Văn hóa nghệ thuật

Tọa đàm nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà thơ Hoàng Trung Thông

Minh Ngọc
Sách 14:00 | 13/05/2025
Baovannghe.vn - Sáng 12/5, tại Hà Nội, Viện Văn học (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) đã tổ chức Tọa đàm khoa học Kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà thơ Hoàng Trung Thông (5/5/1925 - 5/5/2025).
aa

Tham dự Tọa đàm có các nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu văn học và gia đình cố nhà thơ Hoàng Trung Thông.

Ghi nhận từ BTC việc tổ chức tọa đàm nhằm tưởng nhớ và tôn vinh nhà thơ Hoàng Trung Thông, một gương mặt tiêu biểu của nền văn học cách mạng Việt Nam thế kỷ 20 đồng thời là gương mặt thơ tiêu biểu cho nền thơ ca cách mạng Việt Nam.

Sinh thời, Thơ Hoàng Trung Thông sâu sắc, đậm chất nhân văn với hình ảnh người lính, quê hương, đất nước và con người Việt Nam. Một số bài thơ của Ông đã được phổ nhạc, lưu dấu ấn cùng thời gian. Không chỉ là một nhà thơ, Hoàng Trung Thông còn là một nhà quản lý văn hóa, nhà phê bình có uy tín trong giới văn học, nghệ thuật.

Ông từng đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng tại Báo Văn nghệ, Nhà Xuất bản Văn học. Đặc biệt, Ông là nguyên Viện trưởng Viện Văn học (từ năm 1976-1985), nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Nghiên cứu Văn học (từ năm 1976-1985), Ông được truy tặng giải thưởng Nhà nước về Văn học, Nghệ thuật năm 2001 và giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật năm 2022.

Tọa đàm đã làm nổi bật những đóng góp của nhà thơ trên cả hai lĩnh vực sáng tác và nghiên cứu phê bình. 100 năm trôi qua, những đóng góp quan trọng của ông trong lĩnh vực văn học vẫn còn nguyên giá trị. Vì vậy, Tọa đàm là dịp để thế hệ hiện tại nhìn lại hành trình sáng tạo của ông, một nhà thơ - chiến sĩ, một trí thức - nghệ sĩ, một nhà quản lý, nhà phê bình văn học, nghệ thuật tận tâm luôn gắn bó máu thịt với nghệ thuật, sáng tạo, phê bình văn học với vận mệnh của dân tộc. Đồng thời Tọa đàm còn là cơ hội để những người đang trực tiếp công tác tại Viện Văn học tiếp tục lan tỏa những giá trị tư tưởng, giá trị nghệ thuật trong thơ ông đến với đông đảo công chúng.

Tọa đàm nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà thơ Hoàng Trung Thông
PGS.TS. Nguyễn Đăng Điệp, nguyên Viện trưởng Viện Văn học phát biểu tại Tọa đàm

Chia sẻ về cuộc đời và sự nghiệp của Nhà thơ Hoàng Trung Thông, TS. Nguyễn Huy Bỉnh, Phó Viện trưởng phụ trách Viện Văn học cho biết: Nhà thơ Hoàng Trung Thông sinh ngày 5 tháng 5 năm 1925 tại Nghệ An trong một gia đình Nho học trung lưu, Ông không chỉ là nhà thơ lớn của dân tộc, mà còn có nhiều đóng góp cho sự nghiệp văn học của nước ta những năm nửa cuối thế kỷ XX. Nguyên Viện Trưởng Viện Văn học, GS. Phong Lê đã chia sẻ những kỷ niệm về quan hệ giữa Hoàng Trung Thông với Nhà thơ Chế Lan Viên; nhấn mạnh tác phong giản dị gần gũi của Hoàng Trung Thông trên vai trò là một Viện trưởng nhưng rất gần gũi và sự phóng khoáng. Bởi thế ở Hoàng Trung Thông người ta có thể dễ dàng nhận thấy cái cốt cách thoải mái như của người nghệ sĩ, nên các lớp cán bộ trẻ rất dễ gần. Ông ghé vào đâu, anh em có thể thoải mái nói chuyện hàng giờ với ông ở đó.

