Diễn đàn lý luận

Nà Lừa hay Nà Nưa?...

Tác phẩm và dư luận 08:05 | 31/05/2023
Lán Nà Lừa (Làng Tân Lập - Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) thuộc khu di tích quốc gia đặc biệt Tân Trào, là nơi Bác Hồ ở từ cuối tháng 5 đến ngày 22 tháng 8 năm 1945 khi Người từ Pác Bó về Tân Trào.
aa

Lán Nà Lừa (Làng Tân Lập - Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) thuộc khu di tích quốc gia đặc biệt Tân Trào, là nơi Bác Hồ ở từ cuối tháng 5 đến ngày 22 tháng 8 năm 1945 khi Người từ Pác Bó về Tân Trào.

Tại đây, trong những ngày làn sóng cách mạng trào dâng, chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Lúc này thời cơ thuận lợi đã tới, dù hy sinh tới đâu, dù có phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập”.

Lán Nà Lừa

Địa danh Nà Lừa đã đi vào những trang sử của dân tộc: “Linh hồn của tự do/ Thở dồn trong lán cỏ/ Chí lớn thu giang sơn/ Giấu mình trong tre nứa” (Trăng Tân Trào – Hữu Thỉnh). Nà Lừa mãi mãi là Nà Lừa! Không thể khác! Nhưng đột nhiên, tỉnh Tuyên Quang, khu di tích quốc gia đặc biệt Tân Trào đổi Nà Lừa thành Nà Nưa (Tấm biển gắn trên Lán Nà Lừa được thay bằng Lán Nà Nưa - Ảnh) mà không có một lời giải thích nào, một quyết định nào có cơ sở lịch sử, cơ sở pháp lý. Điều này thể hiện rõ qua một số ý kiến trên các phương tiện thông tin đại chúng: “Rừng Nà Lừa nằm dưới chân núi Hồng. Theo nghĩa tiếng Tày, khu rừng này có tên là Nà Nưa, có nghĩa là ruộng trên, nhưng nhiều người lại gọi là Nà Lừa, lâu rồi thành quen và nay cái tên Nà Lừa đã ăn sâu vào tiềm thức của mọi người” (Báo Nhân Dân số ngày 19/5/2007). Báo Điện Biên tháng 5/2017 lại luận rằng: “Lán Nà Nưa theo tiếng Tày có nghĩa là Ruộng ở trên cao. Do đọc phiên âm L - N nên lán còn được gọi là Lán Nà Lừa”. Cổng thông tin điện tử của Sở Văn Hóa - Thể thao và du lịch tỉnh Tuyên Quang ngày 7/7/2022 giải thích: “Địa điểm dựng lán chân rừng Nà Lừa. Dưới chân rừng Nà Lừa là dòng Khuôn Pén và một tràn ruộng bậc thang. Tên gọi Nà Lừa xuất phát từ khu ruộng này. Tiếng Tày là Nà Nưa (Nà có nghĩa là ruộng, Nưa có nghĩa ở trên)”.

Hóa ra thế! Sở dĩ có sự “lầm lẫn” giữa Nà Lừa và Nà Nưa là do đọc chệch “lâu dần thành quen” hay do phiên âm L - N nên lán “còn được gọi là Lán Nà Lừa”. Bởi vậy phải gọi lán Nà Lừa là Nà Nưa mới đúng với tên gọi của người bản địa (Tày)!. Thực tế hoàn toàn không phải như vậy. Không có chuyện có khu rừng Nà Lừa, ở đó có tràn ruộng bậc thang gọi là Nà Nưa (Hãy đến tận nơi khảo sát thì sẽ rõ ngay).

Vậy thì tại sao lại phải đổi tên Lán Nà Lừa thành Lán Nà Nưa? Cơ sở lịch sử và pháp lý để đổi tên là gì? Việc đổi tên đúng hay sai. Hãy cùng luận giải về điều đó: Từ Lừa trong tiếng Việt nghe không được hay, dễ liên tưởng đến lừa đảo, lừa lọc. Không thể để cái tên xấu ấy vào một di tích đặc biệt làm xấu lịch sử - Phải đổi! Nhưng trong tiếng Tày chữ Lừa trong Lán Nà Lừa không có nghĩa như vậy mà chữ Lừa ở đây chỉ chiếc thuyền đập lúa của người Tày vùng cao thường dùng (nó giống như thuyền độc mộc). Vào vụ gặt dân đem cái lừa (có nơi gọi là Loỏng) ra các đám ruộng để đập lúa. Xong vụ mùa họ rửa sạch cái Lừa đem về nhà cất giữ. Hình ảnh cái Lừa (Loỏng) lật úp trông giống như một chiếc mũ phớt: Bên dưới là những đám ruộng thấp - vành mũ, bên trên là những đám ruộng phẳng gọi chung là Nà Lừa, chứ không phân biệt Nà Nưa (ruộng trên) với Nà Tâử (ruộng dưới). Nếu ở chỗ Lán Nà Lừa có đám ruộng trên (Nà Nưa) thì phải có đám ruộng ở dưới (Nà Tâử) để so sánh. Ở khu Nà Lừa không có điều đó. Ở vùng Tày - Nùng chữ Lừa (thuyền đập lúa) được dùng nhiều để chỉ địa danh như Khau Lừa (Khau là dốc thấp). Kỳ Lừa “Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa/ Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh”… Mà chẳng ai có ý kiến “đòi đổi” Lừa thành Nưa cả!?.

