Diễn đàn lý luận

Nhà văn và những lối đi riêng trên con đường sáng tạo chữ nghĩa

Nguyễn Kim Huy
Lý luận phê bình
12:40 | 07/08/2024
Baovannghe.vn - Đưa tác phẩm văn học - đứa con tinh thần mà mình... đến với bạn đọc một hoàn hảo bằng cách nào? Câu hỏi buộc nhà văn phải có lối đi riêng.
aa

Câu hỏi cốt lõi ấy luôn là một vấn đề cần suy nghĩ, quan tâm đối với mỗi nhà văn cũng như có tính quyết định cho đời sống văn học ở một xã hội trong mọi thời đại, Tuy nhiên, do hoàn cảnh lịch sử và văn hóa, điều kiện xã hội mà vấn đề được đặt ra và giải quyết như thế nào và dĩ nhiên, luôn có sự khác biệt nhau ở mỗi quốc gia, vùng miền trong một hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Ở đất nước Việt Nam bốn ngàn năm văn hiến, giàu truyền thống anh hùng, văn hóa và hiếu học hiếu đọc, việc đưa tác phẩm văn học đến với mọi tầng lớp độc giả chắc chắn cũng có sự khác biệt rất lớn trong mỗi thời kỳ, từ văn học dân gian truyền khẩu đến văn học bác học Hán Nôm hẳn đã có sự khác biệt không nhỏ về cách thức và điều kiện tiếp cận xã hội, nhân dân.

Nhà văn và những lối đi riêng trên con đường sáng tạo chữ nghĩa
Ảnh minh họa. Nguồn Internet
Làm thế nào để đưa được tác phẩm văn học - đứa con tinh thần mà mình rút ruột hình thành nên với tất cả tâm huyết, tình yêu, tài năng và sự nỗ lực hết mình không ít nhọc nhằn vất vả, thậm chí phải hy sinh đi nhiều điều quý giá đang đòi hỏi khác trong cuộc sống – đến với bạn đọc một cách tốt đẹp, hiệu quả, như ý nhất?” luôn là một câu hỏi lớn đối với các thế hệ những người viết văn, những nhà văn từ xưa đến nay, từ Đông sang Tây.

Và rất lạ là ngày xưa, ở các triều đại phong kiến, trong những hoàn cảnh in ấn xuất bản truyền bá thơ văn hoàn toàn có tính thủ công, khó khăn và hiếm hoi đến mức có thể nói là kỳ công mới in được một tác phẩm khắc gỗ, đại đa số người dân không biết đọc chữ, bao tục ngữ ca dao truyện cổ của nền văn học dân gian chủ yếu truyền khẩu và cả nền văn học trung đại chủ yêu chữ Hán Nôm, các tác phẩm văn học tinh hoa kinh điển của ông cha ta lại được nhân dân tiếp nhận một cách sâu rộng, truyền nhớ từ đời này dsang đời khác, điển hình là hầu hết lớp cha ông dù phần lớn không biết chữ vẫn thuộc làu làu ca dao truyện cổ, Truyện Kiều, Lục Vân Tiên, thơ Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Bỉnh Khiêm… thậm chí thuộc cả thơ văn Lý Trần, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Bà Huyện Thanh Quan, cả Cung oán ngâm khúc, Chinh phụ ngâm và rất khéo đưa vào vận dụng thường xuyên trong đời sống hàng ngày để giáo dục đạo đức, xử lý quan hệ ứng xử, làm vơi vất vả trong công việc lao động, thay lời thổ lộ tình yêu, giải quyết nhiều mối quan hệ xã hội và vận dụng ở cả lĩnh vực tâm linh như bói toán, cầu duyên! Vậy, ngoài bản thân giá trị văn chương - nghệ thuật lớn lao và sức truyền cảm mãnh liệt của những tác phẩm văn học ấy, còn có thêm những “bí quyết” gì để đưa tác phẩm văn học đến với người dân trong những hoàn cảnh hết sức bó buộc khó khăn mọi mặt thời xưa (giao thông trắc trở, điều kiện thông tin thô sơ, xã hội đa số không biết chữ…) mà các thế hệ “nhà văn” ông cha ta “sử dụng”, “triển khai” để đạt đến một kết quả rực rỡ kỳ diệu và sức lan tỏa lâu dài như vậy? Đây cũng là một vấn đề rất cần để chúng ta nghiên cứu, tìm hiểu và … vận dụng cho chính mình! Sau 1945 cho đến thời kỳ Đổi mới 1986, có lẽ các phương thức đưa tác phẩm văn học của cha ông trong lịch sử ấy vẫn được nền Văn học cách mạng luôn đặt tính nhân dân lên cao tiếp tục sử dụng để phục vụ các cuộc chiến tranh bảo vệ thống nhất Tổ quốc. Nhưng có thể nói, trong giai đoạn này của đất nước, nhất là trong thời kỳ bao cấp XHCN, có lẽ các nhà văn được Nhà nước và các Nhà xuất bản chu cấp, bao sân tất cả mọi việc, từ khâu đặt hàng viết đến khi in ấn phát hành (thường là hàng trăm ngàn bản với chế độ nhuận bút khá cao) đến quảng bá giới thiệu và … vinh danh trao Giải cho tác phẩm.