Tọa đàm nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà thơ Hoàng Trung Thông
TS. Nguyễn Huy Bỉnh, Phó Viện trưởng phụ trách Viện Văn học phát biểu tại tọa đàm

Tiếp cận ở góc độ phê bình, nhiều nhà phê bình cho rằng, các tác giả văn học Việt Nam hiện đại, những bài chân dung tiểu luận của Hoàng Trung Thông mang một sắc thái riêng mà không phải nhà phê bình nào cũng có được. Hầu hết ở đó đều bộc lộ sự hòa trộn giữa khả năng phân tích nghiên cứu với sự cảm thông đồng điệu. Đây cũng là lý do mà Hoàng Trung Thông được nhiều nhà phê bình văn học cho rằng Ông là người rất tích cực làm cầu nối thiết lập mối quan hệ giữa những người nghiên cứu phê bình với người sáng tác khi Ông về làm Viện trưởng Viện Văn.

Nhà thơ Hoàng Trung Thông từng được Giải ba dịch văn học dịch tác phẩm Vương Quý và Lý Hương Hương của Lý Quý, Trung Quốc (1954).

Giải thưởng thơ Hội Văn nghệ Việt Nam năm 1954 - 1955.

Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật đợt I, năm 2001

Năm 2022, ông được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học - nghệ thuật (đợt 6) với các tập thơ: Đường chúng ta đi, Những cánh buồm, Đầu sóng, Tiếng thơ không dứt...

Nhà thơ Hoàng Trung Thông đã được đặt tên đường ở TP Vinh (Nghệ An), TP Đà Nẵng và TP Vũng Tàu.

Kết thúc tọa đàm, đại biểu, các nhà nghiên cứu một lần nữa khẳng định, những gì cố nhà thơ Hoàng Trung Thông đã làm được cho cuộc đời thật đáng kể, cho dù trong một bài thơ tặng vợ Ông khiêm tốn nói rằng: “Đời anh rong chơi/ Anh sống như anh viết". Các thế hệ văn học nghệ thuật Việt Nam đương đại mỗi khi nhắc đến ông đều nghiêng mình ngưỡng mộ - một tượng đài thơ cách mạng, đi qua năm tháng vẫn bám trụ vững vàng trong tâm hồn những người yêu thơ Việt vì tính đời, tính chiến đấu, tính thơ,…

Cảnh - Thơ Nguyễn Đông Nhật

Cảnh - Thơ Nguyễn Đông Nhật

Baovannghe.vn- Những nhà thơ buồn chết đi/ nhưng có phải nỗi buồn đã chết?
Lời hẹn mùa hè

Lời hẹn mùa hè

Baovannghe.vn - “Bống nhé, có một dịp nào đó ngang qua đất Huế, mời Bống ghé nhà Rốt chơi. Rốt sẽ dẫn Bống đi thăm Huế, nơi mà chắc bạn mới chỉ nghe nói trong thơ, trong nhạc mà thôi.”
Việt Nam lần thứ 3 trúng cử thành viên Ủy ban liên Chính phủ Công ước UNESCO 2005

Việt Nam lần thứ 3 trúng cử thành viên Ủy ban liên Chính phủ Công ước UNESCO 2005

Baovannghe.vn - Tại kỳ họp Đại hội đồng lần thứ 10 Công ước 2005 về bảo vệ và phát huy sự đa dạng của các biểu đạt văn hóa, Việt Nam lần thứ 3 tái đắc cử nhiệm kỳ thứ hai liên tiếp là thành viên của Ủy ban liên Chính phủ Công ước.
Thủ tướng Chính phủ: Tháo gỡ "điểm nghẽn" tìm giải pháp tăng tốc nền kinh tế

Thủ tướng Chính phủ: Tháo gỡ "điểm nghẽn" tìm giải pháp tăng tốc nền kinh tế

Baovannghe.vn - Sáng 22/6, Thủ tướng chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc thúc đẩy thực hiện 3 chương trình quan trọng trong năm 2025.
Báo chí cách mạng Việt Nam: Vững bước tiến vào kỷ nguyên mới

Báo chí cách mạng Việt Nam: Vững bước tiến vào kỷ nguyên mới

Baovannghe.vn - Sáng ngày 21/6, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, diễn ra Lễ kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025).