Văn hóa nghệ thuật

Hội Nhà văn Việt Nam: Ra mắt hai tác phẩm văn chương đặc biệt

PV
Sách
16:29 | 05/04/2025
Baovannghe.vn- Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức lễ ra mắt hai cuốn sách: Tập thơ "Nhặt dọc đường" của nhà thơ Thuận Hữu và tập bút ký "Xa và gần" của nhà văn Phan Đức Nhạn.
aa

Sáng 5/4, tại Hà Nội, Trung tâm Phát triển và Quảng bá sách văn học Việt Nam - Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức lễ ra mắt hai cuốn sách: Tập thơ "Nhặt dọc đường" của nhà thơ Thuận Hữu và tập bút ký "Xa và gần" của nhà văn Phan Đức Nhạn.

Buổi lễ ra mắt sách có sự tham dự của nhiều đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng và lãnh đạo, nguyên lãnh đạo các cơ quan, ban, ngành đã tham dự hoặc gửi lẵng hoa chúc mừng các tác giả. Phía Hội Nhà văn Việt Nam có nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam và nhiều nhà văn, nhà thơ Hội viên tham dự.

Hội Nhà văn Việt Nam: Ra mắt hai tác phẩm văn chương đặc biệt
Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam Nguyễn Quang Thiều chia sẻ những cảm nhận về hai tác phẩm văn chương đặc biệt trong buổi ra mắt sách. Ảnh PH

Phát biểu trong lễ ra mắt sách, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam Nguyễn Quang Thiều khẳng định, đây là dịp tôn vinh tâm huyết dành cho trang viết của nhà thơ Thuận Hữu và nhà văn Phan Đức Nhạn, đồng thời khơi dậy trong lòng bạn đọc tình yêu với văn học, lịch sử và những giá trị nhân văn cao đẹp. Đó cũng là lời khẳng định văn học Việt Nam vẫn tiếp tục hành trình ghi dấu, bồi đắp những câu chuyện đẹp đẽ và ý nghĩa của con người và thời đại.

Qua các tác phẩm, vẻ đẹp của văn chương, giá trị nhân văn và tâm hồn người viết đã hiện ra rõ nét, giúp mở ra cho người đọc thế giới đầy rung cảm mà họ vốn chưa có dịp thấu hiểu.

Hội Nhà văn Việt Nam: Ra mắt hai tác phẩm văn chương đặc biệt
Tập thơ "Nhặt dọc đường" của nhà thơ Thuận Hữu. Ảnh PH

Tập thơ "Nhặt dọc đường" của nhà thơ Thuận Hữu là tác phẩm thứ tư, sau những tác phẩm ông đã xuất bản: "Những phút xao lòng" (tập thơ, Hội Văn học nghệ thuật Quảng Nam-Đà Nẵng, 1987), "Ngọn đèn ban ngày" (tập truyện, Nhà xuất bản Đà Nẵng, 1988), "Biển gọi" (tập thơ, Nhà xuất bản Đà Nẵng, 2000).

"Nhặt dọc đường" gồm hơn 100 bài thơ, được bố cục ba phần: Quê hương - đất nước; Người thân - ký ức; Tình biển - tình em. Tập sách mang tinh thần dung dị mà đầy sức mạnh, nơi mỗi câu chữ là tiếng ngân vang của một tâm hồn nhạy cảm và yêu đời.

Với "Nhặt dọc đường" dù khiêm nhường không nhận mình là nhà thơ, nhưng những bài thơ trong "Nhặt dọc đường" của Thuận Hữu đã chạm tới trái tim độc giả bằng những vần thơ giản dị mà sâu lắng. Trong nhận định về tập thơ, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều viết: "Thơ Thuận Hữu giống như một quả chuông, chuyển động trong đời sống, chạm vào niềm vui, nỗi buồn và tự vang lên. Khi ông viết về nỗi đau hay bóng tối, cái đẹp, tình yêu thương và ánh sáng hy vọng vẫn vượt qua tất cả để ngân vang". Từ hình ảnh cây thông chơ vơ trên đỉnh núi, những vỏ ốc biển kể chuyện đại dương, đến nỗi cô đơn trước mộ mẹ, thơ Thuận Hữu là hành trình khám phá vẻ đẹp và thông điệp của lẽ sống trong những điều bình dị nhất.

Tập thơ vang lên lời tự sự của một con người từng đi qua nắng gió núi đồi và sóng nước đại dương, cũng mở ra lời mời gọi mỗi người lắng nghe những âm thanh kỳ diệu của cuộc đời, từ đó tìm lại những giá trị tưởng chừng đã lãng quên.

