Văn hóa nghệ thuật

Khúc Hải du chốn Long thành - Tọa đàm ra mắt sách "Cầm thư quán"

Hà Thy Linh
Sách
06:51 | 14/07/2024
Sáng 13/7, Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam đã tổ chức buổi giao lưu ra mắt sách "Cầm thư quán" của nhà văn Hà Thủy Nguyên với chủ đề "Khúc Hải du chốn Long thành".
aa

Nhân dịp ra mắt tiểu thuyết lịch sử Cầm thư quán, sáng 13/7 tại Hà Nội, Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam đã tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề Khúc Hải du chốn Long thành. Buổi giao lưu có sự góp mặt của hai diễn giả: nhà văn Hà Thủy Nguyên - tác giả cuốn sách và nhà văn Đức Anh. Đảm nhận vai trò điều phối chương trình là nhà phê bình văn học, dịch giả Phạm Xuân Nguyên.

Tại buổi tọa đàm, độc giả được lắng nghe chia sẻ của nhà văn Hà Thủy Nguyên về cuốn sách Cầm thư quán, về cách tác giả làm mới bản thân trong tiểu thuyết. Bên cạnh đó, cô cũng chia sẻ góc nhìn của mình về những mong cầu, khát khao của người phụ nữ; về quá trình thực hiện tiểu thuyết Cầm thư quán và phương cách chuyển hóa nguyên mẫu thành nhân vật trong tiểu thuyết lịch sử.

Khúc hải du chốn Long thành - Tọa đàm ra mắt sách "Cầm thư quán"
Các khách mời tại buổi tọa đàm "Khúc Hải du chốn Long thành"

Nhà văn - dịch giả Hà Thủy Nguyên sinh năm 1986. Cô viết văn từ năm 14 tuổi, với nhiều tác phẩm gây xôn xao văn đàn khi ra mắt như Điệu nhạc trần gian (tiểu thuyết dã sử, NXB Phụ nữ); Thiên mã (tiểu thuyết khoa học viễn tưởng, NXB Kim Đồng); Bên kia cánh cửa (truyện ngắn huyền ảo, NXB Văn học); Mùa dã cổ (thơ, NXB Hội Nhà văn); Thiên địa phong trần (tiểu thuyết, NXB Phụ nữ Việt Nam); cùng nhiều tác phẩm dịch thuật khác. Cầm thư quán là tiểu thuyết được cô viết năm 2005, khi mới 19 tuổi, nhưng đến nay mới chính thức được giới thiệu với công chúng.

Lấy bối cảnh thời Lê Thánh Tông (thế kỷ 15), tiểu thuyết Cầm thư quán viết về hai chị em Ngọc Thư và Ngọc Cầm, sống trong Cầm thư quán bên hồ Dâm Đàm, được bao quanh bởi sông nước mây trời và đầm sen thanh mát. Cả hai nàng đều tài sắc vẹn toàn, đàn hay thơ giỏi, ham đọc sách, tuy mang phận nhi nữ nhưng lại không giống những nữ nhi thường tình. Cả hai đều khinh bạc và cười nhạo những kẻ ham hư vinh, bất chấp mọi giá, luồn cúi vì địa vị cao sang, quyền quý. Nói theo cách của Ngọc Thư thì đó là những hạng chỉ đáng "vứt xuống hồ cho cá rỉa". Ngọc Thư và Ngọc Cầm luôn khao khát được tự do, vươn mình ra biển lớn, được sống cuộc đời phiêu du bất tận. Khát khao ấy thường trực trong tâm thức, như tiếng sóng biển, như khúc Hải du dang dở thôi thúc hai nàng.

Khúc Hải du chốn Long thành - Tọa đàm ra mắt sách
Cuốn sách "Cầm thư quán"

Cầm thư quán đưa độc giả vào hành trình khám phá lịch sử thú vị và cảm xúc, nơi tiếng đàn vang vọng từ quá khứ xa xăm trở thành "hình tượng" biểu trưng xuyên suốt tác phẩm. Khúc Hải du dang dở được Ngọc Cầm gảy lên như một cách để giải tỏa ngàn tiếng tơ lòng, ngàn mong cầu chưa thỏa, bởi lẽ tri thức, cái đẹp, sự phiêu diêu, tự do tự tại chẳng dễ tìm, ngay cả ở thời Hồng Đức thịnh thế... Bởi vậy, tác phẩm bỏ ngỏ nhiều suy tư, truy vấn về ý nghĩa và giá trị của cuộc sống và đời người.

Bằng ngòi bút tài hoa, Hà Thủy Nguyên đã dệt nên một tấm gấm văn chương, nơi những sợi tơ của lịch sử, âm nhạc và những khát vọng lớn lao của con người đan xen tạo nên bức tranh đa sắc về thời đại Lê Thánh Tông. Bên cạnh đó, Cầm thư quán còn gợi mở không gian "tranh biện" thú vị khi những "đối thoại", "nhận thức" về tư tưởng Nho gia, Đạo gia, Thiền tông... được tác giả lồng ghép khéo léo.