Rõ ràng là đã có sự nhầm lẫn tệ hại khi cố gò Nà Lừa thành Nà Nưa do không hiểu tên địa danh theo tiếng bản địa. Phải hiểu Nà Lừa từ nghĩa trăm phần trăm của tiếng Tày - Nùng để tránh “sai một ly, đi một dặm”. Vậy nên việc cần làm ngay là “trả lại tên” Lán Nà Lừa ở khu di tích quốc gia đặc biệt Tân Trào.

Tôi đã nhiều lần luận về điều này. Một số luận án (Thạc sĩ) của trường Đại học Tân Trào, trường đại học Khoa học Xã hội và nhân văn thuộc đại học Quốc gia Hà Nội và các nhà văn, nhà thơ thuộc Hội Nhà văn Việt Nam cũng đã có ý kiến về Nà Lừa - Nà Nưa nhưng không hề có ý kiến phản hồi từ tỉnh Tuyên Quang và khu di tích quốc gia đặc biệt Tân Trào… Đã trót sửa Nà Lừa thành Nà Nưa rồi nay lại sửa Nà Nưa thành Nà Lừa là làm sao?!.

Chuẩn bị Kỷ niệm 80 năm ngày Bác Hồ từ Pác Bó về Tân Trào ở Lán Nà Lừa lãnh đạo công cuộc giải phóng dân tộc, một lần nữa chúng tôi đề nghị các cơ quan nhà nước xem xét lại việc đổi tên Nà Lừa thành Nà Nưa ở các mặt lịch sử và pháp lý. Nếu việc đổi Nà Lừa thành Nà Nưa là đúng phải có quyết định rõ ràng, có cơ sở để mọi người theo. Nếu sai, phải trả lại tên Lán Nà Lừa như đã từng tồn tại.

Việc nhỏ mà không nhỏ. Hóa ra Nà Lừa đúng là lừa, bị lừa. Buồn thế a! Nà Lừa…

Hoàng Quảng Uyên

Nguồn Văn nghệ số 21/2023


Kí ức cánh diều

Kí ức cánh diều

Baovannghe.vn - Những ngày sống ở phố thị ngột ngạt khói bụi, tôi thường dành một khoảng thời gian về chốn quê, nơi tôi có thể mơ về một cánh diều – cánh diều tự do theo gió bay cao, mang theo hết thảy mọi buồn vui, khó nhọc hòa cùng từng câu hát của mây trời.
Ban Chỉ đạo Triển lãm thành tựu KT-XH chính thức có Quy chế hoạt động

Ban Chỉ đạo Triển lãm thành tựu KT-XH chính thức có Quy chế hoạt động

Baovannghe.vn - Quyết định số 65/QĐ-BCĐ ngày 22/5/2025 về Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo “Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Quốc khánh (02/9/1945 - 02/9/2025)” đã được Phó Thủ tướng Mai Văn Chính - Trưởng Ban Chỉ đạo ký ban hành.
Nhà hát Chèo Việt Nam: Công diễn hai vở chèo cổ

Nhà hát Chèo Việt Nam: Công diễn hai vở chèo cổ

Baovannghe.vn - Nhà hát Chèo Việt Nam sẽ công diễn vở “Trương Viên” và “Súy Vân” vào tối 28/5 và 28/6 tại Rạp Kim Mã (71 Kim Mã, Hà Nội).
Khai mạc Festival Nhiếp ảnh quốc tế Việt Nam lần thứ 3 năm 2025

Khai mạc Festival Nhiếp ảnh quốc tế Việt Nam lần thứ 3 năm 2025

Baovannghe.vn - Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm phối hợp cùng Sở VHTT TP Huế đã Khai mạc Chương trình giao lưu, sáng tác Festival Nhiếp ảnh quốc tế Việt Nam lần thứ 3 năm 2025.
Triển lãm tranh màu nước "Bóng xưa sắc hoa"

Triển lãm tranh màu nước "Bóng xưa sắc hoa"

Baovannghe.vn - Chiều 23/5, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm Bóng xưa sắc hoa, giới thiệu các tác phẩm màu nước của GS.TS.KTS Hoàng Đạo Kính.