Nhà văn và những lối đi riêng trên con đường sáng tạo chữ nghĩa
Tọa đàm Văn học do Hội VHNT thành Phố Đà Nẵng tổ chức

Nên vấn đề đưa tác phẩm văn học đến với bạn đọc hình như đã không được nhiều nhà văn đặt ra và quan tâm đến trong một giai đoạn rất dài, và có thể nếp nghĩ bao cấp ấy đã tạo nên một thói quen không suy nghĩ và cũng không biết đến các cách thức hiệu quả nhất để phát hành được tác phẩm của các nhà văn chăng? Và có thể thấy điều đó đã gây nên một hệ quả và hệ lụy lâu dài khi các nhà văn chúng ta bị cáo chung sự bao cấp in ấn phát hành sách khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới và đột ngột đứng trước một giai đoạn mới toanh đầy thách thức của lịch sử: Nhà văn hầu hết phải tự xuất bản và in ấn, phát hành tác phẩm trong cơ chế thị trường và sự cạnh tranh gay gắt khốc liệt của internet, mạng xã hội, trí tuệ nhân tạo và các phương tiện truyền thông vô cùng lợi hại, có sức mạnh thông tin cuốn hút tức thì và bao trùm lên cả cuộc sống xã hội không trừ một nước nào trên thế giới hiện nay. Nhà văn chưa có sự chuẩn bị các kỹ năng cần thiết đã đột ngột bước ngay vào con đường và một cơ chế xuất bản, phát hành sách hoàn toàn do mình và vấn đề tự chủ động, năng nổ, cách thức làm việc phải khoa học hiệu quả ngược hẳn với tâm hồn bay bổng và trí tưởng tượng hư cấu triết lý thường có của các nhà văn, và phải có kết quả rõ ràng từng bước trong quá trình “đưa tác phẩm đến bạn đọc” nhà văn mới có thể khẳng định tư cách nhà văn của mình và tiếp tục sống còn hay ở lại lâu dài cùng đời sống văn học trong một xã hội luôn biến động mọi mặt.

Với cơ chế và tình hình xuất bản hiện nay và ngày càng rõ hơn trong tương lai, hầu hết các nhà văn phải “tự xuất bản” chứ rất hiếm khi được các NXB và các nhà sách mua bản thảo, bao tiêu phát hành; sau khi xin Giấy phép xuất bản của một Nhà xuất bản, tự thân nhà văn hay cùng người thân, bạn bè phải cáng đáng lo toan tất cả mọi việc từ thiết kế mỹ thuật, trình bày bìa đến sửa morat, đưa in ở nhà in và… nhận gần hết sách về bắt đầu “con đường khổ ải” của việc tất bật tặng biếu, giới thiệu quảng bá, ngược xuôi bán sách không biết đến ngày đêm, không kể nơi xa gần nào! Và niềm hạnh phúc khi bán được sách, khi được bạn đọc báo chí đón nhận chia sẻ giới thiệu quảng bá, được ghi nhận hay trao tặng các Giải thưởng văn học trong ngoài nước và nhất là khi cùng vợ con ngồi tính toán hiệu quả lãi lời khi mình in đầu sách… thì quả thật, xét cho kỹ, rất hiếm hoi đối với các nhà văn, gần như trăm người chỉ được một vài, chưa kể đến việc càng quý hiếm hơn nữa các nhà văn Việt Nam hiện có thể sống đàng hoàng qua công việc viết lách sáng tạo văn chương nhọc nhằn của mình bằng nhuận bút hay tiền bán sách!