Khúc Hải du chốn Long thành - Tọa đàm ra mắt sách "Cầm thư quán"
Các phiên bản của cuốn sách "Cầm thư quán" - Ảnh: Phượng Hoa

Chia sẻ về cảm nhận khi đọc cuốn sách, độc giả Đỗ Ánh - sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội cho biết: "Cầm thư quán là một tác phẩm đa tầng ý nghĩa, vừa mang dấu ấn lịch sử vừa chạm đến những vấn đề hiện đại. Nó thách thức định kiến, phá vỡ khuôn mẫu và mời gọi người đọc nhìn nhận lại những giá trị cốt lõi của cuộc sống. Cuốn tiểu thuyết mang đến trải nghiệm đọc đầy cảm xúc và trí tuệ, hứa hẹn để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng mỗi người đọc".

Độc giả Phan Hải Hà thì nhận định: "Trong Cầm thư quán, Hà Thủy Nguyên xây dựng hình ảnh người phụ nữ khao khát tự do, không chỉ muốn chống lại mà còn muốn thoát khỏi mọi ràng buộc xã hội. Bằng giọng văn duy mỹ, chịu ảnh hưởng từ tư tưởng Trang Tử và Thiền tông, nhà văn đã thể hiện vẻ đẹp đậm chất Á Đông, khác biệt hoàn toàn với lối viết tôn thờ cái đẹp theo kiểu phương Tây".

Sau đây là một số hình ảnh tại buổi tọa đàm:

Khúc hải du chốn Long thành - Tọa đàm ra mắt sách "Cầm thư quán"
Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên tại buổi tọa đàm
Khúc hải du chốn Long thành - Tọa đàm ra mắt sách "Cầm thư quán"
Nhà văn Đức Anh chia sẻ ý kiến tại buổi tọa đàm
Khúc hải du chốn Long thành - Tọa đàm ra mắt sách "Cầm thư quán"
Bà Khúc Thị Hoa Phượng, Giám đốc - Tổng Biên tập Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam, phát biểu tại buổi tọa đàm
Khúc hải du chốn Long thành - Tọa đàm ra mắt sách "Cầm thư quán"
Quang cảnh buổi tọa đàm
Khúc hải du chốn Long thành - Tọa đàm ra mắt sách "Cầm thư quán"
Độc giả đặt câu hỏi và thảo luận với các khách mời
Khúc hải du chốn Long thành - Tọa đàm ra mắt sách "Cầm thư quán"
Độc giả đặt câu hỏi và thảo luận với các khách mời

Ảnh: Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam

Từ những trận chiến, nghĩ về cách viết và tiếp cận tiểu thuyết lịch sử Ra mắt trọn bộ tiểu thuyết lịch sử viết về đời Trần Tiểu thuyết lịch sử và góc nhìn thời đại Tiểu thuyết lịch sử và những chuyển động thế hệ Nữ nhi anh hùng trong tiểu thuyết lịch sử
Con mộng trắng. Truyện ngắn của Song Ngư

Con mộng trắng. Truyện ngắn của Song Ngư

Baovannghe.vn - Cái chuồng trâu nằm dưới gốc nhãn. Nó sơ sài, được quây bốn xung quanh bởi mười bốn thân cây gỗ to bằng bắp chân. Mái chuồng lợp tranh, trong mái tranh có đôi vợ chồng thằn lằn sống đã nhiều năm, đôi lần con mèo mướp tìm được mấy quả trứng thằn lằn nhỏ như đầu ngón tay út trẻ con, hình trái xoan, vỏ trắng mềm nhẵn nhụi.
Chiếu không - Truyện ngắn của Tống Phước Bảo

Chiếu không - Truyện ngắn của Tống Phước Bảo

Baovannghe.vn - Thiệt chỉ biết con người chỉ sống cuộc đời này một lần mà thôi. Vậy nên thương là thương, chứ câu nệ làm gì mấy chuyện xưa xa cũ càng. Chiếu đêm ấm hơi. Bếp tráng bánh bận đó cũng có đôi. Tiếng bìm bịp gọi bầy cũng ngọt lừ trên dòng sông Đợi.
Đêm cồng chiêng - Thơ Nguyễn Hoài Nhơn

Đêm cồng chiêng - Thơ Nguyễn Hoài Nhơn

Baovannghe.vn- Đất nén thở còn đêm thì quánh lại/ Bật vỡ không gian theo nhịp chiêng cồng
Anh hùng Nguyễn Văn Trỗi: Hãy nhớ lấy lời tôi!

Anh hùng Nguyễn Văn Trỗi: Hãy nhớ lấy lời tôi!

Baovannghe.vn - Mặc dù bị tra tấn dã man nhưng anh Trỗi vẫn giữ khí phách hiên ngang, kiên quyết không khai ra tổ chức, nhận mọi trách nhiệm về mình để bảo vệ tính mạng đồng đội.
Đọc truyện: Vỏ lạc đỏ. Truyện ngắn dự thi của Nguyễn Thu Hà SG

Đọc truyện: Vỏ lạc đỏ. Truyện ngắn dự thi của Nguyễn Thu Hà SG

Baovannghe.vn - Giọng đọc: Hà Phương; Đồ họa: Thùy Dương