Hội Nhà văn Việt Nam: Ra mắt hai tác phẩm văn chương đặc biệt
Tập bút ký "Xa và gần" của Phan Đức Nhạn. Ảnh PH

Ở tập bút ký "Xa và gần" của Phan Đức Nhạn, mặc dù không có những ngân vang trong câu chữ nhưng lại là một diễn văn mộc mạc, chân thành. Tác giả đưa người đọc trở về một thời bi tráng, nơi những con người của vùng quê bình dị đã viết nên huyền thoại của khát vọng hòa bình mãnh liệt.

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều ghi nhận: "Đó không phải là những trang văn hay trang sử thông thường. Đấy là một cái gì đó cao hơn tất cả, được viết bởi một con người đã sống vùi trong cát, trong bom đạn, trong máu chảy và trong những giấc mơ bất diệt về hòa bình...

Phan Đức Nhạn không định làm nhà văn hay sử gia. Ông chỉ là một con người bước ra từ vùng cát ấy, từ đời sống ấy, từ lịch sử ấy, từ huyền thoại ấy và cất lên tiếng nói thay cho những con người Bình Dương - những người đã ngã xuống và những người đang sống".

"Xa và gần", mỗi trang sách tựa như từng lớp cát trắng Bình dương, ẩn chứa trong đó những câu chuyện bi hùng. Và trong mỗi câu chuyện đó, tác giả vừa là nhân chứng, vừa là một thực thể không thể tách rời kể lại cho thế hệ sau những bài học sâu sắc về lương tri và trách nhiệm với lịch sử.

Hai cuốn sách được in trên giấy đẹp, bìa cứng với những bức tranh của các họa sĩ đương đại nổi tiếng. Tập bút ký "Xa và gần" sử dụng tranh của ba họa sĩ: Đào Hải Phong, Đỗ Trung Quân và Vũ Trọng Anh làm phụ bản.

Tập thơ "Nhặt dọc đường" có 30 bức tranh phụ bản họa sĩ Đào Hải Phong vẽ theo cảm xúc từ những câu thơ gợi mở trong suốt năm 2024 và vừa kết thúc gần đây. Các tranh phụ bản cũng được trưng bày tại buổi lễ ra mắt sách, tạo nên bản giao hòa độc đáo của ngôn từ và hình khối, màu sắc.

Tím - Thơ Bùi Thúy

Tím - Thơ Bùi Thúy

Baovannghe.vn- Dưới nụ cười là con sóng cuộn rất sâu/ đêm thả nỗi buồn leo tím ngắt
Tổ chức các hoạt động chuyển đổi số báo chí năm 2025

Tổ chức các hoạt động chuyển đổi số báo chí năm 2025

Baovannghe.vn - Thứ trưởng Thường trực Bộ VHTTDL Lê Hải Bình vừa ký Quyết định số 968/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức các hoạt động chuyển đổi số báo chí năm 2025.
Bạch Tuyết qua các văn bản chuyển thể - một diễn giải văn hóa đại chúng từ điểm nhìn nữ quyền

Bạch Tuyết qua các văn bản chuyển thể - một diễn giải văn hóa đại chúng từ điểm nhìn nữ quyền

Từ bình hoa di động đến chiến binh nổi loạn, Bạch Tuyết không còn là cô công chúa thụ động chờ đợi hoàng tử. Qua các bản chuyển thể, nàng được khoác lên những lớp vỏ nữ quyền mới – nhưng liệu đó có thực sự là tiến bộ hay chỉ là “nữ quyền cổ tích” bị thị trường hóa?
Thủ tướng: Không yêu cầu công chứng với giấy tờ đã tích hợp trên VNeID

Thủ tướng: Không yêu cầu công chứng với giấy tờ đã tích hợp trên VNeID

Baovannghe.vn - Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 171/TB-VPCP ngày 11-4-2025 kết luận Phiên họp lần thứ nhất Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06.
Khi ngòi bút trở thành tiếng nói của kẻ giết người

Khi ngòi bút trở thành tiếng nói của kẻ giết người

Cuộc tranh luận dữ dội về cuốn tiểu thuyết El odio (Hận Thù) ở Tây Ban Nha hé lộ một thực tế nhức nhối: đâu là giới hạn của tự do sáng tạo văn chương, khi sự im lặng của nạn nhân bị thay thế bằng tiếng nói của kẻ sát nhân?