Vì những đặc trưng nêu trên của hoàn cảnh rất mới mẻ sôi động mà thời đại hôm nay đòi hỏi, các Nhà văn phải cấp thiết có một tư duy mới và những phương thức mới để có thể tồn tại và phát triển lâu dài, có sự lan tỏa rộng rãi trong nghiệp sáng tác văn chương, có phương thức in ấn phát hành rộng rãi hiệu quả một tác phẩm văn học.

Đây không chỉ là vấn đề mang tính thực tiễn cao mà còn đặt ra cách giải quyết một vấn đề lý luận mà nhiều nhà Lý luận Văn học cuối thế kỷ XX từng đặt ra khi nêu lên quan điểm “Tác phẩm văn học là một quá trình” với luận điểm cốt lõi rằng “ Một đầu sách văn học chỉ trở thành tác phẩm văn học khi nào nó đến được với bạn đọc, có sự chia sẻ thưởng thức và lan tỏa trong bạn đọc. Nếu không, một đầu sách cũng chỉ là một vật thể vô hồn, khô cứng tựa như hòn đá, viên gạch”. Hy vọng trên con đường sáng tạo chữ nghĩa của mình, các nhà văn sẽ chọn riêng cho mình một con đường phù hợp và đạt hiệu quả tốt đẹp để tác phẩm văn học mình sáng tạo nên có cơ hội tiếp cận rộng rãi cùng bạn đọc...

Nguyễn Kim Huy | Báo Văn Nghệ

-----------

Bài viết cùng chuyên mục:

Hội thảo Mỹ thuật trong Không gian văn hóa Hồ Chí Minh Hội thảo khoa học : Thế giới Nhạc, Họa, Thơ của Văn Cao Tổ chức Hội thảo “Nâng cao chất lượng sáng tác trẻ” Tổ chức Hội thảo quốc tế “Lê Quý Đôn, cuộc đời và sự nghiệp” 50 năm xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Đọc truyện: Cây cột nhà bay trên sông. Truyện ngắn dự thi của Lê Hòa

Đọc truyện: Cây cột nhà bay trên sông. Truyện ngắn dự thi của Lê Hòa

Baovannghe.vn - Đọc truyện: Hà Phương; Đồ họa: Thùy Dương
Công điện của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ứng phó bão số 4 và hoàn lưu sau bão

Công điện của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ứng phó bão số 4 và hoàn lưu sau bão

Baovannghe.vn - Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
Tái hiện lịch sử từ khảo cổ học

Tái hiện lịch sử từ khảo cổ học

Trong số các nhà văn nữ Việt Nam đương đại, nhà văn Vũ Thanh Lịch, Phó giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình, là cây bút văn xuôi có nội lực sung mãn. Chị là tác giả của nhiều truyện ngắn hay, ghi dấu trong lòng bạn đọc mà “Nhà Thánh” - giải nhất Cuộc thi truyện ngắn Lửa mới 2018-2019 do Tạp chí Văn nghệ Quân đội tổ chức là một minh chứng tiêu biểu.
Mùa thu. Truyện ngắn của Như Bình

Mùa thu. Truyện ngắn của Như Bình

Baovannghe.vn - Bà ngoại chỉ nói: "Đừng thúc ép gì nhiều. Phải tội. Đời người bạc, phận mỏng, biết sao được số trời. Mày làm thế không sợ chuốc khổ cho con bé".
Áp thấp nhiệt đới suy yếu từ Bão số 4  trên khu vực trung Lào

Áp thấp nhiệt đới suy yếu từ Bão số 4 trên khu vực trung Lào

Baovannghe.vn - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, sáng sớm nay (19/9), áp thấp nhiệt đới trên khu vực phía Đông Bắc quần đảo Hoàng Sa đã mạnh lên thành bão - cơn bão số 4 năm 2024.